TP. HCM: Rác thải từ các hộ dân cách ly F1, F0 được xử lý ra sao?

Thứ hai, 26/07/2021 13:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cùng với việc UBND TP. HCM cho phép thực hiện cách ly y tế tại nhà, theo đó nguồn rác thải y tế có yếu tố dịch tễ tại các địa phương đang là vấn đề quan tâm của không ít người dân.

Rác thải y tế được thu gom và đưa đi xử lý ngay trong ngày, không để tồn đọng qua ngày trong khu dân cư.

Rác thải y tế được thu gom và đưa đi xử lý ngay trong ngày, không để tồn đọng qua ngày trong khu dân cư.

Trong thời gian qua, để thu gom, vận chuyển hết lượng rác có nguy cơ lây nhiễm phát sinh từ các khu dân cư về nhà máy xử lý an toàn, ngành môi trường thành phố huy động nhiều lực lượng tham gia.

Nếu như trước đây chỉ có Công ty Môi trường đô thị TP. HCM thu gom, xử lý rác thải y tế thì nay có thêm Công ty Việt Úc, Công ty Mộc An Châu, Công ty Sài Gòn Xanh cùng tham gia.

Đặc biệt, sau khi UBND TP sẽ cho phép thực hiện cách ly F1, F0 tại địa phương, Sở Tài nguyên & Môi trường đã chuyển về cho các quận, huyện và TP. Thủ Đức chủ động trong các trường hợp, thực hiện phân loại và xử lý rác thải đúng quy định, đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Ông Nguyễn Đình Nghị, Phó Chủ tịch UBND phường 1 (quận Tân Bình - TP. HCM) cho biết, tùy vào tình hình thực tế mà thời gian có sự thay đổi lực lượng chịu trách nhiệm thu gom rác thải có yếu tố dịch tễ trên địa bàn. Mặc dù vậy, việc thu gom, vận chuyển vẫn luôn được đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch.

Cụ thể, trước đây việc thu gom rác tại các khu cách ly đều do Công ty CP Dịch vụ Công ích quận Tân Bình thực hiện. Tuy nhiên thời gian gần đây, số lượng khu cách ly trên địa bàn quận liên tục tăng, dẫn đến quá tải. Để đảm bảo thời gian theo quy định trong phòng chống dịch nên công việc này hiện được giao lại cho xe rác dân lập của các Hợp tác xã. Trong trường hợp khu vực cách ly nào có rác thải y tế phát sinh tăng cao thì Công ty CP Dịch vụ Công ích quận vẫn đứng ra xử lý.

Mặc dù do quá tải, phải giao việc thu gom rác thải tại các khu cách ly, thậm chí hộ gia đình có F1, F0 cách ly tại nhà cho các xe rác dân lập nhưng việc thu gom vẫn theo đúng quy định trong phòng chống dịch bệnh.

Cụ thể, các hộ dân trong khu cách ly, phong tỏa, có F1, F0 cách ly tại nhà phải thực hiện nghiêm việc phân loại giữa rác thải y tế và rác thải sinh hoạt. Theo đó, hằng ngày các xe rác dân lập sẽ đến thu gom theo thời gian cố định. Tất cả các loại rác thải này đều được phun khử khuẩn trước khi đưa lên xe vận chuyển, nhân viên thu gom đều được trang bị bảo hộ phòng chống dịch.

Nguồn rác này sẽ được đưa về Công ty dịch vụ công ích của quận tập kết và đưa đi xử lý. Theo đó, rác thải y tế có yếu tố dịch tễ sẽ được đưa đến các nhà máy để đốt, còn rác thải sinh hoạt xử lý bằng việc chôn lấp. Nhờ sự phối hợp này mà việc xử lý rác thải y tế được xử lý nhanh, kịp thời, không để tồn đọng quá lâu trong khu dân cư.

Theo Phó Chủ tịch UBND phường 1 (quận Tân Bình - TP. HCM) Nguyễn Đình Nghị, trong thời gian qua nhờ các hộ dân trong khu cách ly, phong tỏa và cả các hộ dân bên ngoài trên địa bàn phường đều thực hiện tốt việc phân loại rác thải, nên việc thu gom rác trên địa bàn vẫn diễn ra thuận lợi, chưa phát sinh vấn đề làm ảnh hưởng đến quy định về phòng chống dịch bệnh.

Rác thải y tế được phân loại từ đầu nguồn sẽ phần nào giảm được áp lực xử lý hiện nay của TP. HCM.

Rác thải y tế được phân loại từ đầu nguồn sẽ phần nào giảm được áp lực xử lý hiện nay của TP. HCM.

Ông Nghị cho rằng, nếu mọi người dân đều ý thức trong việc phân loại rác thải tại nguồn, đặc biệt là rác thải y tế có yếu tố dịch tễ thì từ việc nhỏ này có thể góp phần giảm được phần nào áp lực xử lý xử lý rác thải nguy hại của TP. HCM hiện nay.

Liên quan đến việc xử lý rác thải y tế, hiện tổng lượng rác thải y tế phát sinh tại các khu cách ly tập trung và bệnh viện dã chiến đã lên tới hơn 70 tấn/ngày. Để thu gom, vận chuyển hết lượng rác có nguy cơ lây nhiễm về nhà máy xử lý an toàn, TP. HCM đang phải huy động gần 100 xe và gần 500 công nhân làm việc liên tục.

Tuy nhiên lượng rác thải y tế có yếu tố dịch tễ thải ra mỗi ngày của TP. HCM chưa dừng lại ở hơn 70 tấn/ngày như hiện nay mà đang tăng lên từng ngày. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở TN&MT TP. HCM thì năng lực xử lý của TP. HCM hiện nay là 100 tấn/ngày.

Vì vậy, bên cạnh việc các cơ quan chức năng cấp bách chuẩn bị các kịch bản xử lý tiếp theo thì người dân cũng cần chung tay, góp sức trong việc phân loại tại nguồn để loại rác thải tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh này được xử lý an toàn.

Thanh Hải

Tin khác

Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

(CLO) Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu tràn xuống nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã xuất hiện giông lốc, mưa đá ngày 28/3. Hàng trăm ngôi nhà của người dân đã bị sập, tốc mái.

Đời sống
Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Đời sống
Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

(CLO) Mặc dù được đưa vào phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản tuy nhiên mỏ đất vật liệu san lấp tại xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá chưa thể tổ chức đấu giá vì vấp phải sự phản đối của người dân.

Đời sống
Kho hàng của 'hotgirl' Nguyễn Hoàng Mai Ly 'khủng' cỡ nào?

Kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly "khủng" cỡ nào?

(CLO) Số hàng hoá này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc tại kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly trị giá 20,1 tỷ đồng.

Đời sống
Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

(CLO) Một lượng lớn bùn đất, rác thải xây dựng tại các dự án trên khúc sông dài 1km đi qua trung tâm thành phố Ninh Bình có dấu hiệu đổ thải không đúng quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đời sống