Trần lãi suất – “Vắng cô thì chợ vẫn đông”

Thứ tư, 15/07/2020 20:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi ngân hàng quản trị tốt sẽ tiết giảm chi phí – gia tăng lợi nhuận và tạo ra một sân chơi bình đẳng thì trần lãi suất là thứ không cần thiết nữa bởi “vắng cô thì chợ vẫn đông”.

Bài liên quan

Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh, kinh doanh khó khăn, một bộ phận người dân trông cậy vào “đồng lãi” nhưng 6 tháng đầu năm, các ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn. Vùng lãi suất tiết kiệm dưới 6 tháng đã thấp hơn 75-100 điểm cơ bản so với cuối năm 2019 và thấp hơn 100-200 điểm cơ bản tại các kỳ hạn trên 6 tháng.

Trần lãi suất – “Vắng cô thì chợ vẫn đông”.

Trần lãi suất – “Vắng cô thì chợ vẫn đông”.

Ngay những ngày đầu tháng 7 này, một đợt hạ lãi suất tiền gửi ồ ạt lại diễn ra giữa các ngân hàng, với mức giảm phổ biến ở 0.3% đối với kỳ hạn dưới 6 tháng và 0.5% đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

Thống kê cho thấy đã có đến 25/35 ngân hàng trong nước đã mạnh tay điều chỉnh lãi suất trong tuần đầu tháng 7, dù Ngân hàng Nhà nước chưa có động thái hoặc cho thấy dấu hiệu sẽ tiếp tục giảm trần lãi suất tiền gửi trong thời gian tới.

Mức lãi thấp nhất thuộc về Techcombank khi đưa lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy với kỳ hạn 1 tháng giảm từ 3,5-4% xuống 3,15-3,65%/năm. Lãi suất các kỳ hạn khác tại Techcombank cũng giảm 20-30 điểm cơ bản so với đầu tháng 7. VPBank cũng giảm 20-40 điểm cơ bản, trong khi ACB giảm 10-40 điểm cơ bản. Động thái tương tự cũng diễn ra tại  Sacombank, VIB, NamABank, TPBank, Eximbank... Nhóm "Big 4" giảm lãi suất 30-50 điểm cơ bản tại tất cả kỳ hạn.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Tín dụng Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng “thừa vốn, không cho vay được” là nguyên nhân khiến các tổ chức tín dụng phải hạ lãi suất huy động. Số liệu từ tổng cục thống kế đến thời điểm 19/6, huy động vốn của Tổ chức tín dụng tăng 4,35%, trong khi tín dụng chỉ tăng 2,45%.

Thực tế lãi suất thời gian gần đây không nằm ngoài dự báo của các chuyên gia. Thậm chí còn có ý kiến đề xuất nên bỏ trần lãi suất tiền gửi để giảm giá vốn cho các Ngân hàng thương mại, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

Có thể, nếu áp trần lãi suất tiền gửi dài hạn sẽ gây thêm khó khăn cho các ngân hàng nhỏ - vốn luôn lép vế hơn các “ông lớn” do không thể áp dụng khung lãi suất tùy nghi giữ chân khách hàng. Hệ quả là những nhà băng này buộc phải tìm đến những kênh tài trợ vốn trên thị trường liên ngân hàng và chấp nhận lãi suất cao, gây bất ổn tiềm tàng cho hệ thống.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào đợt “hợp xướng” về lãi suất của các ngân hàng trong thời gian gần đây, cho thấy trần lãi suất biến thành “người thừa” bởi ngân hàng đã chủ động giảm theo cung cầu. Và hiện mức lãi suất niêm yết của các ngân hàng đang thấp hơn nhiều so với mức trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Nguyễn Cảnh Vinh – quyền Tổng giám đốc Eximbank cho biết, trong mục tiêu kinh doanh của Eximbank hiện nay đang cố gắng tạo ra nguồn vốn với chi phí thấp thông qua các nhóm khách hàng cá nhân. Ngân hàng xác định huy động 100 tỷ đồng của 100 nghìn khách hàng bền vững hơn huy động 100 tỷ đồng của 10 khách hàng. Hiện nay các khoản tiết kiệm nhỏ lẻ không còn đáng lo về chi phí đội, do ngân hàng dùng công nghệ để tiếp cận khách hàng qua các hình thức tiết kiệm online để tiết giảm chi phí tối đa, CEO Eximbank chia sẻ.

Eximbank hiện đang là ngân hàng có nhiều điều tiếng nhất bởi những lùm xùm về nhân sự chủ chốt nhưng trong chính sách huy động họ vẫn nhàn tênh nhờ công nghệ quản trị. Nói vậy để thấy rằng, khi ngân hàng quản trị tốt sẽ tiết giảm chi phí – gia tăng lợi nhuận và tạo ra một sân chơi bình đẳng thì trần lãi suất là thứ không cần thiết nữa bởi “vắng cô thì chợ vẫn đông”.

Ngọc An

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm