Bí thư Thành ủy TP.HCM khóa XI Nguyễn Văn Nên, trong những chia sẻ đầu tiên với báo giới tại họp báo thông tin kết quả Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, đã nhắc đến niềm tin ấy. Dù không giấu giếm rằng “cảm xúc đầu tiên là cảm thấy lo lắng”, dù thừa nhận “công việc trước mắt là đồ sộ, lớn lao, tất cả đều là công việc cực kỳ quan trọng, làm thế nào cho xứng đáng với vị trí, tầm vóc, vai trò trách nhiệm của một Đảng bộ TP.HCM mang tên Bác”, nhưng, dường như với người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM, niềm tin là hành trang tiên quyết nhất để vượt qua những thử thách vô cùng lớn ấy.

Và đến giờ này, sau những tháng đầu tiên đứng trên trọng trách mới, người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM hẳn có thêm nhiều cơ sở để củng cố niềm tin đó. Năm 2020, trong bối cảnh cả nước nói chung và TP.HCM bị tác động bởi dịch Covid-19, kinh tế giảm sút, GRDP của thành phố tăng 1,39% so với cùng kỳ năm 2019 - mức tăng trưởng được các chuyên gia nhìn nhận là “có dấu hiệu tích cực trong bối cảnh hiện nay”. Thành phố tiếp tục giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế cả nước, đóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước. Quy mô kinh tế của TP. thậm chí lớn hơn một số nước trong khu vực, trong đó có sự đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp. Cơ cấu kinh tế TP. đã chuyển dịch đúng hướng, gia tăng các ngành có hàm lượng khoa học, công nghệ cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh và luôn giữ mức cao vượt trội so với mặt bằng chung của cả nước. 

Diện mạo đô thị của TP.HCM không ngừng được chỉnh trang theo hướng hiện đại, với hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn chỉnh, tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của người dân. Năm 2020 là năm Đảng bộ thành phố tập trung thúc đẩy các dự án trọng điểm, song song đó, thành phố tiếp tục triển khai Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành Thành phố thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”; hoàn thành quy hoạch và triển khai Đề án xây dựng Khu đô thị sáng tạo phía Đông thành phố; xây dựng Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh... Qua đó xây dựng hạ tầng đồng bộ cho sự bứt phá của thành phố trong tương lai.

Chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới, TP. Hồ Chí Minh đã và đang triển khai xây dựng 3 chương trình đột phá và 1 chương trình trọng điểm với 44 chương trình, đề án thành phần thuộc nhiều lĩnh vực.

Trong “cuộc chiến chống dịch Covid-19”, cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở đều tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh. TP. đã thành lập Ban Chỉ đạo về phòng chống dịch cấp TP. và tại tất cả cơ quan, đơn vị, chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với dịch bệnh và vận dụng linh hoạt, hiệu quả đối với từng đợt bùng phát dịch bệnh trên địa bàn. TP.HCM cũng là địa phương đầu tiên của cả nước xây dựng và triển khai các bộ chỉ số an toàn trong phòng chống dịch, đồng thời phát huy vai trò của các cơ quan báo đài, thông tin kịp thời tình hình diễn biến dịch bệnh và các chỉ đạo của Trung ương, thành phố để người dân tuân thủ trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. TP. cũng phát động phong trào Thi đua 200 ngày, trong đó có nội dung quan trọng là đặt ra “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện phức tạp của dịch Covid-19, TP.HCM đã chủ động xây dựng chuỗi liên kết phát triển du lịch giữa thành phố với các tỉnh, thành trên cả nước để kích cầu thị trường du lịch nội địa, nhờ đó, lượng khách đến thành phố đã tăng trưởng trở lại, doanh thu du lịch đạt hơn 84.000 tỷ đồng trong năm 2020. 

Và với yếu tố được coi là điều kiện tiên quyết cho mọi thành công: yếu tố con người, thì như chia sẻ của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang: “Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa XI là những nhân sự mạnh nhất có thể tại thời điểm này”. Và thực tế, nhìn từ Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI đều không khó để nhận ra, hầu hết là những người trưởng thành sau ngày đất nước được giải phóng, được đào tạo bài bản và phần lớn có kinh qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý. Trong đó, nhân sự người đứng đầu Đảng bộ TP, như nhìn nhận của Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM: Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiến cử ông Nguyễn Văn Nên vào vị trí lãnh đạo cao nhất TP. là sự lựa chọn hòa nhịp với TP.HCM. Bản thân ông Nên từng trải qua các nhiệm vụ quan trọng, như Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng… Môi trường công việc được tiếp cận với phong thái, tư duy, phong cách, nền nếp của Bộ Chính trị đã tạo cho ông sự điềm đạm về tính cách, luôn thận trọng khi xử lý công việc.

Những thành quả ấy, yếu tố con người ấy là cơ sở, là niềm tin để thành phố mang tên Bác vững tin bước vào giai đoạn phát triển mới với những kỳ vọng bứt phá mới.

Niềm tin, kỳ vọng đang tràn đầy, nhưng cũng không thể phủ nhận, những khó khăn, thách thức, kể cả những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm  mà TP.HCM đang và sẽ phải đối mặt, phải giải quyết rốt ráo trên hành trình phát triển, để xứng đáng với vị thế cần có của mình, là không hề nhỏ. Thách thức ấy, như đã được chỉ rõ tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, là: tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế đặc biệt quan trọng của TP; mức độ vượt trội về tăng trưởng kinh tế so với cả nước giảm dần; Kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập; Quy hoạch và quản lý đô thị chưa theo kịp yêu cầu phát triển; Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế; Khoa học - công nghệ chưa thật sự trở thành động lực phát triển; Cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí có lúc có nơi chưa đạt yêu cầu…

Bên cạnh đó, nhìn lại một nhiệm kỳ phát triển vừa qua, trong rất nhiều những bài học kinh nghiệm mà thành phố rút ra được cho mình, không thể không nhắc tới bài học kinh nghiệm đắt giá về công tác cán bộ. Sai phạm tại dự án Khu đô thị Thủ Thiêm khiến cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải bị cách chức; Cựu Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân và hai cấp phó bị kỷ luật. Ngoài vụ Thủ Thiêm, hàng loạt các cán bộ cấp cao của thành phố, hàng loạt quan chức cấp sở, ngành, quận,huyện khác bị kỷ luật về Đảng hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử... Như lời nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trựcThành ủy TP.HCM Võ Văn Cương thì:TP.HCM chưa bao giờ sai “dữ dội” và ở cấp cao như vậy. Nhìn nhận lại tính nghiêm minh trong thực thi kỷ luật Đảng; hoàn thiện và nghiêm thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực, rà soát để hoàn thiện khung pháp lý; chấn chỉnh công tác cán bộ... đó dường như là những “đầu việc” mà TP.HCM phải làm và làm đến nơi đến chốn.

Khó khăn không ít, lo âu còn đó, nhưng như lời Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, lo nhưng không áp lực mà phải biến cái lo thành hành động cụ thể.

Những hành động cụ thể ấy đã lần lượt được những người lãnh đạo cao nhất của TP.HCM chia sẻ, đó là việc ưu tiên nâng cao chất lượng sống của người dân, đó là việc xây dựng chính quyền đô thị, đẩy nhanh xây dựng và hoàn thành các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm để giải quyết ùn tắc; cải thiện môi trường đầu tư. Trong đó việc xây dựng chính quyền đô thị là thời cơ để thành phố phát triển nhanh hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Trong hàng loạt những hành động cụ thể ấy, có những việc được xem là “những việc cần làm ngay”: như giải quyết dứt điểm vấn đề Thủ Thiêm. “Trong nhiệm kỳ mới, Đảng bộ, chính quyền thành phố tiếp tục khắc phục khó khăn tồn tại và huy động nguồn lực để hoàn chỉnh Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo đúng mục tiêu đặt ra” - ông Nguyễn Thành Phong - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM, khẳng định tại buổi họp báo về kết quả Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Không dừng lại ở đó, ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, Khu đô thị mới Thủ Thiêm phải trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế, đồng thời là hạt nhân của khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông.

Người đứng đầu UBND TP.HCM cũng không quên nhấn mạnh tới câu chuyện xây dựng thành phố Thủ Đức – nơi đang được xem là hạt nhân thúc đẩy kinh tế TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, với Đề án thành lập thành phố Thủ Đức - đây sẽ là mô hình “thành phố trong thành phố”, nhằm biến nơi đây thành “hạt nhân” thúc đẩy kinh tế TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Còn với người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM, “những việc cần làm ngay” đôi khi là những hành động rất cụ thể, rất giản đơn như việc ngày 25/10/2020, ông cùng Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong và một số lãnh đạo sở, ngành đã đi thực địa khảo sát một số điểm ngập nước trên địa bàn quận Thủ Đức, từ đó cho thấy rõ quyết tâm của TP. trong việc sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ngập trên địa bàn. Đoàn lãnh đạo thành phố đã đi đến những địa điểm thực tế để tận mắt thấy được và chia sẻ với người dân về những khó khăn gặp phải do ngập nước gây ra, từ đó đặt ra trách nhiệm của mình phải làm thế nào để xử lý càng sớm, càng tốt. Trên tất cả, theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, phải làm thế nào để “Không để nợ dân thành nợ xấu”.

Tâm thế quyết “không để nợ dân” ấy, những hành động quyết liệt cụ thể ấy, cùng với lời cam kết từ Bí thư Thành ủy TP.HCM: “Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XI sẽ là một tập thể gương mẫu, đoàn kết ý chí và hành động”… tất cả giúp người dân thành phố mang tên Bác có thể nuôi niềm tin rằng, thành phố mà họ đang sống nhất định sẽ có sự đổi mới và đột phá mạnh mẽ. Ngọn lửa của niềm tin, sáng tạo, quyết tâm đã được thắp lên, và “con tàu” thành phố nhất định sẽ tiến nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn, vững chắc hơn. Thành phố sẽ phát triển xứng đáng với vị thế “đầu tàu”, Thành phố mang tên Bác - Thành phố Anh hùng.

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

(CLO) Trong 2 năm cơ quan thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ hoạt động thương mại điện tử.

Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

(CLO) Diễn đàn Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh, Thúc đẩy tăng trưởng bền vững sẽ là một bước quan trọng trong việc thảo luận, chia sẻ ý kiến và đề xuất các giải pháp tiên tiến để đối mặt với những thách thức và khai thác những cơ hội trong thời đại số hóa và bảo vệ môi trường.

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.