TP.HCM - Những tháng ngày căng mình chống dịch

Thứ hai, 31/01/2022 08:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trải qua gần 5 tháng căng mình chống dịch, TP.HCM đã dần bước vào giai đoạn bình thường mới - giai đoạn “tự chữa lành”. Nhìn lại khoảng thời gian ấy, có mất mát, có yêu thương, khiến cho chúng ta ngày càng khâm phục sự kiên cường, độ “lỳ” của mảnh đất đầy hoa lệ này.

Từ những ngày đầu “vật vã”

Ngày 18/5, TP.HCM phát hiện những ca bệnh đầu tiên ở đợt dịch thứ 4, từ hai chuỗi lây nhiễm gồm chuỗi “Công ty Grove ở quận 3” và chuỗi “Bánh canh O Thanh quận 3”.

tphcm  nhung thang ngay cang minh chong dich hinh 1

Ngày 26/5, TP.HCM ghi nhận 3 trường hợp nghi dương tính với COVID-19 có liên quan đến “Hội thánh truyền giáo Phục Hưng” (tại số 415/8/4 đường Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp).

Đến ngày 1/6, Bộ Y tế tiếp tục công bố có 210 trường hợp dương tính COVID-19 có liên quan đến nhóm truyền giáo. Bên cạnh đó, 6 tỉnh miền Nam gồm Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Tây Ninh, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đắk Lắk cũng có ca nhiễm liên quan đến chuỗi lây nhiễm liên quan đến Hội thánh trên và chuỗi lây tại Bệnh viện Hoàn Mỹ.

Sự lan rộng nhanh chóng từ hai chuỗi lây này và những nguồn lây khó xác định khác, khiến TP.HCM đã dần rơi vào tình thế “mất dấu” trong quá trình truy vết nguồn lây.

Không dừng lại ở đó, khi biết tin TP.HCM có kế hoạch bắt đầu tăng cường các biện pháp chống dịch, nhiều người dân đã ồ ạt đến siêu thị để mua thực phẩm dự trữ, khiến cho nhiều nơi rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc truy vết, ngăn chặn nguồn lây diễn ra vô cùng khó khăn.

Bắt đầu đợt giãn cách toàn thành phố đầu tiên

Đến 0h ngày 31/5, TP.HCM bắt đầu áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên toàn thành phố theo Chỉ thị 15+ (riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) áp dụng theo Chỉ thị 16), phong tỏa các khu vực liên quan đến chuỗi lây nhiễm. Người dân chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết; không tụ tập quá 5 người nơi công cộng; tăng cường thêm một số biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm việc giãn cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; cấm tụ tập quá 5 người nơi công cộng, thực hiện giờ giới nghiêm nghiêm ngặt. Ngoài ra, TP.HCM còn yêu cầu dừng những hoạt động không cần thiết; siêu thị chỉ bán những thực phẩm thiết yếu; khuyến khích các công ty, doanh nghiệp làm việc trực tuyến; các tòa cao ốc phải mở cửa sổ để thông thoáng,…

tphcm  nhung thang ngay cang minh chong dich hinh 2

TP.HCM cấp tốc phủ vaccine ngừa COVID-19.

Những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội, đường sá TP.HCM trở nên vắng vẻ do người dân chỉ ra ngoài khi cần thiết. Hàng quán thực hiện quy định bán mang về, các trung tâm thương mại, tụ điểm vui chơi đóng cửa hoàn toàn, chấp hành nghiêm giãn cách xã hội. Người dân cũng được phát phiếu đi chợ để tránh tập trung đông người.

Song, các ca bệnh vẫn tăng “chóng mặt” theo từng ngày, báo hiệu khoảng thời gian “đen tối” sắp diễn ra. Từ ngày 29/4 đến ngày 10/6, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 562 ca mắc; đến 30/6 con số được ghi nhận đã lên tới 3.818 ca.

Đối mặt với đỉnh dịch

Sang cuối tháng 7, đầu tháng 8, TP.HCM ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng “kỷ lục”, trung bình xấp xỉ 5.400 ca/ngày. Trong tháng 7, ngày 27/7 ghi nhận số ca mắc cao nhất với 6.318 (thấp nhất là ngày 2/7, với 419 ca). Trong tháng 8, ngày 28/8 ghi nhận số ca mắc cao nhất với 5.481 ca nhiễm (thấp nhất là ngày 4/8, với 3.300 ca).

Điều này đã tạo áp lực khủng khiếp lên hệ thống y tế TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Thực tế, chỉ có hơn 200 bệnh nhân ra viện nhưng có đến gần 8.000 bệnh nhân nhập viện. Tỷ lệ chuyển nặng đợt dịch này cũng tăng cao, mỗi ngày có hơn 800 nhân chuyển nặng khiến nhu cầu oxy, máy thở, y bác sĩ trở nên vô cùng cấp thiết.

Nhằm giải quyết vấn đề quá tải bệnh nhân, từ đầu tháng 7, TP.HCM đã thành lập 16 bệnh viện dã chiến với quy mô khoảng 37.000 giường, được trưng dụng từ khu nhà tái định cư của thành phố, các ký túc xá của trường đại học, cao đẳng với nhiệm vụ tiếp nhận điều trị các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

Sở Y tế TP.HCM thông báo áp dụng mô hình tháp điều trị 4 tầng, trong đó: 30.000 giường điều trị bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng; 2.500 giường điều trị F0 có triệu chứng; 3.000 giường điều trị F0 có triệu chứng và có bệnh nền; 1.200 giường hồi sức bệnh nhân nặng, nguy kịch.

tphcm  nhung thang ngay cang minh chong dich hinh 3

Lực lượng y bác sĩ, công an, quân đội vào TP.HCM chống dịch.

Tuy nhiên, khi bước sang tháng 9, tháng 10, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 một lần nữa gây sức ép cho hệ thống y tế, khi số ca mắc gấp 10 lần so với số giường chuẩn bị.

Ai ở đâu ở yên đó, cả nước đồng lòng cùng miền Nam chống dịch

Trong gần 5 tháng, TP.HCM đã phải gia hạn khá nhiều lần các đợt giãn cách, ở các cấp độ khác nhau như Chỉ thị 15, 15+, 16, 16+, 19. Thế nhưng, người dân dường như không bị cô lập trước các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống bởi đã có sự hỗ trợ của lực lượng tuyến đầu chống dịch. Thành phố triển khai nhiều hoạt động thiết thực như đi chợ hộ, hỗ trợ tư vấn F0 qua điện thoại, các gói hỗ trợ lao động thất nghiệp, người có hoàn cảnh khó khăn.

TP.HCM đã nhận được sự chi viện của hàng chục nghìn cán bộ công an, quân đội và khoảng 17.000 y bác sĩ ở khắp các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Dương, Cần Thơ, Quảng Ninh,…

Bên cạnh đó, màu áo xanh của các tình nguyện viên ngày càng phủ đầy hơn. Họ len lỏi khắp các nẻo đường, thực hiện công tác lấy mẫu, truy vết F0, hỗ trợ người dân, cung ứng nhu yếu phẩm để duy trì cuộc sống. Tại đây, có những tình nguyện viên tham gia chống dịch ngay từ những ngày đầu phát động, cũng có những người từng là F0, nay đăng ký tình nguyện để “trả ơn” cuộc đời.

Đổi chiến lược cách ly F0, F1 tại nhà, cấp tốc phủ vaccine và thí điểm mở cửa trường học

Từ ngày 21/6, TP.HCM bắt đầu kế hoạch tiêm phủ vaccine và được chọn là nơi ưu tiên phân bổ vaccine nhiều nhất. Thời điểm này, Việt Nam nhập thành công 966.300 liều vaccie Astra Zeneca, trong đó, TP.HCM đã được phân bổ gần 86% trên tổng số liều (836.000 liều).

tphcm  nhung thang ngay cang minh chong dich hinh 4

Đinh Hoàng Bảo Trâm (18 tuổi) là tình nguyện viên chống dịch, không may trở thành F0. Sau khi khỏi bệnh, Trâm lập tức trở lại bệnh viện tiếp tục làm tình nguyện viên.

Từ 11 nhóm đối tượng tuyến đầu chống dịch, đến nay, mọi người dân trên 18 tuổi đủ điều kiện đều được tiêm vaccine. Càng về sau, vaccine đã đến “tận tay” của những người cao tuổi, mắc các bệnh lý nền, thai phụ, phụ nữ nuôi con nhỏ. TP.HCM còn triển khai tiêm lưu động cho người lớn tuổi, người không thể đến các điểm tiêm vaccine.

Cũng từ cuối tháng 10, TP.HCM đã tiêm vaccine cho học sinh và cho phép học sinh tại địa bàn cấp độ dịch 1, 2 có thể đến trường. Điều kiện là phải đảm bảo hoạt động phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT. Riêng các cơ sở địa bàn dịch cấp độ 4, không được cho học sinh đến trường.

Nới lỏng giãn cách, thẻ xanh COVID và lộ trình bình thường mới

0h ngày 1/10, TP chính thức từng bước mở cửa, tiến vào thời kỳ “bình thường mới”. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ban hành Chỉ thị 18 về “Tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố”.

Lực lượng chức năng TP.HCM tăng cường kiểm soát lưu thông tại các chốt cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh. Tại các chốt kiểm soát này tiếp tục kiểm tra phương tiện, người tham gia lưu thông bằng mã QR và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực. Chỉ thị 18 cũng cho phép nhiều hoạt động được mở lại trong điều kiện giới hạn số người, yêu cầu tiêm đủ 2 mũi vaccine, đảm bảo quy tắc 5k,…

Từ ngày 16/9, quận 7, huyện Cần Giờ, Củ Chi, những khu chế xuất và khu công nghệ cao là những đơn vị đầu tiên thí điểm “thẻ xanh COVID-19”, tiếp đó, tại nhiều quận, huyện trên địa bàn TP.HCM. Việc áp dụng Thẻ xanh COVID-19 được đánh giá là bước đi phù hợp nhằm giúp TP.HCM thực hiện tốt lộ trình bình thường mới.

Đồng thời, TP.HCM cũng xây dựng 11 chiến lược cho lộ trình này, bao gồm các chiến lược về y tế, an sinh xã hội, sản xuất kinh doanh.

tphcm  nhung thang ngay cang minh chong dich hinh 5

Các cơ sở kinh doanh, giáo dục,… trên địa bàn thành phố hoạt động theo cấp độ dịch.

 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

Ngày 11/10, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Nghị quyết được ban hành nhằm thực hiện mục tiêu hạn chế thấp nhất ca nhiễm, ca chuyển nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể.

Chiều 16/11, Chủ tịch UBND TP.HCM - ông Phan Văn Mãi đã ký ban hành Quyết định 3900 về quy định tạm thời các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố.

Theo đó, quyết định này thay thế cho một số nội dung trong Chỉ thị 18 và nhiều văn bản khác liên quan đến việc đi lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh, ăn uống mà UBND TP.HCM ban hành trước đây.

tphcm  nhung thang ngay cang minh chong dich hinh 6

TP.HCM bước vào giai đoạn giãn cách đầu tiên trong đợt dịch thứ 4.

Người dân sử dụng ứng dụng “PC-COVID” của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 khi tham gia các hoạt động được quy định tại quyết định này.

Các hoạt động kinh tế - xã hội tuân thủ quy định của các bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.

Thời gian qua, người dân TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung đã phải trải qua nhiều mất mát, đau thương. Theo thống kê, có trên 2.000 trẻ mồ côi vì dịch COVID-19. Hàng nghìn doanh nghiệp phá sản, đứt gãy chuỗi cung ứng. Nhiều người thất nghiệp, ảnh hưởng tâm lý, dẫn đến tình trạng ồ ạt trở về quê.

Nhưng rồi cũng sẽ có những cánh tay vươn ra cứu giúp. Các gói hỗ trợ ngày càng đến tay người dân, những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đang ngày được triển khai, ngày càng nhiều những em bé mồ côi được thụ hưởng sự giúp đỡ...

Đi đến cuối đường hầm sẽ thấy được ánh sáng. TP.HCM từng “yếu đuối” bởi những chuỗi ngày “bị ốm”, nhưng cũng đang dần vực dậy sau những nỗ lực mạnh mẽ nhất.

Thúy Vy

Bình Luận

Tin khác

Những “Giọt nước nghĩa tình” tiếp sức người dân vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang

Những “Giọt nước nghĩa tình” tiếp sức người dân vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang

(CLO) Công ty Tân Hiệp Phát cùng Báo Công An TP. HCM, Hội Phụ nữ Công an TP. HCM, Công an Tiền Giang, Công an Bến Tre, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bến Tre vừa trao tặng gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 và 620 khối nước ngọt đến cho người dân vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang.

Đời sống
Ô tô tông sập cửa kính Phòng Cấp cứu của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Ô tô tông sập cửa kính Phòng Cấp cứu của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

(CLO) Tài xế điều khiển ô tô đến trước khu vực Phòng Cấp cứu của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Song, khi xuống xe người này quên không kéo thắng tay, khiến ô tô tự di chuyển đâm sập cửa kính rồi lao vào bên trong.

Đời sống
Lào Cai: Kịp thời phát hiện, thu giữ lô hàng hơn 500 máy và phụ kiện thuốc lá điện tử

Lào Cai: Kịp thời phát hiện, thu giữ lô hàng hơn 500 máy và phụ kiện thuốc lá điện tử

CLO) Công an thành phố Lào Cai cho biết, cơ quan này vừa phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường Lào Cai kiểm tra, phát hiện và thu giữ lô hàng hơn 500 máy và phụ kiện thuốc lá điện tử trên địa bàn phường Kim Tân.

Đời sống
Chương trình “Đổi sách lấy cây” lan tỏa thông điệp sống xanh, giúp học sinh nghèo vững bước đến trường

Chương trình “Đổi sách lấy cây” lan tỏa thông điệp sống xanh, giúp học sinh nghèo vững bước đến trường

(CLO) Chương trình “Đổi sách lấy cây” là một hoạt động thường niên do nhóm từ thiện Fly To Sky tổ chức với thông điệp lan tỏa lối sống xanh; đồng thời tạo động lực giúp các em học sinh nghèo vươn lên, khắc phục khó khăn, vững bước trên con đường học tập.

Đời sống
Dự báo thời tiết 14/5/2024: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng

Dự báo thời tiết 14/5/2024: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 14/5/2024, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng, đêm mưa dông. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên ngày nắng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C. Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt trên 37 độ C.

Đời sống