TP.HCM đứng đầu về bệnh đột quỵ so với cả nước

03/04/2015 16:48

TP.HCM đứng đầu về bệnh đột quỵ so với cả nước

Theo khuyến cáo của Hoa Kỳ và Châu Âu từng đưa ra, khoảng 200.000 người dân sẽ cần 1 đơn vị đột quỵ (một khu trong khoa cấp cứu hoặc khoa thần kinh, có đủ khả năng áp dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu đột quỵ). Như vậy, nếu áp dụng cách tính này vào Việt Nam, thì với 86 triệu người, sẽ cần tới 430 đơn vị đột quỵ, trong khi nước ta có 21 đơn vị. Và đáng chú ý hơn là khu vực TP.HCM chiếm số đơn vị cao nhất nước - 10 đơn vị.

>>>

Vừa qua, tại trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch đã diễn ra hội thảo “Hiện trạng chăm sóc đột quỵ não và tiêu chuẩn chất lượng”. Tại đây, GS.TS Lê Văn Thành – Chủ tịch Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam đã công bố, tỉ lệ người mắc bệnh đột quỵ ngày càng gia tăng.

Với con số bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ ngày càng cao, TP.HCM là địa bàn có tỉ lệ bệnh nhân cao nhất cả nước (Ảnh Internet)

Theo đó, để minh chứng cho điều này là những con số đáng báo động, năm 2005, tại khoa bệnh lý mạch máu Bệnh viện Nhân Dân 115 TP.HCM tiếp nhận hơn 1200 ca bệnh nhân mắc chứng đột quỵ thì 8 năm sau, năm 2013, con số đã tăng lên đáng kể là gần 8000 bệnh nhân. Còn ở Hà Nội, tỉ lệ đột quỵ chỉ nằm ở mức 3 đơn vị, khi năm 1992 có hơn 2000 bệnh nhân thì đến năm 2000 cũng chỉ tăng gấp đôi, hơn 4000 bệnh nhân. Như vậy, TP.HCM là địa bàn chiếm tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ cao nhất cả nước.

Như đã nói, nước ta hiện nay có đến hơn 86 triệu dân, phải cần đến hơn 430 đơn vị đột quỵ thì nước ta mới chỉ 21 đơn vị. Vì vậy, số người mắc bệnh đột quỵ có nguy cơ gặp nguy hiểm dẫn đến tử vong, nguy hiểm đến tính mạng là rất cao vì không có các đơn vị đột quỵ.

Ở miền Nam, đặc biệt là TP.HCM, nắng nóng, nhiệt độ cao và sự chênh lệch giữa nhiệt độ ngày và đêm là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ tai biến mạch máu não. Trời càng nóng, điều hòa càng ở độ thấp, nếu chúng ta ra ngoài thì sự chênh lệch nhiệt độ dễ dẫn đến nguy cơ ngạt mũi, đau họng, đặc biệt là ở người lớn tuổi có bệnh tim mạch, dễ gây ra các biến chứng nặng dẫn đến đột quỵ.

Trước tình hình nguy cơ mắc bệnh cao gây ra di chứng và ảnh hưởng đến tính mạng, người dân cần phải có những biện pháp để phòng tránh bệnh, bỏ vệ sức khỏe cho mình và người thân(Ảnh Internet)

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do vữa xơ động mạch và tăng huyết áp. Đôi khi còn do các cục huyết khối bị rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim nặng, bệnh van tim… gây ra.Bệnh đột quỵ nếu không được cứu chữa tạm thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sẽ để lại di chứng (hơn 90% bệnh nhân bị di chứng sau đột quỵ ở nước ta).

Đứng trước tình hình khó khăn vì cơ sở đơn vị đột quỵ còn hạn chế về mặt số lượng và nguy cơ ai cũng dễ dàng mắc phải chứng bệnh này, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình, người dân cần phải tìm hiểu những biện pháp tích cực và áp dụng một cách tốt nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe, không còn nguy cơ đột quỵ!

  • VH (Tổng hợp)

    Nổi bật
        Mới nhất
        TP.HCM đứng đầu về bệnh đột quỵ so với cả nước
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO