BTV Hồng Nhung - Đài Truyền hình Việt Nam:

"Tôi tin những gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim"

Thứ ba, 28/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tôi tin rằng những gì từ trái tim sẽ chạm đến trái tim, những điều nhân văn sẽ làm người ta rung cảm và hành động. Tôi sẽ làm nghề này với đúng cái tên gọi “người làm nghề” - bằng tất cả tấm lòng chân thành và một cái đầu tỉnh táo”.

Hồng Nhung - một trong những MC xinh đẹp, ấn tượng góp mặt với tần suất cao ở nhiều chương trình truyền hình “đắt khách” hiện nay đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trò chuyện về nghề.

Sau khi chương trình kết thúc, chân tôi như hóa đá!

+ Chúc mừng Hồng Nhung vừa qua đã lọt vào Top 5 - MC ấn tượng của VTV Awards 2019. Được biết, chị không theo học báo chí, vậy động lực nào khiến chị có quyết định thay đổi nghề nghiệp và đi theo nghề báo, nghề MC truyền hình như hiện nay?

- Nghề báo đến với tôi thực sự từ một chữ duyên. Người ta vẫn nói “Duyên là do trời định. Phận là do người tạo. Hạnh phúc là do chính mình nắm bắt”. Tôi đã may mắn gặp được cái duyên, cũng đang trân trọng, giữ gìn hạnh phúc mà nghề nghiệp dành tặng cho mình. Tôi còn nhớ như in vào ngày 31/12/2008, khi tôi là sinh viên, được đi xem chương trình “Nối vòng tay lớn” tổ chức ở Cung Hữu Nghị Việt - Xô. Tôi được chị Diễm Quỳnh (hiện là trưởng ban Ban Thanh thiếu niên – Đài Truyền hình Việt Nam) phỏng vấn “Cảm xúc của bạn thế nào…” – chỉ có vậy. Và trong khoảnh khắc ấy, anh Phan Ngọc Tiến (hiện là trưởng Ban Sản xuất các chương trình Thể thao – Đài Truyền hình Việt Nam) đứng từ xa quan sát, anh hỏi tôi có học báo chí không, có kinh nghiệm gì với truyền hình không, và quan trọng hơn – có muốn làm truyền hình không? Cô gái làm truyền hình – đó là hình ảnh tôi mơ nhưng chưa bao giờ dám nghĩ, và đương nhiên, tôi gật đầu: Hãy cho em được thử sức với truyền hình!

maxresdefault

Bẵng đi đến nửa năm sau, tôi mới nhận được thông tin liên hệ đầu tiên từ anh Tiến khi Bản tin 360 độ thể thao đang cần tuyển người dẫn chương trình. Lần đầu đặt chân vào Đài Truyền hình Việt Nam, bước vào phòng làm việc với một không gian và những thiết bị lần đầu tiên nhìn thấy, được chứng kiến các anh chị nhà báo, phóng viên, biên tập viên tác nghiệp... tôi thực sự ngỡ ngàng, háo hức và áp lực vô cùng.

Tôi có khoảng 3 tháng để làm quen với công việc, tối nào cũng đều đặn lên hình thử, ghi băng, xem lại băng và tiếp thu những ý kiến đóng góp của những cô chú, anh chị đi trước. Ngày 3/9/2009, tôi lên sóng lần đầu tiên – Bản tin 360 độ Thể thao trực tiếp lúc 22h00, cùng anh Tạ Biên Cương. Những ngày đầu rất hoang mang vì không biết phải thể hiện như thế nào, từ trang phục, đầu tóc cho đến viết lời dẫn và dẫn làm sao để tạo được phong cách riêng. Lỡ mình sai sót, vấp váp thì điều gì sẽ xảy ra… vì đây là chương trình trực tiếp, chúng tôi không dùng máy nhắc chữ. Nhưng may mắn, nhờ sự giúp đỡ của tất cả các anh chị đi trước, mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Sau khi chương trình kết thúc, chân tôi như hóa đá!

Truyền hình trực tiếp - không có chỗ cho sự sai sót, dù là nhỏ nhất

+ Thời điểm này, gần như các chương trình chị dẫn đều là chương trình truyền hình phát sóng trực tiếp. Với chị, đâu là “chìa khóa” mở cánh cửa thành công để chương trình thu hút khán giả xem truyền hình?

- Hành trình trong 10 năm kể từ ngày tôi gắn bó với “Café sáng với VTV3”, “Bây giờ và ở đây” (trên VTV2) – là những chương trình trực tiếp hằng tuần, hằng ngày, và vẫn như 10 năm trước – chúng tôi không dùng máy nhắc chữ như các chương trình khác. Đó là áp lực, thách thức nhưng đồng thời cũng là niềm tự hào của ekip những người làm chương trình. Cùng với đó, tôi tham gia dẫn các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam như “Điều ước thứ 7”, “Gameshow Tiền khéo tiền khôn”, “Talk show Bí mật của tạo hóa”, “Cho ngày hoàn hảo” và chương trình dành cho các em nhỏ có tên gọi “Vương miện thần kỳ”. Đặc biệt, tháng 11/2018, tôi may mắn được lựa chọn trở thành người dẫn chương trình “Giai điệu tự hào” mùa tiếp theo. Áp lực khi quyết định thực hiện ghi hình trực tiếp một chương trình là rất lớn. Ekip sẽ phải giải quyết bài toán về sự chỉn chu trong thể hiện: từ âm thanh của ban nhạc, tiết mục, phóng sự đến sân khấu, ánh sáng... Những mấu nối trong cả chương trình sẽ phải được thực hiện hoàn hảo. Vừa phải đảm bảo về mặt thời lượng nhưng vẫn cần phải chuyển tải đầy đủ nội dung; không có chỗ cho sự sai sót – dù là nhỏ nhất, không thể sửa sai bằng việc biên tập hậu kỳ. MC Lê Anh và tôi – những người dẫn chương trình tự khắt khe với bản thân mình bằng những đòi hỏi hà khắc như thế. Quan trọng là làm thế nào chương trình hay, có phong cách riêng, mang được sự mới mẻ, và quan trọng nhất phải tạo được không khí, mang lại được cảm xúc cho tất cả mọi người, cả ekip và khán giả. 

image0

+ Chương trình “Giai điệu tự hào: Những người con của biển” vừa qua đã đoạt giải thưởng VTV Awards - Ấn tượng VTV 2019. Để chương trình thành công đòi hỏi người MC phải tạo ra khác biệt. Chị có đồng ý với nhận định này?

Tôi là người dẫn chương trình trẻ nhất trong số những người dẫn nữ trước đây của Giai điệu tự hào. Các chị đều là những nhà báo kỳ cựu. Tôi không đặt vấn đề làm thế nào để khác biệt. Bởi chính tôi đã là một sự khác biệt. Tôi sẽ nhìn câu chuyện được kể trong Giai điệu tự hào bằng góc nhìn của cá nhân mình, cảm xúc của mình, và truyền cảm xúc ấy đến khán giả một cách chân thành và thật lòng nhất. Tôi lắng nghe câu chuyện của nhân vật, đó có thể là một người nhạc sỹ đau đáu với không gian “làng lúa – làng hoa” nay chẳng còn, một người lính già trong mặt trận Trường Sơn mất đi đồng đội, đó có thể là 1 cô gái thanh niên xung phong ngày xưa – giờ nuôi chồng tàn tật, một người kiến trúc sư vẽ nên công trình nhà giàn ở Trường Sa, hay những người đàn bà ở ngôi làng bỗng chốc trở thành “làng góa phụ” sau cơn bão… Chúng tôi đau những nỗi đau của họ, chia sẻ với những gì họ mất mát, chia sẻ cả tinh thần họ vượt qua mất mát, gửi đi những niềm hy vọng lạc quan trong cuộc sống...

Tôi làm nghề bằng con tim cùng tấm lòng chân thành

+ Xu hướng hiện nay của các MC - BTV là đóng nhiều vai: vừa viết kịch bản, vừa dẫn, vừa biên tập, vừa làm phóng viên và đôi khi còn làm cả đào tạo những người kế cận… Chị có dự định hay hướng mình thành mẫu người đa năng, tận dụng triệt để, tối đa hết thế mạnh để chuyển tải và chuyển giao công việc không?

-  Tôi đang làm công việc ấy hết lòng, như chương trình “Bây giờ và ở đây” – trực tiếp 9h15 sáng thứ 7 hằng tuần trên VTV2. Đây là chương trình tôi tham gia làm format, tổ chức sản xuất và dẫn chương trình. Đó là tiếng nói của cá nhân mình về những vấn đề xã hội mà dư luận quan tâm. Bây giờ người dân quan tâm đến điều gì thiết thực, ở đây chúng tôi sẽ nói. Bằng góc nhìn của các chuyên gia uy tín, của những người có ảnh hưởng xã hội, chúng tôi nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc cạnh, thể hiện quan điểm của mình về các sự kiện đang diễn ra như giáo dục, y tế, môi trường, chính sách… góp phần xây dựng và truyền tải những điều tốt đẹp, những việc làm tử tế.

image9

+ Đa số các chương trình hiện nay để thu hút khán giả phải đề cập rất nhiều vấn đề “nóng”,  thậm chí là “nhạy cảm”, chị vẫn sẽ tiếp tục dẫn những chương trình đầy thách thức này chứ?

- Đó là con đường lâu dài tôi đi. Dù nó không có quá nhiều ánh sáng lấp lánh, dù nó không dễ dàng khi đối mặt với những vấn đề nóng, khó, nhưng nó thách thức cá nhân tôi rèn luyện và học tập hằng ngày, rèn cho tôi sự kiên trì, bền bỉ, bản lĩnh nghề và sự đòi hỏi phải làm mới mình một cách sâu sắc. Có một người chị lớn trong nghề đã luôn hỏi tôi: Em có chắc mình muốn nói không? Động cơ của em là gì? Nếu động cơ ấy tốt đẹp, vì mọi người, hãy làm đi! Và tôi tin rằng những gì từ trái tim sẽ chạm đến trái tim, những điều nhân văn sẽ làm người ta rung cảm và hành động. Tôi sẽ làm nghề này với đúng cái tên gọi “người làm nghề” - bằng tất cả tấm lòng chân thành và một cái đầu tỉnh táo.

Hoàng Huy (thực hiện)

Tin khác

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo
Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

(CLO) Chiều 25/4, Lễ trao Giải thưởng Báo chí Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) năm 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Nghề báo
Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

(CLO) Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ  2024”

Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024”

(CLO) Cuộc đua xe đạp lần thứ 5 “Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân” sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 5/5 trên tổng lộ trình 525 km từ Thủ đô Hà Nội tới thành phố Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

(CLO) Ngày 25/4/2024, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Lê Trần Nguyên Huy - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Q. Tổng biên tập báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập cao, sinh viên nghèo vượt khó tại Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; Khoa Viết Văn – Báo chí, Đại học Văn hóa và Học viện báo chí và Tuyên truyền.

Nghề báo