Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm soát biên giới, xử lý hàng nhập lậu

Thứ ba, 23/11/2021 18:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Kế hoạch Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh yêu cầu việc triển khai hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm phải tuân thủ đúng quy định pháp luật; kết hợp hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; không gây phiền hà, trở ngại đối với hoạt động kinh doanh hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

tong cuc quan ly thi truong tang cuong kiem soat bien gioi xu ly hang nhap lau hinh 1

Lực lượng quản lý thị trường tập trung truy quét hàng lậu cuối năm.

Bên cạnh đó, các đơn vị chủ động nắm vững diễn biến tình hình, tăng cường công tác nghiệp vụ, công tác phối hợp với các lực lượng trên địa bàn, tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng trọng điểm, các địa bàn, tuyến trọng điểm. Kế hoạch cao điểm của Tổng cục QLTT sẽ tập trung vào 06 nội dung chính.

Thứ nhất, xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm, xây dựng Kế hoạch, phương án cụ thể để triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT trong đợt cao điểm;

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa là những mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, các mặt hàng thực phẩm tươi sống..., các mặt hàng thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân.

Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các khu vực, kho bãi, điểm tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, các tuyến đường bộ, đường sắt… nhất là các địa bàn trọng điểm tại các tỉnh biên giới.

Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ....qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, kết hợp công tác kiểm tra, xử lý vi phạm với việc vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên thị trường tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả bằng các hình thức đa dạng, thiết thực; thực hiện ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, kém chất lượng; kiểm tra đối với những cơ sở kinh doanh đã ký cam kết và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Cuối cùng, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai hoạt động công vụ của công chức do cấp mình quản lý để kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh công chức hoàn thành nhiệm vụ được phân công, đảm bảo chất lượng và thời gian quy định; kiên quyết xử lý nghiêm tập thể, cá nhân công chức tha hóa, bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật.

Trong Kế hoạch Cao điểm, Tổng cục QLTT cũng nêu ra các địa bàn, mặt hàng trọng điểm cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nhất là các khu vực biên giới, cửa khẩu. 

Đối với Cục QLTT các tỉnh trong nội địa sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa tại các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ dân sinh, các tuyến phố buôn bán sầm uất; chú trọng kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân dịp Tết Nguyên đán và mặt hàng y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Nguyệt Hồ

Tin khác

Nam A Bank được moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank được moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

(CLO) Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HoSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Rủi ro thị trường gia tăng, Petrovietnam vẫn giữ được đà tăng trưởng ấn tượng

Rủi ro thị trường gia tăng, Petrovietnam vẫn giữ được đà tăng trưởng ấn tượng

(NB&CL) Trong 2 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ghi nhận nhiều điểm sáng với doanh thu tăng trưởng 19% và nộp ngân sách Nhà nước tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp
“Điểm sáng” FDI: Cơ hội lớn, nhưng thách thức không nhỏ

“Điểm sáng” FDI: Cơ hội lớn, nhưng thách thức không nhỏ

(NB&CL) Lợi thế về chi phí, lực lượng lao động dồi dào cùng số lượng các FTA phong phú sẽ giúp Việt Nam tiếp tục thu hút được dòng vốn FDI trong bối cảnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. FDI được xem là động lực, giúp củng cố triển vọng Việt Nam tăng trưởng thuận lợi trong trung hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế toàn cầu “rạn nứt” từ những container vận chuyển

Kinh tế toàn cầu “rạn nứt” từ những container vận chuyển

(CLO) Container vận chuyển là một tuyệt tác hậu cần có thể vận chuyển hàng nghìn mặt hàng từ hàng trăm công ty khác nhau trên toàn cầu với chi phí hợp lý. Nếu lưu thông container vận chuyển chậm lại, có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn lớn trong chuỗi cung ứng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các lệnh trừng phạt phương Tây có làm khó lĩnh vực xuất khẩu dầu thô của Nga?

Các lệnh trừng phạt phương Tây có làm khó lĩnh vực xuất khẩu dầu thô của Nga?

(CLO) Trong nhiều tháng, lĩnh vực xuất khẩu dầu thô Nga đang gặp khó trong vấn đề thanh toán với các ngân hàng ở các nước đối tác thương mại lớn. Cụ thể, Trung Quốc, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang xem xét kỹ lưỡng các giao dịch để cảnh giác với các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp