Nhà báo Nguyễn Thu Hà - Tổng Biên tập Báo Le Courrier du Vietnam (Thông tấn xã Việt Nam):

Trách nhiệm của chúng ta là tăng cường hơn nữa công tác truyền thông

Thứ năm, 07/11/2019 09:52 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cách đây 10 năm, nhà báo Nguyễn Thu Hà - Tổng Biên tập Báo Le Courrier du Vietnam (Thông tấn xã Việt Nam) đã có loạt bài phóng sự điều tra phản ánh về tình trạng người Việt nhập cư bất hợp pháp vào Anh.

Loạt bài là lời cảnh tỉnh sâu sắc, vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm nay, khi vụ việc 39 người thiệt mạng trong container khi đi nước ngoài bằng con đường bất hợp pháp khiến dư luận chưa hết bàng hoàng. Báo NB&CL đã có cuộc trò chuyện với nữ nhà báo Thu Hà về một số nội dung xoay quanh loạt phóng sự điều tra này để hiểu vì sao, thông tin cách đây hàng thập niên mà vẫn mang tính thời sự.

+ Câu chuyện “Người Việt nhập cư bất hợp pháp vào Anh” đã được chị biết đến như thế nào?

- Đó là giai đoạn cuối năm 2009, báo chí truyền thông Pháp nói nhiều về nạn nhập cư bất hợp pháp phát triển một cách phức tạp ở khu vực biên giới phía Tây Bắc nước này, đặc biệt là ở thị trấn Calais, nơi nổi tiếng với con đường hầm Eurotunnel xuyên qua eo biển Manche, nối Anh với Pháp và lục địa châu Âu. Theo báo chí Pháp, số người di cư bất hợp pháp ở thị trấn vùng biên nhỏ bé này đã có lúc lên đến 700 - 800 người. Nạn cướp bóc, trấn lột, bảo kê, ma túy, “ma cũ bắt nạt ma mới”, những vụ lộn xộn, xô xát giữa các nhóm cộng đồng người nhập cư với nhau, hoặc giữa người nhập cư với người dân bản địa… xảy ra như cơm bữa khiến tình hình trật tự trị an luôn bất ổn. Để “dọn dẹp” vùng rừng đầm lầy Calais, và ổn định lại an ninh khu vực, cuối tháng 9/2009, các lực lượng chức năng của Pháp đã tiến hành những đợt vây ráp, xóa sổ các khu trại lớn nhất của người nhập cư bất hợp pháp có tên gọi “Rừng rậm” ở Calais.

Nhà báo Nguyễn Thu Hà.

Nhà báo Nguyễn Thu Hà.

Về phía những người Việt nhập cư bất hợp pháp ở khu vực này, trừ một số bị cảnh sát bắt, đa số đã chạy sang những vùng lân cận như Dunkerque, Arras... để lánh nạn. Một bộ phận người Việt đã trôi dạt về Angres, cách đường hầm Eurotunnel chạy qua eo biển Manche tới Anh hơn 100 km, sống tạm bợ trong những chiếc lều bạt cất tạm ven rừng, nơi gần đường quốc lộ.

Cũng ở giai đoạn cuối năm 2009, do chính quyền Pháp tiến hành chiến dịch giải tỏa các lều trại tị nạn, khá nhiều người Việt bị bắt và bị đưa đến Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để tiến hành các thủ tục xác minh nhân thân. Theo ông Bùi Tiến Huệ - Công sứ Việt Nam tại Pháp, phụ trách lãnh sự lúc bấy giờ, năm 2009, số lượng người Việt bị bắt và bị đưa đến Sứ quán tăng vọt, lên đến 140 người.

Nhận thấy đây là một vấn đề nóng có liên quan trực tiếp đến vấn đề người Việt Nam và nạn nhập cư bất hợp pháp, tôi quyết định thu thập thông tin tìm hiểu thực trạng vấn đề và thâm nhập thực tế để có tư liệu cho phóng sự điều tra của mình.

+ Những con người trong tác phẩm của chị có thể nói là sống ngoài vòng pháp luật với cuộc sống chui lủi, trốn tránh tại các khu rừng và trại tị nạn… Con đường để đến và tiếp cận họ, hẳn chị đã gặp phải không ít gian nan?

- Việc tiếp cận những người nhập cư bất hợp pháp không hề dễ dàng. Với những người bị bắt và đưa đến Sứ quán, chỉ cần biết bạn là nhà báo Việt Nam hoặc đi cùng nhân viên Sứ quán thì họ tránh không tiếp xúc, không nói chuyện hoặc có thì cũng chỉ là những thông tin không chính xác. Lên vùng biên giới phía Bắc thì cũng khó tiếp xúc vì họ sống chui lủi, tránh gặp người lạ, đặc biệt là người Việt. Sau vài tuần thu thập thông tin, tôi nhận thấy tư liệu mà các cơ quan chức năng Pháp và Sứ quán Việt Nam tại Pháp cung cấp là chưa đủ. Để có một bức tranh hoàn chỉnh về tình trạng người Việt nhập cư bất hợp pháp, cần phải tiếp xúc những người Việt này, nhìn tận mắt và nghe tận tai, thì mới có đầy đủ thông tin về họ. Qua tìm hiểu, tôi được biết thường có những đoàn nhân viên thuộc các tổ chức nhân đạo vào rừng, trợ giúp những người tị nạn. Và thế là tôi cùng một phóng viên thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam đã đề nghị được đi cùng. Trong vai một nhân viên hoạt động từ thiện, tôi đã may mắn đến được tận nơi những người Việt sống tị nạn, được chứng kiến tình cảnh của họ, được nghe những câu chuyện họ chia sẻ về chuyến hành trình gian nan và vất vả mà họ đã trải qua để đến được Calais.

01- Anh lều
02-Người rừng
Một số bài báo của nhà báo Thu Hà thực hiện cách đây 10 năm.

Một số bài báo của nhà báo Thu Hà thực hiện cách đây 10 năm.

+ Vụ việc xảy ra ở hạt Essex đã có những xác nhận bước đầu về sự có mặt của người Việt trong chiếc contairner định mệnh. Dường như những điều chị cảnh tỉnh cách đây 10 năm đã đúng?

- Đúng vậy, gần 10 năm sau chuyến thâm nhập thực tế để làm phóng sự điều tra về tình trạng người Việt nhập cư bất hợp pháp vào Anh qua đường biên giới Pháp, đọc các thông tin liên quan đến 39 nạn nhân nói trên cũng như tình trạng nhập cư bất hợp pháp trên báo đài của Anh, Pháp và Bỉ, tôi nhận thấy hình thức, hành trình, cũng như điểm đến của những người này không hề thay đổi. Điểm đến vẫn là Anh, nơi họ luôn ngỡ là thiên đường để kiếm sống làm giàu mà không cần giấy tờ. Hành trình vẫn là những con đường vòng qua Trung quốc, Nga, một số nước Đông Âu rồi vào Pháp, Bỉ, nơi có đường biên giới trên biển với Anh. Về hình thức thì vẫn là những cảnh bám hoặc chui vào xe tải, leo lên tàu để vượt biên giới vào Anh, vẫn là những cảnh chịu đói, chịu rét, trèo đèo lội suối, ngày nghỉ đêm đi, chui lủi để trốn lực lượng an ninh các nước. May thì thoát, chẳng may thì bị bắt và tệ nhất là bỏ mạng như 39 nạn nhân vừa qua.

+ Câu chuyện nhập cư bất hợp pháp vào Anh của những người Việt một lần nữa lại nóng lên. Đây rõ ràng không phải là câu chuyện mới, thế nhưng dường như số người đi tìm miền đất hứa bằng con đường bất hợp pháp vẫn tăng lên. Theo chị đâu là nguyên do?

- Sở dĩ cho đến nay vẫn có những người lao vào hành trình này tôi nghĩ nguyên nhân rất lớn là do những người nhập cư bất hợp pháp này và cả người nhà của họ chưa được tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ. Giống như một tảng băng trôi trên biển, thông tin mà họ tiếp nhận được chỉ là bề nổi của tảng băng và nó rất sáng sủa. Còn phần lớn những thông tin tiêu cực và đen tối thì lại chìm ở dưới, không thể nhận thấy nếu không được cảnh báo. Hiện nay, phần lớn những người dân cả ở nông thôn và thành phố muốn đi lao động nhập cư kiểu này tiếp nhận thông tin bề nổi đó qua môi giới hoặc thông qua lời kể của những người thân may mắn sang được Anh kiếm được việc. Để nhằm dụ dỗ người dân, những kẻ môi giới vẽ ra viễn cảnh và lời hứa tốt đẹp của sự giàu sang nơi trời Tây khiến không ít người đã rơi vào cảnh cầm cố, vay nợ, bán nhà cửa để có tiền trả các chi phí cho chuyến đi. Nhưng nếu bị phát hiện thì họ sẵn sàng “bỏ của chạy lấy người”, bỏ chạy thoát thân, mặc cho những con người khốn khổ đó tự xoay sở để cứu mình trong tình cảnh cạn tiền bạc, không ngoại ngữ, chẳng giấy tờ. Còn những người đã may mắn đến nơi được coi là “thiên đường” đó thường không dám chia sẻ với người thân nơi quê nhà những đau khổ, vất vả, cay đắng, tủi nhục mà họ đã và đang trải qua. Một phần vì sĩ diện của bản thân, một phần vì không muốn người nhà phải nặng lòng lo lắng khi biết được nỗi thống khổ của họ. Tiền được gửi về đủ để trang trải nợ nần, thậm chí xây nhà, tậu xe khiến họ hàng làng xóm phải ngưỡng mộ và ngỡ rằng làm giàu nơi trời Tây là không khó. Và rồi cứ thế người nọ giới thiệu người kia...

08-Ban do
IMG_5125

+ Chúng ta đã chứng kiến thảm kịch xảy ra. Phải chăng là vì báo chí và truyền thông vẫn chưa làm tròn vai nhiệm vụ tuyên truyền của mình?

- Có chứng kiến tận mắt, có nghe kể tận tai nỗi thống khổ mà những người Việt nhập cư bất hợp pháp phải chịu đựng, mới thấy được cái giá phải trả đắt đến như thế nào, thì chắc nhiều người sẽ không dám lao vào cái hành trình đầy hiểm nguy và rủi ro đó. Làm giàu bằng con đường lao động ở nước ngoài là nguyện vọng chính đáng của người dân, nhưng không phải bằng con đường bất hợp pháp. Nhưng như tôi đã nói, do họ thiếu thông tin nên đã tự đẩy mình hoặc đẩy con em mình vào cái hành trình đầy rủi ro nguy hiểm. Vậy nên đối với các cơ quan truyền thông, trách nhiệm của chúng ta là cần phải tăng cường hơn nữa công tác truyền thông về cả lao động nước ngoài hợp pháp và bất hợp pháp, để người dân, nhất là ở vùng nông thôn, có thêm thông tin, hiểu được và cân nhắc trước khi bỏ tiền để mua lấy những rủi ro nguy hiểm cho con em mình.

+ Trân trọng cảm ơn chị!

Minh Khuê (Thực hiện)

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo