Tổng cục Hải quan gỡ "vướng" cho doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng gỗ cao su dạng tấm như thế nào?

Thứ bảy, 15/08/2020 10:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng cục Hải quan đã có kết luận cuối cùng xử lý kiến nghị phân loại mặt hàng gỗ cao su dạng tấm, theo đó phân loại mặt hàng thuộc nhóm 44.18 sẽ được hưởng thuế 0%.

Khó phân loại

Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian qua nhận được một số vướng mắc của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản; Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định; Công ty cổ phần chế biến Gỗ Mộc Cát Tường (Công ty) liên quan đến việc phân loại mặt hàng tại Thông báo kết quả phân loại số 4250/TB-TCHQ ngày 24/6/2020.

Theo đó, với mặt hàng gỗ cao su dạng tấm khi doanh nghiệp muốn khai báo mã số 4412.99.90  để được hưởng thuế 0%. Tuy nhiên qua phân tích, các đơn vị chuyên môn cho rằng, mặt hàng này phải nằm ở mã số 4407.29.97.90 và chịu mức thuế 25%.

Ngày 17/7/2020 Tổng cục Hải quan nhận được kiến nghị của Hiệp Hội gỗ và Lâm sản đề nghị hủy bỏ Thông báo số 4250/TB-TCHQ và phân loại mặt hàng ván gỗ cao su ghép thuộc mã số 4418 như hướng dẫn tại công văn số 9365/BTC-CST ngày 01/7/2009 để mặt hàng này được hưởng thuế 0%.

Xử lý thế nào?

Sau khi nhận văn bản của Hiệp Hội gỗ và Lâm sản, Tổng cục Hải quan đã có công văn gửi Cục Kiểm định hải quan làm rõ việc phân tích phân loại hàng hóa và gửi Vụ Chính sách thuế xin ý kiến về phân loại và áp dụng mức thuế đối với mặt hàng gỗ cao su dạng tấm. 

Cùng ngày 23/7/2020, Tổng cục Hải quan có công văn gửi Hiệp hội và Công ty thông báo Tổng cục Hải quan đã nhận được kiến nghị và đang trao đổi với các cơ quan có liên quan.

Ngày 03/8/2020, TCHQ nhận được công văn của Vụ Chính sách thuế, theo đó: công văn số 9365/BTC-CST ngày 01/7/2009 của Vụ Chính sách thuế trả lời Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Quảng Ninh về việc phân loại mặt hàng tấm gỗ ghép thanh thành tấm để tháo gỡ vướng mắc thực tế khi thực hiện, đến nay đã hết hiệu lực.

Vụ CST cũng đề nghị TCHQ căn cứ văn bản quy phạm pháp luật mới, hồ sơ nhập khẩu và thực tế hàng hóa nhập khẩu của Công ty, tương quan chuyển đổi HS 2007, 2012, 2017 nhằm xem xét phân loại mã HS mặt hàng thống nhất theo hướng dẫn trước đây để tránh xáo trộn, khó khăn trong quản lý và hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

go cao su

Đến ngày 03/8/2020, Cục Kiểm định hải quan có công văn số 620/KĐHQ-KĐ trả lời công văn số 1258/TXNK-PL, cụ thể:

Mặt hàng là “Gỗ cao su dạng tấm, đã bào, đã chà nhám, kích cỡ (44x1100x4500)mm, được ghép ngang từ các thanh ghép đã nối đầu,. Tấm chưa sử dụng được ngay, phải qua gia công thêm để làm ván lót sàn, mặt bàn, cầu thang… tùy theo mục đích sử dụng”. Căn cứ nội dung nhóm 44.07 và nhóm 44.18, đối chiếu chú giải HS thì Cục KĐ thấy hàng hóa chưa phù hợp phân loại thuộc nhóm 48.18 và đã đề xuất phân loại vào nhóm 44.07.

Mặt hàng được làm từ gỗ cao su, là gỗ rừng trồng, thu mua từ các công ty cưa xẻ trực thuộc Tập đoàn cao su Việt Nam; Việc tận dụng các nguyên liệu từ nguồn gỗ cao su của Tập đoàn cao su để chế biến phục vụ xuất khẩu mang lại lợi ích kinh tế và tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.

Ngoài ra, căn cứ công văn số 9365/BTC-CST của Vụ Chính sách Thuế hướng dẫn “Mặt hàng tấm gỗ (panel) làm từ các thanh gỗ (kể cả loại đã được ghép theo chiều dọc để làm tăng chiều dài của gỗ như mô tả tại nhóm 44.07) được tiếp tục ghép theo chiều ngang thành các tấm bản lớn bằng keo và lực ghép, bào bốn mặt, quét keo, trà nhám, tế đầu rong cạnh thành các tấm gỗ dùng để sản xuất bàn, tủ, giường, cánh tủ,.. thuộc các nhóm từ 44.18 đến 44.21”. Do vậy, mặt hàng này có thể xem xét phân loại vào nhóm 44.18.

Ngày 04/8/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông báo số 517/TB-BTC của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, theo đó trên cơ sở báo cáo của Tổng cục Hải quan về việc áp dụng mã HS đối với nhóm các mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu dạng tấm, để đảm bảo khách quan, công bằng giữa lợi ích nhà nước và doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Hải quan chủ trì phối hợp với Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế thành lập đoàn công tác đối thoại với doanh nghiệp để quyết định việc áp mã HS cho phù hợp sản phẩm.

Ngày 05/8/2020, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng tại Thông báo số 517/TB-BTC, Tổng cục Hải quan đã chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) thành lập đoàn công tác, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức đối thoại với Công ty, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Tại buổi đối thoại, TCHQ đã đề nghị Công ty xác định rõ quy trình sản xuất, chế biến, quy cách sản phẩm để xác định mặt hàng có hay không được gia công quá mức cưa hoặc xẻ dọc, lạng hoặc bóc, bào, chà nhám hoặc nối đầu của nhóm 44.07.

Quy trình chưa đủ cơ sở để phân loại

Theo quy trình sản xuất thì sản phẩm của Công ty trải qua 14 công đoạn chế biến (nhập kho nguyên liệu đã qua phân loại; cắt; bào hai mặt; bào hai cạnh; phân loại chất lượng phôi; lựa màu; đánh mộng; ghép dọc; bào cạnh; ghép ngang; cắt ván; chà nhám; kiểm tra chất lượng; đóng gói theo yêu cầu của khách hàng)

Công ty không làm rõ được mức độ gia công mặt hàng vượt quá phạm vi nêu trên của nhóm 44.07. Do vậy chưa loại trừ được kết luận phân loại mặt hàng thuộc nhóm 44.07 như tại Thông báo số 4250/TB-TCHQ của Tổng cục Hải quan.

Đối với đề nghị của Công ty xem xét phân loại mặt hàng thuộc nhóm 44.18

Căn cứ nội dung nhóm: “Đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả panel gỗ có lõi xốp, panel lát sàn và ván lợp đã lắp ghép” thì chưa đủ cơ sở để xác định mục đích dùng trong xây dựng của mặt hàng để xem xét phân loại vào nhóm 44.18.

Theo chú giải chi tiết nhóm 44.18 thì các sản phẩm thuộc nhóm 44.18 phải đáp ứng điều kiện là cấu thành cấu kiện gỗ, dưới dạng hàng hoá đã lắp ráp hay có thể nhận dạng các phần chưa lắp ráp thông qua các chi tiết đã được gia công như mộng, lỗ mộng, các dạng mộng tương tự để lắp ráp.

Mặt hàng xem xét ở dạng tấm panel phẳng, dùng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, chưa nhận dạng được các phần chưa lắp ráp trong một cấu kiện gỗ, cần gia công, chế biến thêm để phù hợp với mục đích sử dụng cụ thể. Do vậy, mặt hàng chưa đủ cơ sở phân loại thuộc nhóm 44.18 như ý kiến của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Công ty có ý kiến đây là mặt hàng gỗ cao su do nông dân trồng, được khai thác sau khi lấy mủ cao su, sản xuất làm gia tăng giá trị sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu, do vậy đề nghị thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 9365/BTC-CST để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Căn cứ quy trình sản xuất, mặt hàng chưa đủ cơ sở loại trừ thuộc nhóm 44.07 và chưa đủ cơ sở phân loại thuộc nhóm 44.18 như đề nghị của doanh nghiệp.

Nhằm đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp và tránh việc ách tắc hàng hóa, sau buổi đối thoại, Tổng cục Hải quan đã tiếp tục cho phép Công ty mộc Cát Tường được phép xuất khẩu ván gỗ ghép với thuế suất 0%. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải cam kết sẽ thực hiện quyết định cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền.

Giải quyết thế nào?

Theo TCHQ, xem xét quy trình sản xuất do Công ty cung cấp tại buổi đối thoại và thông tin bổ sung quy trình sản xuất tại công văn số 2920/XNK ngày 29/6/2020 thì mặc dù mặt hàng chưa phải sản phẩm với mục đích sử dụng cuối cùng (mặt bàn, cầu thang, ván lót sàn...) nhưng là sản phẩm tấm gỗ đã hoàn chỉnh qua 14 bước bắt đầu từ thanh gỗ. Mặt hàng cũng có thể coi là dùng được ngay đối với sản phẩm gỗ, nhưng để thành sản phẩm với mục đích sử dụng cuối cùng cần trải qua một số công đoạn gia công, chế biến thêm.

Tổng cục Hải quan phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức đối thoại với doanh nghiệp và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

Tổng cục Hải quan phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức đối thoại với doanh nghiệp và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

Mặt khác, qua phân tích ý kiến của Vụ Chính sách thuế, xem xét mặt hàng cụ thể được hướng dẫn tại công văn số 9365/BTC-CST: Mặt hàng tấm gỗ (panel) làm từ các thanh gỗ (kể cả loại đã được ghép theo chiều dọc để làm tăng chiều dài của gỗ như mô tả tại nhóm 44.07), được tiếp tục ghép theo chiều ngang thành các tấm bản lớn bằng keo và lực ghép, bào bốn mặt, quét keo, trà nhám, tế đầu rong cạnh thành tấm gỗ dùng để sản xuất bàn, tủ, giường, cánh tủ...thuộc các nhóm từ 44.18 đến 44.21.

Đối chiếu mặt hàng tại công văn số 9365/BTC-CST với mặt hàng được trao đổi tại buổi đối thoại thì cấu tạo mặt hàng tại công văn số 9365/BTC-CST và cấu tạo mặt hàng của Công ty là tương tự nhau.

Do vậy, để tránh xáo trộn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, đảm bảo ổn định chế độ chính sách, trong khi không có sự thay đổi nội dung và phạm vi nhóm 44.18 qua phiên bản HS từ 2007 đến 2017, có thể xem xét áp dụng phân loại mặt hàng của Công ty thuộc nhóm 44.18 tương tự như hướng dẫn tại công văn số 9365/BTC-CST.

Ngoài ra, ngày 31/7/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn số 5078/BNN-TCLN đề nghị phân loại mặt hàng thuộc nhóm 44.18 tương tự như mặt hàng đã hướng dẫn tại công văn số 9365/BTC-CST.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 14/2015 /TT-BTC, “Trường hợp có ý kiến khác nhau về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế khi áp dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, tiêu chuẩn chuyên ngành, Bộ Tài chính thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan để xử lý.

Như vậy, trường hợp mặt hàng Gỗ cao su dạng tấm  có ý kiến phân loại khác nhau khi áp dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, chú giải danh mục HS chưa xác định được mã số chính xác cho mặt hàng, căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 14/2015/TT-BTC nêu trên, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ chuyên ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phân loại mặt hàng thuộc nhóm 44.18 là phù hợp. 

Từ các căn cứ tại điểm nêu trên, để tránh xáo trộn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, đảm bảo ổn định chế độ chính sách, đối chiếu thông tin tại hồ sơ được cung cấp, thực tế quy trình sản xuất của Công ty, Tổng cục Hải quan đã ban hành Thông báo phân loại số  5344 /TB-TCHQ ngày      13 /8/2020 (thay thế Thông báo số 4250/TB-TCHQ ngày 24/6/2020), theo đó phân loại mặt hàng thuộc nhóm 44.18 “Đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả tấm gỗ có lõi xốp, tấm lát sàn đã lắp ghép và ván lợp (shingles and shakes)”.

Gia Nguyên

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

(CLO) Trong phiên giao dịch ngày (20/4), giá vàng trong nước có nhiều biến động trái chiều giữa các “nhà vàng”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 các quận trên địa bàn Hà Nội

Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 các quận trên địa bàn Hà Nội

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của các quận trên địa bàn Thành phố: Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông.

Bất động sản
Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
BĐS bật tăng giá, người mua nhanh chóng “chốt đơn” để không bỏ lỡ ưu đãi tốt

BĐS bật tăng giá, người mua nhanh chóng “chốt đơn” để không bỏ lỡ ưu đãi tốt

(CLO) Tâm lý sợ bỏ lỡ thời điểm tốt để mua vào đã khiến nhiều người mua nhanh chóng “chốt đơn” ngay khi tìm được các sản phẩm có giá trị, ưu đãi thực, có lợi cho dòng tiền đến từ chủ đầu tư uy tín.

Bất động sản