Tổng cục Thống kê: Nông sản Việt Nam đã “lột xác” để khẳng định mình trên thị trường thế giới

Thứ tư, 23/06/2021 11:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo động thái và thực trạng kinh tế - xã hội trong 5 năm vừa qua (2016 – 2020). Đáng lưu ý, các số liệu đều cho thấy trong 5 năm qua, nông sản Việt Nam đã vươn lên trở thành mặt hàng chủ lực…

Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 năm qua nông sản Việt Nam đã “lột xác” để khẳng định mình trên thị trường thế giới.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 năm qua nông sản Việt Nam đã “lột xác” để khẳng định mình trên thị trường thế giới.

Theo Tổng Cục Thống kê (GSO), giai đoạn 2016 - 2020, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ.

Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP đã giảm từ 16,32% năm 2016 xuống 15,34% năm 2017, năm 2019 còn 13,96% và ước tính năm 2020 là 14,85%. Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ lại có xu hướng tăng và ước tính năm 2020 đạt 41,63%.

Đặc biệt, năm 2020, trước bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng và là bệ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo an sinh, an dân trong đại dịch.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế những năm gần đây không chỉ diễn ra giữa các ngành kinh tế mà còn có xu hướng chuyển đổi tích cực trong nội bộ ngành. Trong sản xuất nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ loại cây có giá trị thấp sang loại cây có giá trị cao hoặc nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả rõ rệt.

Cơ cấu sản xuất được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường. Một số nông sản có sản lượng lớn, chủ lực đã khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, bảo đảm đứng vững trong hội nhập quốc tế.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường tiêu thụ như thủy sản (nhất là tôm nước lợ), rau, hoa quả, các loại cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ, lâm sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ngày càng tăng.

Lĩnh vực công nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và giá trị xuất khẩu lớn; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng dần qua các năm. Bình quân giai đoạn 2016-2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,24%/năm, chiếm tỷ trọng 16,7% GDP năm 2020; ngành khai khoáng giảm 3,75%/năm, chiếm 5,55% GDP.

Điều này cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp đã theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo, nhất là các ngành công nghiệp chế biến sâu, đồng thời giảm tỷ trọng ngành khai khoáng để phát triển bền vững gắn kết với bảo vệ môi trường, Tổng cục Thống kê nhận định.

Số liệu của GSO cũng chỉ rõ, khu vực dịch vụ được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đa dạng các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có năng lực cạnh tranh.

Trong đó, một số ngành dịch vụ được hiện đại hóa, hình thành các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ y tế, bảo hiểm đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 5 năm qua liên tục tăng cao.

Tính chung 5 năm 2016- 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt 21.887 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 9,4%. Trong đó, du lịch lữ hành và dịch vụ khác có mức tăng trưởng cao nhất đạt 2.663,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,2% và tăng 5,7%.

Hoạt động xuất nhập khẩu đạt nhiều kết quả quan trọng, năm 2020 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 545,4 tỷ USD, tăng 5,3%, tương ứng tăng 27,4 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm 2019.

Tính chung giai đoạn 2016-2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng bình quân 11,8%/năm; nhập khẩu hàng hóa tăng bình quân 9,6%/năm. Cơ cấu lao động có sự dịch chuyển theo hướng tích cực.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng số lao động cả nước giảm mạnh. Còn lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và đạt mục tiêu giai đoạn 2016-2020 chiếm khoảng 25%-30%. Riêng khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất từ 33,3% năm 2016 lên 36,1% trong năm 2020.

Bên cạnh đó, các cân đối lớn của nền kinh tế trong giai đoạn 2016-2020 được bảo đảm, góp phần củng cố nền tảng vĩ mô, tạo nguồn lực cho phát triển. Ước tính tổng thu ngân sách 5 năm 2016-2020 đạt 6.915 nghìn tỷ đồng, gấp 1,6 lần giai đoạn 2011-2015.

Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2020, tình hình cân đối ngân sách Trung ương và địa phương được đảm bảo, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát trong giới hạn. Độ mở của nền kinh tế tăng nhanh, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP năm 2016 đạt 184,7%; năm 2020 ước đạt 209,3%.

"Điều này chứng tỏ Việt Nam đã tăng cường hội nhập, khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước, tham gia sâu, rộng vào thị trường thế giới", Tổng cục Thống kê nhấn mạnh.

Khánh Linh

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp