TP HCM đối phó với án hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

06/02/2025 11:16

(CLO) UBND TP HCM vừa ban hành phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2025.

TP HCM cho biết, việc lên phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn cao điểm mùa khô năm 2025; đảm đảo mục tiêu cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn.

tp hcm doi pho voi an han han thieu nuoc xam nhap man hinh 1

Lo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, TP HCM lên phương án phòng, chống

Bài liên quan

Hà Tĩnh: Đã xác định nguyên nhân hàng tấn cá chim chết nổi trắng hồ

Bảo đảm nước sinh hoạt của Nhân dân trong các tháng cao điểm nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn

Lạng Sơn không được để người dân thiếu điện, thiếu nước do mưa lũ

Vĩnh Phúc: Quan tâm giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng thiếu nước sạch, an sinh xã hội

Đối với giải pháp chung bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, TP HCM yêu cầu cần theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, tình hình xâm nhập mặn, chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô; làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để từng hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn hiểu, chủ động triển khai các biện pháp dự trữ nước ngọt nhằm đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong các tháng mùa khô, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, chống thất thoát, lãng phí nước.

Cùng với đó, kiểm tra chặt chẽ nguồn nước, chủ động thực hiện sớm việc nạo vét, các biện pháp tăng cường tích trữ nước trong các ao, hồ, sông, kênh, rạch; xây dựng kế hoạch cấp nước, cân đối khả năng cung cấp nước phục vụ cho các nhu cầu sử dụng trên địa bàn.

Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn nghiêm trọng cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Về thủy lợi, TP HCM yêu cầu tổ chức quan trắc, giám sát tình hình xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng để kịp thời hướng dẫn người dân trữ nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt; đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, các công trình cấp nước; tăng cường công tác nạo vét, gia cố, duy tu sửa chữa hệ thống kênh tưới, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng ở các vùng có nguy cơ xảy ra hạn hán để đảm bảo đủ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng chống cháy rừng.

Trong đó, kiểm tra và kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định vào hệ thống công trình thủy lợi, sông, kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nước.

Về trồng trọt, thực hiện bố trí cơ cấu mùa, vụ gieo trồng phù hợp, ưu tiên sử dụng giống cây trồng có khả năng chịu mặn, chịu hạn, hiệu quả kinh tế cao; tập trung xuống giống đồng loạt, đúng thời vụ, tăng cường áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm. Đồng thời hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc đối với các loại cây trồng tại vùng có nguy cơ nhiễm mặn cao.

Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, cần thông tin rộng rãi, kịp thời về tình hình thời tiết, mức độ xâm nhập mặn, khuyến cáo người dân nuôi trồng thủy sản áp dụng mô hình nuôi phù hợp, chủ động chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, thả giống mật độ hợp lý và có biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra. Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức và người dân các giải pháp cải tạo tốt ao nuôi, xây dựng chuồng trại phù hợp với tình hình thực tế; từng bước áp dụng kỹ thuật, quy trình nuôi an toàn sinh học.

Về lâm nghiệp, rà soát các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng và cây phân tán cao với quy mô đám cháy lớn để xây dựng các phương án phòng cháy chữa cháy theo diễn biến tình hình thời tiết và thực tiễn khu vực rừng có nguy cơ xảy ra cháy lớn.

Ngoài ra, tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động người dân chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thời hạn mùa khô trên phạm vi toàn quốc (từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2025). Từ nay đến tháng 3/2025, mực nước trên sông Đồng Nai biến đổi chậm với xu thế xuống dần.

Từ cuối tháng 12/2024 đến tháng 3/2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mê Công về Đồng bằng sông Cửu Long xuống dần, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công về hạ lưu và Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp hơn 10-15% so với trung bình nhiều năm.

Mực nước sông Cửu Long dao động theo triều với xu thế xuống dần. Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020.

Trong tháng 2 và tháng 3 năm 2025, khả năng xảy ra các đợt xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông Cửu Long gây ảnh hưởng đến dân sinh, kinh tế - xã hội tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

    Nổi bật
        Mới nhất
        TP HCM đối phó với án hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO