Tổng công ty Đường sắt sẽ mất hết vốn trong 3 năm tới nếu không tái cơ cấu!

Thứ hai, 11/01/2021 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngành đường sắt đang chịu sức ép cạnh tranh với đường bộ, hàng không bởi công nghệ lạc hậu, chi phí bảo trì lớn. Theo các chuyên gia kinh tế, cần tái cơ cấu toàn diện từ nhân lực, tài chính, công nghệ... nếu không Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ mất hết vốn trong khoảng 3 năm tới.

Bức tranh ảm đạm

Năm 2020, đại dịch Covid-19 cùng với thiên tai, bão lũ đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch khôi phục vận tải hành khách của các đơn vị vận tải ngành đường sắt. Số lượt hành khách đi tàu có tháng chỉ đạt 30 - 35% so với cùng kỳ - mức thấp nhất trong lịch sử ngành đường sắt.

Thống kê của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho thấy, dịch bệnh đã khiến ngành đường sắt dừng khai thác 2.886 chuyến tàu từ tháng 2 - 5/2020. Trong khi đó, tỉ lệ khách trên các đoàn tàu 6 tháng năm 2020 cũng chỉ đạt trên dưới 56%.

Dịch bệnh Covid-19 cùng với thiên tai đã phá vỡ kế hoạch khôi phục vận tải hành khách của ngành đường sắt trong năm 2020

Dịch bệnh Covid-19 cùng với thiên tai đã phá vỡ kế hoạch khôi phục vận tải hành khách của ngành đường sắt trong năm 2020

Đến tháng 7/2020 dịch Covid-19 tái bùng phát, đường sắt tiếp tục thiệt hại khi trong 18 ngày, hành khách đã trả lại vé với số tiền 34,4 tỉ đồng. 10 đoàn tàu trên tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí minh mỗi ngày phải cắt giảm còn 4.

Các tuyến tàu khách địa phương cũng bị cắt giảm hoặc dừng chạy tàu vì không có khách. Đã có 1.634 lao động của ngành đường sắt phải nghỉ luân phiên và hoãn hợp đồng lao động.

Theo báo cáo của VNR trong năm nay, sản lượng ngành đường sắt đạt 6.828,6 tỷ đồng (bằng 79% so với năm 2019); doanh thu đạt 6.565 tỷ đồng (bằng 78,3% so với năm 2019). Các chỉ tiêu về vận tải hành khách sụt giảm sâu so với cùng kỳ và không đạt kế hoạch đề ra.

Với tình hình như hiện nay, vốn chủ sở hữu 3.200 tỷ đồng của VNR tại hai công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn sẽ mất hoàn toàn và nỗ lực sản xuất, kinh doanh trong những năm qua ở hai đơn vị này sẽ bị xóa sạch trong 3 năm tới.

Năm 2020 ngành đường sắt mở bán vé tàu Tết Tân Sửu 2021 khá sớm với số lượng 210.000 vé với mức giá giảm 10-20% so với cùng kỳ. Nhưng sau hơn 1 tháng mở bán đến giữa tháng 11 vẫn còn hơn 140.000 vé chưa được khách đặt mua. Tất cả đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh ảm đạm của ngành.

Tái cơ cấu toàn diện

Đánh giá về thực trạng ngành đường sắt hiện tại, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho rằng ngành đang gặp 4 khó khăn chính so với đường bộ, hàng không.

Khó khăn lớn nhất là đường sắt đơn khổ 1m với nhiều hạn chế về đường ga, tải trọng khiến năng lực thông qua trên hệ thống rất thấp. Năng lực thông qua của tàu chưa cải thiện khi Nhà nước chưa cải tạo, nâng cấp được năng lực hạ tầng đường sắt.

Ngành Đường sắt cần phải tái cơ cấu toàn diện từ tài chính, đầu tư, khoa học công nghệ,...để lấy lại vị thế

Ngành Đường sắt cần phải tái cơ cấu toàn diện từ tài chính, đầu tư, khoa học công nghệ,...để lấy lại vị thế

Thứ hai là chất lượng hạ tầng yếu, chi phí duy tu, sửa chữa thường xuyên không đủ để duy trì trạng thái hoạt động an toàn của tàu. Thứ ba, công nghệ đường sắt hết sức lạc hậu, vận tải tàu khách sử dụng công nghệ diezel. Cuối cùng là nền tảng của công nghệ hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu.

Trong khi đó các phương thức vận tải khác như đường bộ, hàng không đã tiệm cận với công nghệ tiên tiến của thế giới nên cạnh tranh của đường sắt hết sức khó khăn. Vì vậy, ngành Đường sắt buộc phải tái cơ cấu, từ tài chính, đầu tư, khoa học công nghệ, sản phẩm dịch vụ, tái cơ cấu nhân sự và mô hình tổ chức. 

Giai đoạn tới, cần tái cơ cấu toàn diện và mạnh mẽ, dù có thể ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân, tổ chức nhưng buộc phải làm. Trong đó, cần sắp xếp các đơn vị vận tải, đơn vị lệ thuộc với mục đích giảm chi phí, giảm giá thành và khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng đường sắt, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đề cập.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Thái - Phó chủ tịch Hội Kinh tế và vận tải đường sắt Việt Nam, đường sắt có lợi thế về tính ổn định của giờ khởi hành, tính an toàn cao nhất và vận chuyển khối lượng lớn, ít chịu sự tác động của thời tiết khí hậu. Đường sắt các nước hiện nay phát triển mạnh vì tốc độ cao, đi lại an toàn, chi phí rẻ hơn hàng không, kết nối vào thẳng trung tâm các thành phố.

Để khai thác đường sắt cần phải có một hệ thống đồng bộ như cầu đường, thông tin tín hiệu, đầu máy toa xe, công tác điều hành vận tải, Chỉ cần một trong các yếu tố đó không ổn thì cả hệ thống bị vỡ. 

Hiện nay tốc độ khai thác của tàu hỏa chỉ đạt 57km/h thì không thể cạnh tranh được với các phương tiện khác. Nếu đường sắt chạy từ Hà Nội vào Đà Nẵng với tốc độ khai thác 200km/h thì chắc chắn đường bộ và hàng không khó cạnh tranh lại với đường sắt.

Muốn nâng tốc độ đường sắt cần đầu tư, thay đổi hạ tầng đường sắt hiện tại mà cơ sở hạ tầng đường sắt lại cần sự đầu tư của Nhà nước. Nếu tạo được một trục xương sống vận tải bằng đường sắt sẽ có nhiều lợi ích tổng thể cho xã hội. Khi đó sẽ làm giảm chi phí xã hội, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, những khó khăn nội tại về hạ tầng là điểm nghẽn để phát triển đường sắt, không thể thay đổi một sớm một chiều trong thời gian ngắn mà cần thời gian dài để đầu tư, quản lý bảo trì.

Mặt khác, tái cơ cấu bộ máy Tổng công ty chậm cũng tác động đến nhiều hoạt động quản lý khai thác kết cấu hạ tầng.

Bộ GTVT đang triển khai quy hoạch đường sắt giai đoạn 2021-2030, trong đó có phân kỳ quy mô đầu tư, hoạch định đầu mối hàng hóa, đề xuất danh mục đầu tư ưu tiên.

Thứ trưởng Đông yêu cầu VNR phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng, hoàn thiện đề án quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt theo đúng các quy định pháp luật, làm cơ sở để khai thác và kinh doanh. Đồng thời nghiên cứu xây dựng cơ cấu bộ máy để thực hiện.

Hoàng Lan

Tin khác

NHNN đề nghị loạt Bộ, ngành cùng phối hợp để quản lý vàng

NHNN đề nghị loạt Bộ, ngành cùng phối hợp để quản lý vàng

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga xuất khẩu đồng sang Trung Quốc bằng cách dán nhãn “phế liệu”

Nga xuất khẩu đồng sang Trung Quốc bằng cách dán nhãn “phế liệu”

(CLO) Trong những tháng gần đây, Nga đã xuất khẩu thanh đồng mới sản xuất sang Trung Quốc dưới dạng đồng phế liệu - một con đường thương mại mới nhằm giúp Moscow trốn tránh các lệnh trừng phạt phương Tây và thuế xuất nhập khẩu ở cả hai nước, theo Reuters.

Thị trường - Doanh nghiệp
PNJ và Chủ tịch HĐQT Cao Thị Ngọc Dung vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai

PNJ và Chủ tịch HĐQT Cao Thị Ngọc Dung vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai

(CLO) Ngày 16/4, tại TP.HCM, công ty PNJ tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước ký quyết định. Đây là sự kiện quan trọng và ý nghĩa, ghi dấu hành trình 36 năm thành lập và kỉ niệm 20 năm cổ phần hoá PNJ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cam kết với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm

Cam kết với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm

(CLO) Đó chính là phương châm hoạt động, là mục tiêu hàng đầu của Công ty Cổ phần Cát Lợi (thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam). Đây là đơn vị chuyên kinh doanh, sản xuất cây đầu lọc, bao bì thuốc lá (nhãn và tút) và là doanh nghiệp uy tín cung cấp nguyên phụ liệu thuốc lá cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu trên cả nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
PNJ đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 12% năm 2024, dự kiến chia cổ tức 20%

PNJ đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 12% năm 2024, dự kiến chia cổ tức 20%

(CLO) Sáng ngày 16/4, Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) vừa tổ chức Đại Hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024 để thảo luận, đánh giá toàn diện và quyết định nhiều nội dung quan trọng như Báo cáo kết quả kinh doanh 2023; Kế hoạch kinh doanh 2024; Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ năm 2023; Định hướng và mục tiêu năm 2024 cùng nhiều quyết sách quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp