Trần Xuân Hòa: Cháy hết mình trong thanh âm cuộc sống

Thứ năm, 06/02/2020 10:44 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong một dàn nhạc, thường thường bộ gõ (trống) đảm trách một nhiệm vụ duy nhất là giữ nhịp phách cho cả dàn nhạc. Nhưng với Trần Xuân Hòa, trống cũng là một loại nhạc cụ riêng, có đời sống, linh hồn và muôn vàn sắc thái biểu cảm hoàn toàn độc lập.

Một mình một trống

Trần Xuân Hòa hình dong to cao, cặp kính Rayban hầm hố với mái tóc bù xù như sư tử Carlos Valderrama của đội bóng đá Colombia. Có người nói Hòa dữ tướng như Trương Phi, một mình một trống tung hoành trên giữa mặt trận muôn vàn các loại nhạc khí.

Hòa tự nói về mình: “Tôi muốn tìm tòi mọi âm thanh có ở xung quanh ta, rồi sắp xếp thành một màn trình diễn, đưa bộ gõ trở thành một nhạc cụ solo trong trình diễn”.

Đưa bộ gõ trở thành một nhạc cụ solo trong trình diễn – chỉ một câu nói nhưng hành trình của Trần Xuân Hòa, nếu tính từ ngày đầu anh vào khoa Trống của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, tới nay đã kéo dài hơn 20 năm.

tran xuan hoa 01

Tôi từng đi diễn ở nhiều nước, bắt gặp những sân khấu mà nghệ sĩ chỉ dùng duy nhất bộ gõ, biểu diễn cho hàng nghìn người xem. Mình nhận ra là con đường solo của bộ gõ trên thế giới đã có nhiều người đi nhưng ở Việt Nam chưa có. Tôi tự hỏi sao thế giới làm được mà mình thì không”. Có lẽ vì thế hơn 10 năm nay Trần Xuân Hòa lầm lũi, cần mẫn làm các chương trình độc tấu của bộ gõ để giới thiệu với khán giả, giúp khán giả hiểu rằng, bộ gõ cũng có những tâm tư, tình cảm riêng, nó có thể tách rời, biểu diễn một tác phẩm hoàn chỉnh.

Tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, về Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam làm nghệ sĩ trống, rồi bè trưởng bộ gõ, cơ duyên đến với con đường solo bộ gõ của Trần Xuân Hòa tới vào năm 2010. Sau khi học ở Singapore về, anh dự định sẽ về Nhà hát và vẫn chơi trống. Bấy giờ, nhạc sĩ Phạm Hồng Hải đã gọi vào và động viên Hòa phải làm một chương trình riêng đi. Nhớ lại những ngày ấy, nghệ sĩ Trần Xuân Hòa nói: “Nếu không có lời khuyến khích đó thì tôi mãi mãi chỉ là người đánh trống bình thường”.

Trong một dàn nhạc, bộ gõ (trống) thường đảm trách một nhiệm vụ duy nhất là giữ nhịp phách cho cả dàn nhạc. Nhưng với Trần Xuân Hòa, trống cũng là một loại nhạc cụ riêng, có đời sống, linh hồn và những sắc thái biểu cảm hoàn toàn độc lập. Những âm thanh trong cuộc sống luôn có sẵn, nhưng để thổi hồn vào nó thì cần đôi tay và khối óc của nghệ sĩ. Xem Hòa trình diễn, xem đôi tay to xù xì, thô ráp lướt trên những nhạc cụ, người ta thấy vừa quen, vừa lạ, và đầy tươi mới như bị thôi miên vào miền thanh âm của đời sống.

tran xuan hoa 02

Có lẽ vì vậy, nhiều người đã gọi Trần Xuân Hòa là “phù thủy bộ gõ”.

Nhiều người nghĩ đến bộ gõ là nghĩ đến sự ồn ào, náo nhiệt. Nhưng thực tế, bộ gõ không chỉ có trống, không chỉ có sự ồn ào mà nó vẫn có những khoảng lặng, những tâm tư tình cảm như con người… Bản thân nghệ sĩ bộ gõ không đóng mình trong khuôn phép nào cả, họ tự do sáng tạo đạo cụ riêng đưa lên sân khấu miễn là đạo cụ đó có nhịp điệu và tiết tấu riêng. Bộ gõ là vô vàn tiếng động của đời thường, nó không chỉ là một tiết tấu để giữ nhịp cho ban nhạc nào đó, nó có giọng điệu, tiếng nói riêng, ngôn ngữ riêng của mình, tôi đã và đang khai thác ngôn ngữ riêng đó”- Trần Xuân Hòa nói.

Người lang thang không cô đơn

Thật ra ban đầu Trần Xuân Hòa không đi một mình vào con đường trình diễn bộ gõ. Anh và ba người bạn từng đồng hành trong nhóm mang tên Gõ Group – một nhóm nhạc chuyên về bộ gõ. Năm tháng qua đi, mỗi người lựa chọn cho mình một con đường riêng, chỉ riêng “Hòa Trống” vẫn lầm lũi một mình một con đường.

tran xuan hoa 04

Ban đầu cũng thấy cô đơn. Nhưng lựa chọn thì phải chấp nhận đánh đổi. Người nghệ sĩ không thể vừa muốn cái này, vừa muốn cái kia. Thực tế, nhiều nghệ sĩ bộ gõ không có cái tôi thôi thúc mạnh mẽ để vươn lên. Tại sao mình cũng học như người khác nhưng cuối cùng phải ngồi chờ, làm theo ý tưởng tác phẩm của họ?”, rất sôi nổi khi kể về hành trình của mình, Trần Xuân Hòa hứng khởi nói, “Dần dần, khán giả biết đến mình nhiều hơn, đến nghe mình chơi, xem mình trình diễn ngày một nhiều. Đấy là một động lực lớn và cho mình những xúc cảm mãnh liệt để mình tiếp tục trên con đường nghệ thuật. Bây giờ tôi không thấy cô đơn. Xung quanh tôi có bạn bè và khán giả”.

Người có ảnh hưởng tới Trần Xuân Hòa là nghệ sĩ Kitaro (Nhật Bản). Dù khởi đầu không được học hành bài bản, Kitaro vẫn nhẫn nại đi con đường của mình và cuối cùng ông đã thành công. Bền bỉ và nhẫn nại, đến bây giờ, Trần Xuân Hòa đã có một lượng khán giả riêng. Anh cho biết: “Tôi đã có một lượng khán giả riêng sau một hành trình dài. Tuy nhiên, phải xác định khán giả của tôi không đông, không thể là đại chúng. Vì thế, những đêm diễn của tôi thường là những khán phòng nhỏ, 70 - 100 khán giả. Như thế là vui rồi. Cứ từng bước bền bỉ, lan tỏa như vậy thôi”.

Sở hữu hàng chục loại nhạc khí của bộ gõ, mỗi lần trình diễn anh cũng mang lên sân khấu ít nhất từ năm, mười loại nhạc cụ, có một câu hỏi mà Trần Xuân Hòa thường hỏi những khán giả xem mình trình diễn: “Các anh chị có biết bộ gõ có bao nhiêu loại nhạc cụ không?”. Trăm. Nghìn. Vạn... Câu trả lời nào cũng “không chính xác” – như chính anh nói. “Bởi đời sống này có vô vàn những loại nhạc cụ có thể phát ra âm thanh”. Mỗi loại dụng cụ của đời sống khi va đập vào nhau lại tạo ra hàng nghìn cung bậc của âm thanh và cảm xúc.

tran xuan hoa 05

Dự định của Trần Xuân Hòa còn dài. Trước mắt, anh và nghệ sĩ guitar Vũ Hiển có một dự án chung mang tên Giao mùa kéo dài 3 năm. Đến nay, Giao mùa 3 cũng đang chuẩn bị ra mắt khán giả với những thể nghiệm mới, sáng tác mới. Hòa nói: “Mình không thể cứ mãi chuyển thể nhạc của người khác sang bộ gõ. Mình đi con đường riêng, phải có sáng tác riêng. Không thể khác được. Trước mắt, tôi sẽ viết một vở nhạc kịch về những thanh âm của một ngày ở Hà Nội. Người nghe sẽ nhận ra những thanh âm ấy gần gũi với chính mình biết bao nhiêu. Còn con đường dài, tôi sẽ mang bộ gõ của tôi ra những đại hội âm nhạc hoành tráng nhất thế giới. Chắc chắn là như vậy!”.

Tử Hưng

Tin khác

Dàn nhạc trẻ Trẻ thế giới - WYO 2024 sẽ đến Việt Nam biểu diễn

Dàn nhạc trẻ Trẻ thế giới - WYO 2024 sẽ đến Việt Nam biểu diễn

(CLO) Từ ngày 30/3-12/4, lần đầu tiên Dàn nhạc Trẻ Thế giới - World Youth Orchestra (WYO) sẽ tới Hà Nội để tập luyện và biểu diễn cùng các thành viên của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (VNAMYO) trong dự án Âm thanh của tình anh em.

Giải trí
Phim 'Mai' của Trấn Thành lập kỷ lục về doanh thu khi chiếu ở quốc tế

Phim 'Mai' của Trấn Thành lập kỷ lục về doanh thu khi chiếu ở quốc tế

(CLO) Theo trang Deadline của Mỹ, bộ phim "Mai" của đạo diễn Trấn Thành vừa đạt doanh thu 1 triệu USD sau khi công chiếu tại 9 quốc gia gồm Mỹ và các nước châu Âu.

Giải trí
Bị đồn sắp làm đám cưới với Hà Thanh Xuân, nam ca sĩ Quang Lê nói gì?

Bị đồn sắp làm đám cưới với Hà Thanh Xuân, nam ca sĩ Quang Lê nói gì?

(CLO) Tin đồn nam ca sĩ Quang Lê sắp làm đám cưới với Hà Thanh Xuân được lan truyền trên mạng xã hội hôm 27/3 là sai sự thật.

Giải trí
Ấn tượng Lễ trao giải Cống hiến năm 2024

Ấn tượng Lễ trao giải Cống hiến năm 2024

(CLO) Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.

Giải trí
Nữ ca sĩ Lee Ahreum tự tử giữa đêm

Nữ ca sĩ Lee Ahreum tự tử giữa đêm

(CLO) Sáng 27/3, cựu thành viên T-ara Lee Ahreum được đưa đến bệnh viện cấp cứu sau khi cố gắng tự tử, trước đó cô chia sẻ hình ảnh bị chồng cũ bạo hành.

Giải trí