Vì sao Hoa hậu Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh?
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
Theo dõi báo trên:
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra cú sốc nghiêm trọng chưa từng có trên thế giới, ngay cả những quốc gia siêu cường kinh tế cũng phải chật vật tìm ra phương án vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo phục hồi kinh tế. Nhìn lại năm 2021 đầy khó khăn, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam.
+ Trong quý III/2021, lần đầu tiên GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng âm, giảm 6,17%. Với tư cách là chuyên gia nghiên cứu lâu năm về kinh tế Việt Nam, ông nhìn nhận năm 2021 như thế nào?
- Trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống - xã hội - kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt, đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4, vào quý II/2021 là nghiêm trọng nhất.
Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam.
Tôi cho rằng, việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài ở TP.HCM, đầu tàu kinh tế và địa phương đóng góp hơn 20% GDP của Việt Nam, cũng như các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã cản trở kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2021, và tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân ở những khu vực bị cách ly.
Xét về bản chất, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay xuất phát từ cuộc khủng hoảng sức khỏe - y tế do đại dịch COVID-19. Vì thế, chỉ khi cuộc khủng hoảng sức khỏe - y tế được kiểm soát thì nền kinh tế mới có thể chuyển sang giai đoạn phục hồi. Cho đến thời điểm này, vắc-xin vẫn là lựa chọn duy nhất để kiểm soát đại dịch. Các nước phát triển có tỷ lệ dân số được tiêm chủng cao sẽ có khả năng phục hồi sớm hơn các nước đang phát triển với tỷ lệ dân số được tiêm chủng thấp hơn.
+ Ông có thể phân tích rõ hơn về những tác động của đại dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam?
- Những hậu quả mà đại dịch COVID-19 gây ra cho nền kinh tế và cuộc sống của người dân vô cùng đau đớn. Dù vậy, đại dịch cũng đã cảnh tỉnh chúng ta về những việc phải làm để sẵn sàng ứng phó với những cú sốc một khi đại dịch bùng phát trở lại.
Điều quan trọng nhất là cần phải có sự chuẩn bị về tư duy chiến lược và nguồn lực để đảm bảo cho ba yếu tố được coi như huyết mạch của nền kinh tế phải được bảo vệ an toàn và duy trì ngay cả khi đại dịch bùng phát trở lại và phải áp dụng trở lại các biện pháp giãn cách chặt chẽ.
Các “huyết mạch” này là nguồn cung cấp lương thực và thực phẩm, nguồn cung lao động và giao thông vận tải. Trong đó, duy trì giao thông vận tải một cách linh hoạt và sáng tạo trong điều kiện bình thường mới sẽ là động lực chính để luồng hàng hóa thương mại, bao gồm cả cung cấp thực phẩm, lao động và dịch vụ được lưu thông ngay cả trong trường hợp phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ hơn. Sự chuẩn bị này không chỉ có ý nghĩa đối với ứng phó với đại dịch COVID-19, mà còn có ý nghĩa đối với các cú sốc sức khỏe - y tế trong tương lai.
+ Trong 2 năm qua, nhằm giảm thiểu những tác động của đại dịch, cũng như hỗ trợ nền kinh tế hồi phục và tăng trưởng, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều giải pháp, các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Ông nhận định thế nào về những chính sách đã và đang được áp dụng để hỗ trợ nền kinh tế?
- Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ Việt Nam luôn đặt sức khỏe của người dân lên trên hết và trước hết. Mọi nỗ lực của Chính phủ đều hướng tới kiểm soát đại dịch và đẩy mạnh mua sắm vắc-xin và tiêm phòng.
Mặc dù nguồn cung vắc-xin toàn cầu bị thiếu hụt, nhờ những nỗ lực của Chính phủ, Việt Nam vẫn có được một lượng vắc-xin đáng kể để triển khai chiến dịch tiêm chủng cho người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã kịp thời đưa ra các gói hỗ trợ đối với các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Những nỗ lực này rất đáng ghi nhận nhưng chưa đủ vì bên cạnh nhiệm vụ kiểm soát đại dịch, Việt Nam vẫn cần tiếp tục duy trì các hoạt động kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội hướng tới phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ đưa ra quyết định kịp thời chuyển sang chiến lược mới nhằm thích ứng an toàn, ứng phó linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19, đồng thời tăng cường các biện pháp thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Áp lực đang gia tăng lên hệ thống ngân hàng trong việc hạ lãi suất để cho vay nhiều hơn. Các khoản nợ xấu cũng đang gia tăng, hiện ước tính khoảng 7% tổng dư nợ và rất có thể ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế trong trung hạn. Rất cần chính sách tài khóa để bổ sung những khoảng trống của chính sách tiền tệ.
Về chính sách tài khóa, những nỗ lực của Chính phủ trong việc kịp thời đưa ra những gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp rất đáng ghi nhận. Chúng tôi đánh giá cao việc Quốc hội và Chính phủ thông qua gói hỗ trợ miễn giảm thuế cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Về quy mô thì gói hỗ trợ này vẫn chưa hẳn đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhưng sẽ có tác động hỗ trợ tích cực hơn đối với các doanh nghiệp, và thể hiện cam kết của Chính phủ trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn và trợ giúp doanh nghiệp phục hồi.
Có thể thấy được là đại dịch COVID-19 đã gây ra sức ép đối với ngân sách và thâm hụt ngân sách là điều khó tránh được. Nhưng nếu xem chính sách tài khóa như một chính sách trọng tâm trong thời gian tới hướng đến phục hồi tăng trưởng thì sự thâm hụt ngân sách này là thâm hụt tích cực vì đi vào khu vực tư nhân và hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch.
Thực tế nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan và Malaysia đã buộc phải chấp nhận thâm hụt ngân sách và nâng trần nợ công từ 60% GDP lên 70% GDP để tạo điều kiện cho Chính phủ có thể huy động thêm nguồn vốn hỗ trợ cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, cần tăng chi tiêu của Chính phủ cho an sinh xã hội, đặc biệt là tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho những nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm người lao động phi chính thức và người mất việc làm. So với các nước trong khu vực, chi cho an sinh xã hội trong ứng phó với đại dịch của Việt Nam là rất khiêm tốn. Việc tổ chức triển khai cũng cần phải linh hoạt hơn, cần tận dụng sức mạnh của kỹ thuật số để đảm bảo tiền hỗ trợ được chuyển nhanh chóng và kịp thời đến nhóm các đối tượng được thụ hưởng.
Trong bối cảnh đại dịch gây ra những gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động mạnh đến các hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và thương mại toàn cầu nói chung, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công được coi như một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi. Có ý kiến đề xuất Việt Nam nên huy động vốn trong nước để đủ cung cấp nguồn tài chính cho phục hồi kinh tế.
Nguồn bổ sung này sẽ là cần thiết, nhưng điều quan trọng hơn là cần giải ngân hết vốn đầu tư công với khoảng 250.000 tỷ đồng dự kiến cho năm 2021 vẫn chưa được giải ngân. Còn rất nhiều việc phải làm để tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục, thu hồi đất, khó khăn trong việc huy động các nhà thầu trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, và nhiều thách thức khác.
+ Liệu năm 2022, kinh tế Việt Nam có thể hồi phục hay không, thưa ông?
- Đại dịch COVID-19 và các đợt áp dụng biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội kéo dài đã làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư, hạn chế triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng xuống 3,8% trong năm 2021 và 6,5% trong năm 2022 thấp hơn so với dự báo đưa ra trước đây.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại nếu đại dịch được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý II năm 2022, khi có hơn 70% dân số cả nước được tiêm chủng đầy đủ.
Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng khi nhu cầu tiêu dùng trong nước phục hồi, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh hơn nữa, các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường mới do các hiệp định tự do thương mại đem lại.
Thêm vào đó, sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu cũng thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa của ngành sản xuất hướng tới xuất khẩu của Việt Nam.
Trong trung và dài hạn, ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Sự lạc quan này hoàn toàn có cơ sở dựa trên những lợi thế và tiềm năng của Việt Nam đó là một tỷ lệ lớn dân số có khả năng kinh doanh và tầng lớp thu nhập trung bình đang gia tăng, khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường vào các thị trường lớn thông qua nhiều hiệp định tự do thương mại, một lực lượng lao động trẻ và nhiều năng lực, và một chính phủ cam kết đổi mới và hành động.
+ Xin chân thành cảm ơn ông!
Việt Vũ (Thực hiện)
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Mẫu xe gầm cao Honda HR-V lần đầu trang bị công nghệ hybrid tại Việt Nam, đồng thời bổ sung thêm nhiều tính năng mới trên bản nâng cấp 2025.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) Theo đại diện Bộ Công Thương, hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý về dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu.
(CLO) Mỹ tăng thuế mạnh tay, nguy cơ lặp lại Đại khủng hoảng 1930 - lạm phát leo thang, thương mại toàn cầu chao đảo, USD suy yếu.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Giá vàng chạm đỉnh 3.167,57 USD rồi quay đầu giảm khi Tổng thống Trump áp thuế 10% lên hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.