Tổng thống Putin 'giải mã' các vấn đề nóng trước cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Biden

Thứ ba, 15/06/2021 14:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tuyên bố của Mỹ về việc tin tặc Nga hoặc chính phủ Nga đứng sau các cuộc tấn công mạng ở Mỹ là vô lý, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với NBC trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai (14/6), ít ngày trước cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại Brussels, Bỉ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: NBC

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: NBC

Bài liên quan

"Chúng tôi đã bị buộc tội đủ thứ", ông Putin nói. "Can thiệp bầu cử, tấn công mạng, vân vân và vân vân. Và không một lần, không một lần, họ không thèm đưa ra bất kỳ loại bằng chứng nào. Có chăng chỉ là những lời buộc tội vô căn cứ".

Tổng thống Nga nhắc lại lời kêu gọi hợp tác của Moscow trong cuộc chiến chống tội phạm mạng, làm dấy lên hy vọng rằng hai bên "sẽ có thể thiết lập tiến trình này".

Ông bày tỏ lo ngại rằng Mỹ, một quốc gia công nghệ cao, có khả năng và ý định nhắm mục tiêu vào Nga.

“Mỹ là một quốc gia công nghệ cao và NATO đã tuyên bố không gian mạng là khu vực tác chiến. Điều đó có nghĩa là họ đang lên kế hoạch gì đó, họ đang chuẩn bị một thứ gì đó. Dù vậy, rõ ràng, điều này không thể làm chúng tôi lo lắng. Tôi không sợ, nhưng tôi ghi nhớ rằng đó là một khả năng có thể xảy ra", ông nói với NBC.

Một cơ sở vận chuyển nhiên liệu lớn của Mỹ Colonial Pipeline đã bị tấn công ransomware vào ngày 7/5, gây ra cuộc khủng hoảng khí gas trên một số tiểu bang của Mỹ. Vụ tấn công được cho là do một nhóm tin tặc nói tiếng Nga không xác định thực hiện. Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden nhiều lần nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy Nga có liên quan.

Chỉ vài tuần sau, một cuộc tấn công mạng nhằm vào một công ty quốc tế và nhà sản xuất thịt lớn nhất thế giới, JBS Foods, đã dẫn đến việc tạm thời đóng cửa tất cả các nhà máy sản xuất thịt bò tại Mỹ. Chính quyền Mỹ cho biết họ tin rằng một số thành viên của nhóm hacker này cư trú ở Nga.

Vụ đầu độc Nalvany

Trả lời câu hỏi của người phỏng vấn Keir Simmons về Vlogger Alexei Navalny, ông Putin cho biết Nga không có thói quen ám sát người dân, đồng thời phủ nhận việc ra lệnh giết nhà hoạt động đối lập này.

Tổng thống Nga cũng nói rằng: "Anh ấy sẽ không bị đối xử tệ hơn bất kỳ ai khác".

Tổng thống Nga tuyên bố rằng ông sẽ cân nhắc việc trao đổi tù nhân với Mỹ, vì có nhiều người Nga trong các nhà tù của Mỹ hơn người Mỹ trong các nhà tù của Nga.

“Tôi biết chúng tôi có một số công dân Mỹ đang ở tù sau khi bị kết án. Nhưng nếu xem xét số lượng công dân Liên bang Nga đang ở trong các nhà tù của Mỹ thì số lượng này còn nhiều hơn, thậm chí không so sánh được", ông nói.

Ông cho rằng ban quản lý nhà tù Mỹ đã phớt lờ các vấn đề sức khỏe của cựu phi công Nga Konstantin Yaroshenko, người đang thụ án 20 năm tại Mỹ.

"Anh ấy có vấn đề lớn về sức khỏe, nhưng quản lý nhà tù không chú ý đến điều này. Không ai chú ý đến vấn đề sức khỏe của công dân của chúng tôi", ông nói.

Ông Yaroshenko bị bắt ở Liberia vào năm 2010 vì tình nghi buôn bán ma túy. Ông bị dẫn độ sang Mỹ và bị kết án 20 năm tù một năm sau đó, bị cáo buộc tham gia vào âm mưu buôn lậu một lượng lớn ma túy vào nước này. Ông Yaroshenko đã phủ nhận mọi cáo buộc.

Tàu chiến Mỹ xuất hiện tại Biển Đen - Ảnh: USNavyEurope

Tàu chiến Mỹ xuất hiện tại Biển Đen - Ảnh: USNavyEurope

Các hoạt động của NATO gần biên giới của Nga

Trả lời câu hỏi về việc Nga chuyển quân đến gần biên giới Ukraine, ông Putin phản bác lại rằng họ thực hiện các cuộc tập trận quân sự trên đất nước mình, trong khi NATO thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập gần biên giới Nga.

"Hãy tưởng tượng nếu chúng tôi gửi quân đến gần biên giới của các bạn", ông Putin nói. "Phản hồi của bạn sẽ là gì?".

Moscow đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về sự gia tăng hiện diện quân sự của NATO ở châu Âu, bao gồm cả việc Liên minh đang mở rộng về phía đông.

Điện Kremlin cũng nhấn mạnh rằng, Nga không gây ra mối đe dọa nào đối với các quốc gia khác, nhưng sẽ không bỏ qua các hành động gây nguy hiểm cho lợi ích quốc gia của mình.

Hợp tác không gian Nga-Mỹ vẫn đang được tiến hành

Ông Putin phủ nhận việc Nga có kế hoạch chấm dứt hợp tác với Mỹ trong không gian, nhấn mạnh rằng một trong những lĩnh vực cuối cùng còn lại của lợi ích chung giữa hai nước vẫn được thực hiện bất chấp những lời đe dọa từ người đứng đầu cơ quan vũ trụ của ông.

"Tôi nghĩ rằng mọi người đang hiểu lầm", ông Putin nói khi được hỏi về những thông tin cho rằng Moscow có kế hoạch rút khỏi dự án Trạm vũ trụ quốc tế. "Chúng tôi quan tâm đến việc tiếp tục làm việc với Mỹ theo hướng này, và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác nếu các đối tác Mỹ  không từ chối".

"Chúng tôi không loại trừ việc hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới trong không gian. Nhưng có lẽ mọi người đều biết rất rõ quan điểm của chúng tôi về việc chúng tôi kiên quyết chống lại việc quân sự hóa không gian", ông Putin nói.

"Chúng tôi không có những kế hoạch quân sự hoá không gian, đặc biệt là liên quan đến việc chuyển giao công nghệ ở cấp độ quân sự", Tổng thống Nga nói thêm.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Vũ trụ Nhà nước Nga Roscosmos, ông Dmitry Rogozin tuần trước cho biết, Nga có thể sẽ xem xét lại quyết định rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và xây dựng trạm quỹ đạo của riêng mình nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Tổng thống Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Getty

Tổng thống Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Getty

Quan hệ Trung-Nga

Tổng thống Nga nói với NBC rằng ông nhận thấy có những nỗ lực nhằm phá hủy mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, những người được gắn kết bởi những gì ông mô tả là "quan hệ đối tác chiến lược".

"Tôi sẽ nói một cách hoàn toàn trung thực ... Chúng tôi có thể thấy những nỗ lực phá hủy mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc. Chúng tôi có thể thấy rằng những nỗ lực đó đang được thực hiện trong các chính sách thực tế. Chúng tôi hài lòng với mức độ của mối quan hệ hiện đang ở mức cao chưa từng có sau khi phát triển trong vài thập kỷ qua. Và chúng tôi trân trọng điều này, cũng giống như những người bạn Trung Quốc của chúng tôi", ông nói.

Tổng thống Putin cho biết thêm rằng ông không thấy bất kỳ mối đe dọa nào đến từ nước láng giềng Trung Quốc.

"Chúng tôi không tin rằng Trung Quốc là một mối đe dọa. Trung Quốc là một quốc gia thân thiện. Họ không tuyên bố chúng tôi là kẻ thù, như Mỹ đã làm", ông cho hay.

Ông Putin cho biết Nga đã phát triển quan hệ đối tác chiến lược chưa từng có với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến công nghiệp quốc phòng.

Khi được hỏi liệu quyết định của Nga từ bỏ dự án trạm vũ trụ ISS có đồng nghĩa với việc họ đang tách khỏi chương trình không gian của Mỹ và tiến tới với Trung Quốc hay không, ông Putin nói rằng Moscow đã sẵn sàng làm việc cùng với cả Washington và Bắc Kinh.

Quốc Thiên

Tin khác

UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

(CLO) Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang chật vật phục hồi sau khi lượng mưa lớn nhất từng được ghi nhận đổ bộ vào quốc gia sa mạc này.

Thế giới 24h
Truyền thông Iran nói Israel đã tấn công, UAV xuất hiện trên bầu trời Isfahan

Truyền thông Iran nói Israel đã tấn công, UAV xuất hiện trên bầu trời Isfahan

(CLO) Truyền thông Iran đưa tin hôm 19/4 rằng lực lượng nước này đã phá hủy máy bay không người lái (UAV) trên bầu trời thành phố Isfahan, vài ngày sau khi Iran không kích trả đũa vào Israel.

Thế giới 24h
Argentina muốn trở thành đồng minh của NATO

Argentina muốn trở thành đồng minh của NATO

(CLO) Argentina hôm thứ Năm đã chính thức yêu cầu gia nhập NATO với tư cách là đối tác toàn cầu, trong bối cảnh chính quyền cánh hữu của Tổng thống Argentina Javier Milei muốn cường quan hệ với các cường quốc phương Tây và thu hút đầu tư.

Thế giới 24h
Thiếu niên bị buộc tội khủng bố trong vụ đâm dao giám mục Sydney

Thiếu niên bị buộc tội khủng bố trong vụ đâm dao giám mục Sydney

(CLO) Một thiếu niên 16 tuổi đã bị buộc tội khủng bố với cáo buộc đâm một giám mục nhà thờ Assyrian ở Sydney trong một buổi lễ, theo cảnh sát Úc cho biết vào thứ Sáu (19/4).

Thế giới 24h
Ấn Độ bắt đầu cuộc bầu cử lớn nhất thế giới, ông Modi được dự báo sẽ chiến thắng

Ấn Độ bắt đầu cuộc bầu cử lớn nhất thế giới, ông Modi được dự báo sẽ chiến thắng

(CLO) Hôm nay (19/4), người dân Ấn Độ bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lớn nhất thế giới để chọn ra nhà lãnh đạo của đất nước. Thủ tướng Narendra Modi được đánh giá sẽ tái đắc cử nhờ thành công và danh tiếng trong 2 nhiệm kỳ vừa qua.

Thế giới 24h