Nghệ An: Công an xã giúp người dân nhận lại 100 triệu đồng
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
Theo dõi báo trên:
Cuộc họp của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành đã tổ chức họp liên ngành liên quan tới vụ Asanzo. Ảnh: Anh Tú
Sáng 28/10, tại trụ sở Tổng cục Hải Quan, Bộ Tài chính - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã tổ chức cuộc họp liên ngành với các bộ, ngành có liên quan như Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)… về kết quả kiểm tra, xác minh về vụ việc liên quan đến CTCP Tập đoàn Asanzo.
Tổng cục Hải quan đưa ra báo cáo điều tra ban đầu xác minh về vụ việc Asanzo. Những báo cáo này liên quan đến việc giả mạo xuất xứ, vi phạm bảo hộ nhãn hiệu công nghiệp, cáo buộc "lừa dối người tiêu dùng", sử dụng danh xưng "hàng Việt Nam chất lượng cao"...
Những kết quả này đã lần lượt được các cơ quan như hải quan, thuế, quản lý thị trường... công bố trong thời gian gần đây. Sau đó, đại diện các bộ, ngành sẽ có ý kiến về kết luận ban đầu.
Asanzo vi phạm liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Theo kết quả kiểm tra, khám xét đối với các lô hàng nhập khẩu mang nhãn hiệu ASANZO, kiểm tra 14 container khai báo hàng hóa nhập khẩu mang nhãn hiệu Asanzo (Công ty TNHH Đầu tư sản xuất Phương Nguyên ASANZO và Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt Tài) xác định hàng hóa nhập khẩu gồm: Máy làm mát, lò nướng thủy tinh, lò nướng điện nguyên chiếc; xuất xứ: MADE IN CHINA, thể hiện trên bao bì (dán trực tiếp trên thùng carton và trên sản phẩm chữ MADE IN CHINA bằng giấy đề can, nền trắng, chữ đen, dán phía sau máy).
Kết quả giám định tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định dấu hiệu “Asanzo và hình” gắn trên sản phẩm và bao bì máy làm mát là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Asano và hình” được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 107919 của Công ty TNHH TM và sản xuất Đông Phương đang được bảo hộ có hiệu lực đến ngày 1/8/2027.
Hành vi nhập khẩu máy làm mát mang nhãn hiệu Asanzo từ Trung Quốc vào Việt Nam của Công ty TNHH đầu tư sản xuất Phương Nguyên ASANZO đã vi phạm khoản b, c của Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ.
Kết quả xác minh cho thấy địa chỉ đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt Tài tại 392/9 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh là nhà trọ cho người dân thuê ở và không có bất kỳ công ty nào đăng ký hoạt động kinh doanh tại đây.
Công ty TNHH đầu tư sản xuất Phương Nguyên ASANZO nhập khẩu hàng hoá mang nhãn hiệu ASANZO từ Trung Quốc về Việt Nam là hành vi nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo.
Về việc sử dụng nhãn hiệu ASANZO và các nội dung khác liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, Bản án số 01/2019/KDTM-PT ngày 09/01/2019 của TAND cấp cao tại TP HCM đã tuyên xử “buộc Công ty Cổ phần Đầu tư Sanzo phải chấm dứt việc sử dụng nhãn hjệu “Asanzo, hình” dán trên giao diện trang web có địa chỉ http://asanzo.com.vn, biển hiệu, xe tải và các sản phẩm điện tử, điện lạnh, tivi đang lưu hành; xóa bỏ nhãn hiệu đã dán trên toàn bộ sản phẩm trên tại lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, Công ty CP Điện tử ASanzo vẫn ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình” cho Công ty CP Tập đoàn ASANZO trên các sản phẩm và chưa xóa bỏ nhãn hiệu đã dán trên toàn bộ sản phẩm trên đang lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam là không chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, vi phạm các quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.
Cụ thể, Công ty CP điện tử ASanzo Việt Nam vẫn ký 7 hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu Asanzo cho các đối tác từ 9/1-30/3/2019 gồm: Công ty CP tập đoàn ASANZO 156.044.409.636đồng; Công ty TNHH Điện lạnh ASANZO 42.067.841.009 đồng, Công ty TNHH đầu tư sản xuất Phương Nguyên ASANZO 12.784.434.300 đồng và Công ty CP đầu tư ASANZO 98.423 .685 .579 đồng.
Cáo buộc lừa dối người tiêu dùng
Tổng cục Hải quan cho biết, quy trình lắp ráp của doanh nghiệp này không như quảng cáo. Việc lắp ráp TV, điều hòa nhiệt độ, máy xay sinh tố... đều diễn ra trên các bàn thủ công, không có dây chuyền hiện đại.
Các sản phẩm nêu trên, Asanzo không tự sản xuất mà chủ yếu nhập linh kiện từ các doanh nghiệp trong nước rồi lắp ráp thủ công để tạo thành hàng hóa hoàn chỉnh, bán ra thị trường. Những linh kiện trên chủ yếu được một số doanh nghiệp khác nhập khẩu từ Trung Quốc, rồi bán lại cho Asanzo.
Cơ quan Hải quan cho rằng việc tự lắp ráp thủ công các sản phẩm trong nước tạo ra hàm lượng giá trị gia tăng không cao, chỉ khoảng 1-2%, do đó căn cứ vào các quy định thì không thể cho rằng đây là sản phẩm "made in Vietnam", có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ hàng hóa.
Ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, Tập đoàn Asanzo chỉ có 12 dãy bàn, mỗi bàn chỉ vừa một chiếc TV, Asanzon có 8 máy tính, 8 người làm việc, lắp ráp thủ công. “Bàn vừa lắp TV, điều hòa. Lắp TV cần 12 người trong 20 phút và đóng nhãn hiệu xuất xứ Việt Nam và xuất bán cho 19 công ty khác”, đại diện Tổng cục Hải quan nói.
Về quy trình lắp điều hòa, trước 5/2018 (sau thời điểm này Asanzo không trực tiếp lắp ráp điều hòa) quy trình gồm: Lắp dàn lạnh và dán nóng, lắp sườn, lắp bo mạch với nhau để hoàn thiện và thời gian lắp chỉ 30 phút.
Các sản phẩm khác như ấm siêu tốc cũng có quy trình tương tự là lắp bộ phậnc có sẵn, lắp đế nguồn, đèn cảnh báo, dán tem. “Nên nói có công nghệ Nhật Bản là không đúng thực tế”, đại diện Tổng cục Hải quan khẳng định.
Rõ hơn, Tổng cục Hải quan cho biết, Asanzo cho biết có ký hợp đồng ngày 24/1/2017 với Sharp – Roxy Hongkong để chuyển giao công nghệ. Nhưng theo điều tra, từ hồi ký kết công ty Asanzo chưa thanh toán lần nào cho đối tác. Và đại diện Sharp Việt Nam cũng khẳng định Sharp – Roxy Hongkong không có thật và hợp đồng là giả mạo vì từ cuối 2016 liên doanh Sharp – Roxy - Hongkong không còn còn tồn tại. “Còn chữ ký và con dấu thì từ 2017 con dấu không còn hiệu lực, chữ ký thì chúng tôi không xác định được người ký”, ông Thành thông tin.
“Qua xác minh của cơ quan Hải quan với đối tác nước ngoài cũng có kết quả tương tự. Căn cứ công văn 2294 ngày 31/7/2019 của Bộ KHCN cung cấp thông tin tài liệu liên quan quy trình lắp ráp thì nội dung đỉnh cao công nghệ Nhật Bản Bộ KHCN nói cũng không nhận được hồ sơ đăng ký này của Asanzo Việt Nam”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nói.
Vi phạm về xuất xứ hàng hóa
Đối với hàng xuất khẩu, cơ quan Hải quan xác định, 661 chiếc TV các loại và bộ phận đi kèm xuất khẩu nếu chiếu theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương thì công đoạn hình thành nên sản phẩm của Asanzo không cần công nghệ kỹ thuật cao mà chỉ là lắp ráp thủ công, giá trị gia tăng không cao, tỷ lệ nguyên vật liệu chính chiếm 98-99% giá trị. “Như vậy TV xuất khẩu chỉ lắp ráp đơn giản, không đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam. Có dấu hiệu giả mạo xuất xứ hàng xuất khẩu”, ông Mai Xuân Thành nói.
Còn đối với hàng trong nước, Asanzo không sản xuất mà nhập linh kiện mua từ các công ty trong nước để lắp thành sản phẩm. “Linh kiện có nguồn gốc từ Trung Quốc và nước khác và sau đó ghi xuất xứ Việt Nam.
Nói thêm về phần này, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh theo kết quả điều tra thì Asanzo giả mạo xuất xứ cả những điều lô hàng trong nước và xuất đi ngoài nước.
"Cả linh kiện, tem nhãn, phiếu bảo hành cũng in ở nước ngoài. Trong nước chỉ là công đoạn lắp ráp rất đơn giản thôi", ông Cẩn nói.
Đại diện Bộ Công Thương khẳng định qua thực tế làm việc và xác minh thông tin, đơn vị này cơ bản đồng ý với báo cáo tổng quan của Tổng cục Hải quan. Còn việc cấp giấy chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao cho tập đoàn Asanzo, Bộ Công Thương cho rằng đây là trách nhiệm của Hội doanh nghiệp chất lượng cao TP.HCM chứ không phải của Bộ.
Đối với hàng hóa xuất khẩu của Asanzo, Bộ Công Thương nhận định với kết quả kiểm tra đạt được, tập đoàn này đã vi phạm những quy định tại Nghị định 31 của Chính phủ về quản lý ngoại thương.
“Có thể coi hàng mà Asanzo xuất đi nước ngoài không phải xuất xứ Việt Nam”, đại diện Bộ Công Thương nói.
Với hàng hóa lắp ráp, tiêu thụ, lưu thông trong nước, Bộ Công Thương cho biết hiện chưa có quy định cụ thể nên rất khó để kết luận. Bộ này cho biết đang xây dựng thông tư về Hàng Việt Nam, Hàng sản xuất tại Việt Nam
Theo bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại VCCI, cho biết đến nay, VCCI chưa tiếp nhận được hồ sơ khai báo tư nhân của tập đoàn Asanzo, tức Asanzo chưa đến VCCI để đăng ký. Đại diện VCCI khẳng định đơn vị này chưa có thông tin và chưa cấp C/O cho Asanzo xuất hàng đi nước ngoài.
“Sau khi báo chí đưa tin, Asanzo đã gửi văn bản đến VCCI. Chúng tôi có thành lập nhóm công tác làm việc với Asanzo nhằm trao đổi thông tin. Phía Asanzo đưa ra quan điểm về vấn đề này, tuy nhiên thực tế, VCCI chưa tiếp xúc với bộ hồ sơ của công ty này”, bà Hương nói.
Bà Hương cho rằng con số hàm lượng giá trị gia tăng 98% nhập khẩu, 2% sản xuất trong nước mà Tổng cục Hải quan đưa ra cần phải được làm rõ là của tất cả sản phẩm hay chỉ một số mặt hàng cụ thể.
“Nếu áp dụng với hàng hóa xuất khẩu, sản phẩm với hàm lượng giá trị gia tăng như trên không vượt qua công đoạn gia công đơn giản. Cụ thể với một chiếc TV, sản phẩm này không được xét thành hàng “made in Vietnam". Còn với hàng sản xuất, lưu thông tại Việt Nam thì chưa có quy định cụ thể”, bà Hương nói.
Còn theo Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn cho biết quan điểm của cơ quan này là quy định xuất xứ hàng hóa lưu thông trong nước không thấp hơn hàng hóa xuất khẩu. Đây cũng là thông lệ quốc tế. Hiện tại đã có quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Hành vi trốn thuế
Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh vừa ra Quyết định 3731/QĐ-CT-TT-CHS chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính về thuế của Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo, mã số thuế: 0314074316, địa chỉ: Phòng 903, tầng 9, Toà nhà Flemington Tower, 182 Lê Đại hành, quận 11, TP Hồ Chí Minh đến Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC-03) - Công an TP. HCM để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các vi phạm được xác định ban đầu gồm: Khai thuế VAT không đúng quy định; Kê khai chi hí được trừ không đúng quy định; Không xuất hóa đơn; Không nộp tờ khai thuế TTĐB; Ghi đầu vào của mặt hàng điều hòa không đúng thực tế.
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh cũng ra Quyết định truy thu và phạt thuế với Asanzo về hành vi ghi sai hóa đơn đầu vào với mức phạt 47,6 tỷ đồng. Asanzo còn bị xử phạt với tình tiết tăng nặng do có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm.
Trong đó, truy thu thuế giá trị gia tăng là 21,3 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp là 7,7 tỷ đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt là 11,5 tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân là 10,3 tỷ đồng, số tiền chậm nộp là 1,6 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính về thuế là 5,4 tỷ đồng...
Đại diện Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao Lại Anh Tuấn, đồng tình với việc Asanzo có dấu hiệu giả mạo xuất xứ hàng hóa trong nước và xuất đi nước ngoài, có dấu hiệu vi phạm nhãn mác sở hữu công nghiệp.
Tuy nhiên, ông Lại Anh Tuấn nhấn mạnh Asanzo chỉ có dấu hiệu trốn thuế, chứ chưa đủ căn cứ xác định các công ty thuộc Asanzo có phạm tội hay không. Hiện tại doanh nghiệp này mới có dấu hiệu về không xuất hóa đơn bán hàng, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng hóa đơn có giá trị ghi cao hơn thực tế.
“Chưa đủ căn cứ xác định các công ty có phạm tội hay không. Vấn đề này phải có cơ quan điều tra vào cuộc để có kết quả thấu đáo. Ngay cả ý kiến nói các công ty trong Asanzo khai báo mua bán rất nhiều hàng hóa, nhưng có khi việc khai báo chỉ nhằm mục đích nâng cao giá trị hình ảnh, việc mua bán chưa chắc đã nhiều. Việc khai báo đó cũng cần cơ quan điều tra”, ông Lại Anh Tuấn nói.
Kết thúc buổi họp, ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết các ý kiến của bộ, ngành, cơ quan hữu quan sẽ được Tổng cục Hải quan tập hợp trong kết luận cuối cùng để báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/10 tới. Tuy nhiên, vị đại diện Hải quan lưu ý, việc này có thể chậm hơn vài ngày.
Lê Minh
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Đối thoại “Âm sắc” giữa nhạc sĩ Quốc Trung và hoạ sĩ Trịnh Tuân thuộc khuôn khổ triển lãm sơn mài “Như những lớp phù sa”.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Nhận định Real Madrid vs Valencia, 21h15 ngày 5/4 tại La Liga; dự đoán tỉ số Real Madrid vs Valencia cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Nhận định Everton vs Arsenal, 18h30 ngày 5/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Everton vs Arsenal cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính và hấp dẫn, đội tuyển U17 Việt Nam có kết quả hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Australia ở trận ra quân tại vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025.
(CLO) Bộ Tài chính cho biết, trong quý I/2025, thực hiện tiếp nhận 118.191 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được chi trả.
Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Bộ Tài chính cho biết, trong quý I/2025, thực hiện tiếp nhận 118.191 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được chi trả.
Hưởng ứng Tháng Thanh niên – tháng 3, năm 2025, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong các phong trào vì cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Ngày 3/4, Nam A Bank đã đồng hành cùng Trường Đại học Việt Đức tổ chức Diễn đàn “Các thị trường vốn quốc tế và những lựa chọn chính sách của nền kinh tế mới nổi”. Hoạt động này thu hút đông đảo học giả quốc tế, chuyên gia kinh tế, tài chính trong và ngoài nước, đặc biệt là nhà nghiên cứu, giáo sư đầu ngành của Cộng hòa Liên bang Đức tham dự.
Thông báo được đưa ra vào ngày 1/4/2025, trong đó Cục An toàn thực phẩm Đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa đối với 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) do Công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TPHCM nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn.
Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) Theo đại diện Bộ Công Thương, hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ.