TPHCM: Gần chục hộ dân sống "lay lắt" 20 năm trên đất "dính" quy hoạch!

Thứ ba, 13/11/2018 08:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dù nhận được thông báo đất "dính" quy hoạch nhưng gần 20 năm trôi qua, hàng chục hộ dân vẫn không thấy dự án nào được thực hiện, khiến cuộc sống của người dân "bất an" vì không thể an cư.

Báo Công luận
Nhiều người dân luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ khi phải tháo dỡ các căn nhà 

Đi không được, ở không xong

Phản ánh đến báo Nhà báo & Công luận, đại diện 7 hộ dân gồm: Phạm Thị Kim Liên, Phạm, Phạm Thị Kim Hương, Phạm Thái Hùng, Đào Thị Sâm, Lưu Bá Hùng, Phạm Quốc Tuấn, Trần Văn Thành cho biết, năm 1998, mẹ của họ là bà Trần Thị Chín được UBND quận 8 cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số 00007QSDĐ/3803/QĐ-UB đối với diện tích đất là 1.655m2 thuộc thửa đất số 23, tờ bản đồ số 1 (nay thuộc thửa số 7 tờ 89 bản đồ địa chính phường 6, quận 8). Sau đó, bà Chín và chồng bà có chia mảnh đất này cho mỗi người con, cháu một phần đất để tự tạo cuộc sống riêng.

Tới năm 1999, Nhà nước có thông báo toàn bộ thửa đất nói trên đều thuộc quy hoạch công viên cây xanh. Mặc dù vậy, từ thời điểm có thông báo đến năm 2015 vẫn chưa có dự án nào được triển khai trên diện tích đất nói trên. Trong khi đó, hàng chục người được thừa hưởng các lô đất từ bà Chín luôn sống trong cảnh thấp thỏm đợi chờ được đền bù giải tỏa mà không thể xây dựng nhà kiên cố để ổn định cuộc sống lâu dài.

Vào năm 2015, sau khi được sự chấp thuận và chỉ dẫn của cán bộ địa phương, những hộ dân này đã hùn vốn xây dựng trang trại trồng nấm và ở tạm tại đó để trông coi. Tuy nhiên, vì thiếu kiến thức trong việc nuôi trồng nấm nên việc kinh doanh của họ bị thua lỗ và thất bại. Theo đó, khi “đuối sức” về tài chính và không còn nơi nào để đi, các hộ dân đành phải tiếp tục tạm trú ở các căn nhà trong trang trại.

Báo Công luận
 Năm 2015, UBND quận 8 chấp thuận cho bà Trần Thị Chín được đầu tư xây dựng trang trại 

Đáng chú ý, sau 3 năm “để yên” cho các ngôi nhà được được tồn tại trên đất từng được thông báo là thuộc diện quy hoạch thì đến ngày 12/1/2018, UBND quận 8 bất ngờ ban hành các Quyết định Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc những hộ dân nêu trên phải tự tháo dỡ các công trình nhà ở mà họ đã xây xong và vào ở từ năm 2015. Sự việc này khiến các hộ dân vô cùng hoang mang, lo lắng vì sợ nhà bị tháo dỡ không có “chốn dung thân”.

Trên khuôn mặt thất thần vì sợ rằng rồi đây tất cả gia đình sẽ rơi vào cảnh "mà trời chiếu đất" bà Hương nước mắt lưng tròng cho biết, "Bao nhiêu vốn liếng gom góp được chúng tôi đã đầu tư cả vào việc xây dựng trang trại trồng nấm. Việc làm ăn thất bại, nợ nần chúng tôi còn chưa trả hết mà giờ phá dỡ những ngôi nhà này thì chúng tôi chẳng biết đi đâu. Còn tiếp tục ở lại đây thì không còn chỗ che nắng mưa, nếu phải tháo dỡ các căn nhà đã xây. Chúng tôi khốn khó đủ đường khi đi không được, ở cũng không xong”.

