TP. HCM cam kết phát triển đô thị bền vững phải gắn liền với biến đổi khí hậu

Thứ tư, 18/05/2022 14:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi cho rằng, nhiệm vụ phát triển hạ tầng đô thị, TP. HCM đó là phát triển đồng bộ, hiện đại, liên kết và thích ứng biến đổi khí hậu.

Sáng 18/5, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" (Nghị quyết 06-NQ/TW) theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Nghị quyết 06 giúp phát triển đô thị cho TP. HCM

Tham dự và phát biểu từ điểm cầu TP. HCM, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP. HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của cả nước, là đô thị đặc biệt. Do vậy công tác quy hoạch, quản lý và phát triển bền vững đô thị TP. HCM là vấn đề rất quan trọng không chỉ của thành phố mà của cả nước. Chủ tịch TP bày tỏ đồng tình với những đánh giá, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết 06 cũng như tại hội nghị.

tp hcm cam ket phat trien do thi ben vung phai gan lien voi bien doi khi hau hinh 1

Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị.

Theo Chủ tịch UBND TP. HCM, Nghị quyết 06 có ý nghĩa rất lớn đối với TP. HCM, trong đó đã gợi mở, tháo gỡ để giúp TP. HCM phát triển đô thị không chỉ cho thành phố mà còn cho cả vùng, trong mạng lưới đô thị của cả nước. Tại hội nghị đã nêu ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mới rất thuận lợi, phù hợp với TP. HCM.

Ông Phan Văn Mãi cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND TP. HCM, các cơ quan nghiên cứu để cụ thể hóa, thực hiện Nghị quyết 06 gắn với khẩn trương khai xây dựng quy hoạch chung TP. HCM, TP Thủ Đức đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 theo các định hướng phát triển đô thị lớn, siêu đô thị với đa trung tâm.

Cụ thể, như các trung tâm đã được hình thành từ Nghị quyết lần thứ XI của Đảng bộ TP. HCM đó là thành phố phía Đông, Tây Bắc và phía Nam… gắn với các chức năng trung tâm như trung tâm tài chính, trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Liên quan đến các nhóm nhiệm vụ và giải pháp, Chủ tịch UBND TP. HCM nhấn mạnh, trước hết về nhiệm vụ phát triển hạ tầng đô thị, TP. HCM thống nhất quan điểm chỉ đạo đó là phát triển đồng bộ, hiện đại, liên kết và thích ứng biến đổi khí hậu. TP. HCM quan tâm hạ tầng đô thị, giao thông, hạ tầng số và đặc biệt là hạ tầng xã hội.

Cần có cơ chế đặc thù để phát triển hạ tầng đô thị

Chủ tịch Phan Văn Mãi thông tin, TP. HCM đã triển khai 11 đề án liên quan như đề án chống ngập, xử lý chất thải rắn, đề án phát triển hạ tầng giao thông; các dự án về đường sắt đô thị; đề án hạ tầng công nghiệp, hạ tầng dịch vụ; đề án xây dựng thành phố thông minh; đề án phát triển hạ tầng viễn thông; đề án phát triển nhà ở; chương trình phát triển cây xanh, chiếu sáng thành phố; chương trình giảm ô nhiễm môi trường,… Trong đó, TP. HCM sẽ tập trung phát triển hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số và hạ tầng xã hội.

Liên quan đến việc phát triển các hạ tầng trên, ông Phan Văn Mãi kiến nghị, quan tâm hình thành cơ chế đặc thù để thu hút các nhà đầu tư chiến lược phát triển đường sắt, đường thủy kết nối vùng TP. HCM và 7 tỉnh trong vùng nhằm thúc đẩy phát triển đô thị của vùng.

tp hcm cam ket phat trien do thi ben vung phai gan lien voi bien doi khi hau hinh 2

Đồng thời đề nghị sớm triển khai dự án đường sắt TP. HCM – TP Cần Thơ để kết nối giữa TP. HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; sớm hình thành các cơ chế thu hút nguồn đầu tư xã hội cho các dự án hạ tầng số, hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị. Theo ông Mãi, việc này sẽ phát huy được nguồn lực của xã hội rất lớn trong việc phát triển hạ tầng đô thị, khu đô thị mới cũng như trong chỉnh trang đô thị…

Đối với nhóm nhiệm vụ phát triển nhà ở, phát triển hạ tầng xã hội và đảm bảo an sinh xã hội, Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, TP. HCM đang tập trung triển khai chương trình nhà ở đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc trước mắt, đặc biệt sau đại dịch Covid-19 vừa qua.

TP. HCM cũng triển khai chương trình chỉnh trang đô thị gắn phát triển công viên cây xanh, chiếu sáng; đồng thời đang xây dựng đề án về cơ chế chính sách thu hút đầu tư xã hội để phát triển hạ tầng xã hội, đáp ứng nhu cầu về y tế, giáo dục, vui chơi giải trí cho người dân, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. TP. HCM triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân đô thị; tiếp tục phát huy vai trò hoạt động của Trung tâm An sinh TP. HCM gắn với các chương trình giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh, đặc biệt là nhóm người yếu thế.

Về phát triển kinh tế đô thị, Chủ tịch Phan Văn Mãi nhấn mạnh, TP. HCM tiếp tục nghiên cứu để triển khai, trong đó thành phố đang tập trung các giải pháp để phát triển kinh tế dịch vụ, kinh tế du lịch, kinh tế ban đêm, phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ… gắn với việc hình thành các đô thị ven sông, ven biển của TP. HCM, cũng như đô thị gắn với công nghiệp và dịch vụ.

Đồng thời, TP. HCM hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị. Sau 1 năm thực hiện triển khai Nghị quyết 131 của Quốc hội, bước đầu TP. HCM đã tạo được những thuận lợi và đạt kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn những vướng mắc, hạn chế. TP. HCM đang tích cực sơ kết sau 1 năm triển khai thực hiện, đồng thời phối hợp với Bộ Nội vụ để kiến nghị Trung ương, Chính phủ tiếp tục có những định hướng tháo gỡ, có thêm các giải pháp để thực hiện tốt hơn mô hình chính quyền đô thị.

Chủ tịch UBND TP. HCM thông tin thêm, TP. HCM đang tích cực tổng kết Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 54 của Quốc hội. Cuối năm 2022, TP. HCM sẽ báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội để có Nghị quyết mới. Trong đó, TP. HCM sẽ đề xuất các cơ chế đặc thù cho tổ chức và hoạt động của TP Thủ Đức, đây là thành phố trong thành phố tuy nhiên đang vướng nhiều cơ chế trong hoạt động.

Đồng thời, ông Phan Văn Mãi kiến nghị, đẩy nhanh công tác xây dựng quy hoạch tích hợp, quy hoạch chung để phù hợp; cần sớm có cơ chế chính sách hoặc thí điểm để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các nhà phát triển đô thị chiến lược để triển khai các mô hình phát triển đô thị mới, chỉnh trang các đô thị…

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức