TP.HCM: Nhà đầu tư lo ngại khi dự án The River Thủ Thiêm “dính”hàng loạt sai phạm

Thứ năm, 17/12/2020 15:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dự án The River Thủ Thiêm đang vướng “lùm xùm” xung quanh câu chuyện doanh nghiệp được giao 9ha với giá rẻ mạt. Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm, điều này khiến các nhà đầu tư lo lắng dự án khó có thể triển khai được.

The River Thủ Thiêm, ban đầu có tên gọi là Thủ Thiêm River Park là dự án bất động sản tọa lạc ngay mặt tiền đường Nguyễn Cơ Thạch, phân lô 3.15 và 3.16 thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM). Sự chú ý của giới đầu tư đang đổ dồn về dự án này bởi vị trí đắc địa và mức giá ngất ngưởng 6.000-7.000 USD mỗi m2.

Tuy nhiên, lùi lại quá khứ 5 năm trước, dự án này cũng từng thu hút sự chú ý không kém, nhưng không phải do mức giá đầu tư đắt đỏ như hiện tại, mà là số tiền bỏ ra quá rẻ mạt để sở hữu "khu đất kim cương" này.

Theo đó, tháng 4/2016, Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (CII) và UBND TP HCM đã tổ chức lễ ký kết "Hợp đồng Xây dựng – chuyển giao Dự án Đầu tư Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu dân dư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc Nam trong khu Đô thị mới Thủ Thiêm".

Dự án bao gồm việc xây dựng đường trục Bắc – Nam (đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ) dài khoảng 1,1 km, đường nội bộ trong phạm vi khu chức năng số 3 và số 4 với tổng chiều dài khoảng 8,3 km và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Tổng vốn đầu tư dự án BT này khoảng 2.641 tỷ đồng. Để hoàn vốn, CII nhận lại quyết định giao đất, cho thuê đất từ UBND TP HCM.

Theo quyết định này, TP.HCM giao cho CII hơn 90.000 m2 (hơn 9ha) đất sử dụng ổn định lâu dài để xây dựng nhà ở và 6.053,6 m2 (hơn 0,6ha) đất sử dụng 50 năm để xây dựng văn phòng cho thuê. Các khu đất đối ứng tại khu chức năng số 3 và số 4 của khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 của CII, 9 lô đất đối ứng được định giá chỉ hơn 2.855 tỷ đồng, hay nói cách khác là chưa tới 30 triệu đồng/m2. Số tiền mà CII phải thanh toán cho TP.HCM chỉ là phần chênh lệch giữa định giá 9 lô đất và giá trị đầu tư dự án BT, tức khoảng hơn 200 tỷ đồng.

Con số này không chỉ thấp một cách khó tưởng tượng, mà thậm chí cũng kém xa so với định giá với những lô đất tương tự.

Đơn cử như tháng 4/2018, 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 Khu đô thị Thủ Thiêm có diện tích 7,8ha được đấu giá với quy mô lên tới 27.000 tỷ đồng - bao gồm chi phí đầu tư, tiền sử dụng đất, chi phí hạ tầng kỹ thuật và đường giao thông kết nối. Con số này gấp gần 10 lần so với mức định giá cho 9 lô đất của CII.

Mức giá chưa tới 30 triệu đồng/m2 đối với các dự án BT tại Thủ Thiêm, thực tế, cũng từng được Thanh tra Chính phủ nhắc đến trong kết luận thanh tra về công tác xây dựng, quản lý đất đai tại khu đô thị này.

Theo thông báo kết luận của số 1041/TB-TTCP ngày 26/6/2019 của Thanh tra Chính phủ về công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM cho thấy: "UBND Thành phố đã sử dụng đơn giá bằng chi phí đầu tư bình quân 26 triệu đồng/m2 là không đầy đủ, thiếu chính xác, không đúng quy định làm giá tối thiểu để tính tiền sử dụng đất thanh toán đối ứng cho các dự án BT, nhất là các dự án đầu tư kỹ thuật phục vụ cho chính khu đô thị mới Thủ Thiêm. Từ đó, các nhà đầu tư được hưởng lợi do chênh lệch giá đất lớn…".

Bên cạnh đó, hơn 9ha dùng để thực hiện dự án The River Thủ Thiêm nằm trong quỹ đất của Khu đô thị mới Thủ Thiêm được tạo ra bằng nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước. Nhưng việc UBND TP.HCM lại sử dụng để thanh toán đối ứng cho các dự án BT được chỉ định nhà đầu tư mà không thông qua hình thức đấu thầu dự án hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm các quy định về đấu thầu và quản lý sử dụng đất đai.

Riêng với CII, thông báo kết luận của Thanh Tra Chính phủ còn cho biết, khi thực hiện dự án BT Thủ Thiêm, CII được UBND TP.HCM kiến nghị với Thủ tướng và được chấp thuận cho thực hiện dự án, nhưng không đăng tải nội dung của dự án lên Trang thông tin điện tử của thành phố và Báo Đấu thầu; phê duyệt tổng mức đầu tư, trong đó, có một số khoản chi phí không đúng quy định với tổng giá trị hơn 411 tỉ đồng. CII với tư cách là chủ đầu tư cũng đề ra biện pháp thi công không phù hợp, phải thay đổi, dẫn đến chi phí thực tế phải giảm so với tổng mức đầu tư là 118 tỉ đồng.

Trước những sai phạm được Thanh tra Chính phủ chỉ ra, nhiều nhà đầu tư không khó nhận ra, việc CII lấy được 9a để thực hiện dự án The River Thủ Thiêm có nhiều khuất tất. Từ việc được giao chỉ định nhà đầu tư không thông qua đấu thầu dự án, cho đến khu đất được giao với giá rẻ mạt sẽ dẫn tới việc dự án khó có thể triển khai trong thời gian tới khi đến giờ vẫn chưa tìm ra biện pháp khắc phục các sai phạm. 

Báo Nhà báo & Công luận sẽ tiếp tục thông tin về nguồn gốc của dự án The River Thủ Thiêm cùng các lần chuyển nhượng, “mua-bán” dự án để trục lợi từ việc mua đất công giá rẻ.

Nhóm PVMN

Tin khác

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản
Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

(CLO) Giá chung cư liên tục lập đỉnh, nhiều người chuyển hướng sang mua nhà tập thể cũ. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cùng với những bất tiện khi sinh sống tại nhà tập thể cũ, khách xem cầm tiền tỷ ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà.

Bất động sản
Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

(CLO) Lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại TP HCM thời gian qua đã ghi nhận nhiều cái tên lớn của ngành hàng xa xỉ đến từ nhiều sản phẩm khác nhau. Các chuyên gia Savills cho biết nhóm khách thuê này vẫn đang tích cực tìm kiếm mặt bằng cao cấp ở khu vực trung tâm quận 1.

Bất động sản
92 'ông lớn' bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

92 "ông lớn" bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

(CLO) Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024, hàng loạt "ông lớn" bất động sản sẽ đến kỳ trả nợ trái phiếu. Tổng số tiền đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng.

Bất động sản
Thị trường căn hộ tại Bình Dương đang đối mặt với tình trạng 'khan hàng'

Thị trường căn hộ tại Bình Dương đang đối mặt với tình trạng 'khan hàng'

(CLO) Bước qua giai đoạn tháng 3/2024, thị trường căn hộ tại Bình Dương đã tái khởi động với nhu cầu tìm mua phục hồi rõ nét. Tuy nhiên, loại hình căn hộ chung cư lại thể hiện sự hụt hơi so với lực cầu thực tế của thị trường này do nguồn cung khá hạn chế.

Bất động sản