Được biết, các gia đình có đất nằm trong diện “quy hoạch công viên cây xanh” đều có người già và trẻ nhỏ, người già nhất đã gần 80 tuổi và trẻ nhỏ nhất mới 4 tháng tuổi, tổng cộng khoảng 50 nhân khẩu. Hoàn cảnh các gia đình cũng thuộc diện khó khăn.

Dân nghèo "cõng đơn" cầu cứu!

Báo Công luận
Đơn phản ánh của các hộ dân 

Theo tìm hiểu, ngày 9/5, UBND quận 8 đã ban hành các quyết định cưỡng chế, buộc các hộ dân nói trên phải tự phá dỡ công trình nhà ở (trong khu trang trại nấm) vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Lo lắng không còn nơi để đi về, những người dân đã gửi đơn cầu cứu các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, nhiều đơn vị trực thuộc TPHCM cho rằng, các công trình xây dựng không phép thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận 8. Do đó, các cơ quan chức năng đã hướng dẫn các hộ dân liên hệ UBND quận này để được xem xét giải quyết.

Ở một diễn biến khác, ông Phạm Thái Hùng - Một trong những người bị yêu cầu tháo dỡ ngôi nhà của mình cho biết, các hộ dân vẫn luôn mong mỏi Nhà nước thực hiện việc xây dựng công viên cây xanh, ra quyết định thu hồi đất để áp giá, chi trả tiền đền bù để có tiền mua đất ở khác. Hoặc nếu xóa bỏ quy hoạch thì cho họ chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư để các gia đình được ổn định cuộc sống. Nhưng nhiều năm qua, dự án không thực hiện, dân vẫn sống “treo” trên mảnh đất của mình được cấp hợp pháp.

Những người dân nói trên cũng cho biết, họ sẵn sàng tự nguyện tháo dỡ nhà cửa và di dời nếu dự án công viên cây xanh triển khai. Điều đáng nói, gần hai chục năm trôi qua, dự án “treo” này tác động trực tiếp đến người dân, khiến họ phải sống tạm bợ trên đất của mình. Cho nên, các hộ dân luôn mong muốn được lãnh đạo địa phương xem xét, tạo điều kiện để hàng chục người được tiếp tục được giữ lại các căn nhà đã xây dựng để trú tạm, đến khi nào có dự án được thực hiện thì họ sẽ dời đi.

“Đến thời điểm này vẫn chưa có quyết định thu hồi đất của gia đình chúng tôi để thực hiện dự án, điều đó có nghĩa chúng tôi vẫn chưa được nhận đền bù và không đủ điều kiện để mua đất khác, xây nhà mới. Cho nên rất mong các cơ quan chức năng cho phép chúng tôi tạm thời chưa tháo dỡ các căn nhà, để còn chúng tôi còn có nơi lưu trú. Khi có dự án nào được thực hiện trên đất của anh chị em chúng tôi thì chúng tôi sẵn sàng tháo dỡ các căn nhà”, ông Hùng nói.

 

Báo Công luận
 Một ngôi nhà trong trang trại trồng nấm mà người dân đã xây dựng từ năm 2015

Ghi nhận những ý kiến và nguyện vọng của người dân, PV báo Nhà báo & Công luận đã liên hệ với lãnh đạo UBND phường 6 (quận 8, TPHCM) để thu thập thêm thông tin đa chiều. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương này nói rằng đang bận họp không thể trả lời PV được. 

Được biết, liên quan đến vụ việc, những hộ nêu trên đã gửi đơn khiếu nại về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, buộc tháo dỡ các căn nhà của UBND quận 8. Theo đó, quận này đã tiếp nhận đơn khiếu nại từ ngày 13/8 nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết thỏa đáng những mong đợi của người dân.

Thiết nghĩ, để sớm ổn định cuộc sống cho người dân, tránh khiếu kiện kéo dài, các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh cần nhanh chóng vào cuộc xem xét giải quyết vụ việc thấu tình hợp lý.

Nguyễn Thanh Vĩnh


Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra