Tổng doanh thu bán hàng đa cấp đạt hơn 15.300 tỷ đồng

Thứ hai, 31/05/2021 09:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo báo cáo Cục Canh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vừa được Cục này công bố sáng 31/5, trong năm 2020, cả nước có 22 công ty đa cấp, hơn 800.000 người tham gia, tổng doanh thu đạt trên 15.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong giai đoạn năm 2015 - 2020, số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đa cấp ngày càng sụt giảm.

Cụ thể, trong năm 2015, cả nước có 67 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, với 850.000 người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Thậm chí, trong năm 2018, mạng lưới bán hàng đa cấp đã thu hút hơn 1,2 triệu người.

Mô hình kinh doanh đa cấp tiền ảo, mới nộ rộ tại Việt Nam.

Mô hình kinh doanh đa cấp tiền ảo, mới nộ rộ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong năm 2020, số lượng doanh nghiệp đa cấp chỉ còn 22 đơn vị, số người bán hàng đa cấp cũng giảm, chỉ còn khoảng 800.000 người tham gia.

Dù vậy, doanh thu từ việc bán hàng đa cấp lại tăng rất mạnh. Năm 2015, tổng doanh thu từ việc bán hàng đa cấp đạt 8.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 588 tỷ đồng. Tới năm 2020, tổng doanh thu từ việc bán hàng đa cấp đã tăng gấp đôi, lên hơn 15.300 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 1.837 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết: Mô hình bán hàng đa cấp không xấu. Thậm chí, mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho các bên. 

Doanh nghiệp sản xuất thì tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng kinh doanh, tiết kiệm chi phí nhân sự; bên bán hàng đa cấp nhận được hoa hồng, còn người tiêu dùng thì mua hàng với giá rẻ hơn.

Tuy nhiên, lợi dụng một số lỗ hổng trong bán hàng đa cấp đã xuất hiện nhiều công ty đa cấp biến tướng, lừa đảo người tiêu dùng, thu lời bất chính hàng nghìn tỷ đồng.

Theo Cục Cạnh tranh, trong 5 năm qua, nhờ vào sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, cho nên thị trường đã thanh lọc bớt các doanh nghiệp đa cấp biến tướng.

“Với sự vào cuộc đồng loạt và quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đến nay có thể nói hoạt động bán hàng đa cấp đã và đang từng bước ổn định, không còn các vụ việc có hậu quả nghiêm trọng, doanh thu ngành tăng đều và các doanh nghiệp đã có những đóng góp nhất định vào ngân sách của Nhà nước”, đại diện Cục Cạnh tranh nói.

Trong khi đó, đại diện Bộ Công Thương thừa nhận: Hiện tại, thị trường bán hàng đa cấp vẫn là vấn đề phức tạp và nhạy cảm trong quản lý, khi mà các đối tượng ngày càng có phương thức hoạt động tinh vi, phức tạp, lợi dụng môi trường mạng và hình thức thương mại điện tử để kêu gọi người tham gia dưới các danh nghĩa như kinh doanh 4.0, công nghệ số, nền tảng số… 

Sự biến tướng của các tổ chức núp bóng đa cấp này là hoạt động không phép nên không được quản lý theo các quy định pháp luật chuyên ngành hiện nay, đòi hỏi sự phối hợp thực sự chặt chẽ của các cơ quan quản lý.

Trong khi đó, người dân tham gia vào hoạt động của các đơn vị trái phép này thường không thông tin cho cơ quan quản lý ngay từ ban đầu mà chỉ khi hệ thống sụp đổ, thiệt hại về tài sản thì mới trình báo đến các cơ quan có thẩm quyền.

Do đó, Bộ Công Thương  cho biết sẽ tiếp tục thực hiện 3 nhóm giải pháp tổng thể để duy trì tính ổn định trong bán hàng đa cấp. Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý, khuôn khổ pháp luật; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. 

Bên cạnh đó, Bộ sẽ nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý hiệu quả hoạt động bán hàng đa cấp ở địa phương, giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa bản chất hoạt động truyền miệng, không có địa điểm cố định của hoạt động bán hàng đa cấp với khó khăn trong công tác quản lý tại địa phương khi doanh nghiệp không có địa điểm hoạt động cố định.

Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tăng cường phối hợp với các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công an, trong việc phát hiện, xử lý các đối tượng hoạt động kinh doanh đa cấp không phép, biến tượng, lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để thu hút tài chính trái phép. 

Bộ Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cảnh báo để người dân sớm nhận diện và phòng tránh trước các hoạt động này.

Việt Vũ

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp