TP. HCM: Kiến nghị đưa dịch vụ đòi nợ thuê vào danh mục cấm kinh doanh

Thứ sáu, 30/08/2019 13:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) UBND TP. HCM vừa có kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ đưa loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.

Văn bản báo cáo của UBND TP. HCM

Văn bản báo cáo của UBND TP. HCM

Văn bản báo cáo tình hình, kết quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê trên địa bàn TP. HCM được Phó chủ tịch UBND TP. HCM  Trần Vĩnh Tuyến kiến nghị Bộ Tài chính vào ngày 28/8.

Theo UBND TP, lý do cấm dịch vụ đòi nợ thuê là dựa vào thực tế quan hệ nợ là hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế, khi có tranh chấp hợp đồng các bên tham gia tự thỏa thuận hoặc khởi kiện để tòa giải quyết. Nhà nước đã có đầy đủ hệ thống pháp luật, cơ quan bảo vệ, thi hành pháp luật, như Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án ….

Đối với các vụ việc đã có quyết định, bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi hành án, thừa phát lại… là cơ quan có thẩm quyền thi hành án.

Mặt khác, việc cho pháp hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ hoạt động hợp pháp vô tình là kẽ hở để một số đối tượng (hoạt động đòi nợ thuê, xã hội đen ….) lợi dụng núp bóng đầu tư hoạt động qua hình thức cấu kết giữa các công ty tài chính, công ty đòi nợ và các đối tượng hình sự, các bang ổ nhóm tại địa phương gây hệ quả phức tạp về an ninh trật tự.

Trường hợp không đưa loại hình kinh doanh này vào ngành nghề cấm kinh doanh, kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ sửa đổi và bổ sung Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Tại báo cáo này, UBND TP cho biết, tình hình tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn TP. HCM diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Các đối tượng núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, tạo vỏ bọc để tổ chức hoạt động cho vay “tín dụng đen”  nhằm thu lợi bất chính.

Nếu các con nợ không trả, họ thường sử dụng nhân viên hoặc thuê các đối tượng hình sự tiến hành đòi nợ trái pháp luật làm sợ hãi hoặc gây hoang mang, thiệt hại kinh tế, mất uy tín cho nạn nhân và gia đình nạn nhân.

Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ một bộ phận người dân có nhu cầu vay vốn nhanh không cần thế chấp tài sản, không đáp ứng được điều kiện vay vốn tại các kênh cung cấp tín dụng chính thức nên tìm đến cá nhân, cơ sở hoạt động “tín dụng đen”.

Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên xuống cấp về đạo đức, tham gia các hoạt động tệ nạn (cờ bạc, ma túy …) hoặc do nhu cầu bất hợp pháp đã tìm đến cá nhân, cơ sở hoạt động cho vay “tín dụng đen”, khi không có khả năng chi trả thì phát sinh hệ lụy đòi nợ trái pháp luật.

Ngoài ra, hiện nay các công ty đòi nợ thuê đã biến tướng thành lập thêm pháp nhân công ty bảo vệ, khi tiến hành đòi nợ thuê thì sử dụng nhân viên bảo vệ tham gia để gây áp lực khách hàng, dẫn đến khó khăn trong công tác xử lý hành chính của cơ quan chức năng.

Theo số liệu thống kế, tính đến hết quý I/2019, trên địa bàn TP. HCM có 45 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, trong đó 42 công ty trong nước và 3 công ty có yếu tố người nước ngoài. Tổng số người làm nghề này là 711 người, trong đó có 706 người Việt Nam và 5 người nước ngoài.

Tuy vậy, đến nay Công an TP cũng chỉ kiểm tra đột xuất 2 lượt doanh nghiệp, phát hiện vi phạm và xử phạt hành chính với số tiền 3 triệu đồng. Qua đơn phản ánh, Công an TP đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 1 trường hợp với số tiền là 1,5 triệu đồng.

Thái Sơn

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp