Tránh lạm dụng việc “vin” vào lý do dịch bệnh để tạm đình chỉ vụ án

Thứ năm, 02/12/2021 06:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia cho rằng, để phù hợp với thực tiễn thì việc bổ sung căn cứ tạm đình chỉ điều tra “vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh” là cần thiết. Tuy nhiên, không được lạm dụng lý do mà tạm đình chỉ vụ án; chỉ trường hợp hãn hữu mới phải sử dụng đến quy định này.

Phù hợp với tình hình mới

Bổ sung căn cứ tạm đình chỉ điều tra “vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh” - đó là một trong những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Tố tụng Hình sự, có hiệu lực từ 1/12/2021, đang được dư luận quan tâm.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận xung quanh vấn đề này, Tiến sĩ - luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng: “Đối với việc bổ sung quy định tạm đình chỉ vụ án hình sự với lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh là một quy định phù hợp với tình hình mới”.

Vị Tiến sĩ luật phân tích: “Về nguyên tắc trong tố tụng là phải giải quyết liên tục, nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức, của cá nhân. Tuy nhiên, thực tế vừa qua cho thấy, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; tác động, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bởi vậy, diễn biến của dịch bệnh có thể được xác định là bất khả kháng, có thể tạm đình chỉ giải quyết vụ án hình sự trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử”.

tranh lam dung viec vin vao ly do dich benh de tam dinh chi vu an hinh 1

Tiến sĩ - luật sư Đặng Văn Cường.

Theo Tiến sĩ - luật sư Đặng Văn Cường, quy định này sẽ đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự đúng luật, không gây áp lực, quá tải cho cơ quan tiến hành tố tụng trong thời điểm dịch bệnh, làm cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo, người bị hại và các đương sự khác trong vụ án hình sự.

Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện quy định này thì cần phải có văn bản hướng dẫn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị can trong những trường hợp vụ việc kéo dài khiến việc tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú vẫn được duy trì.

Chuyên gia Đặng Văn Cường lưu ý: Trong trường hợp tạm đình chỉ vụ án hình sự thì có thể cần có quy định để thay đổi biện pháp ngăn chặn, chẳng hạn như từ tạm giam chuyển sang cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc tạm đình chỉ việc thực hiện quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú. Trong quá trình giải quyết tố tụng hình sự thì bị can, bị cáo bị hạn chế các quyền công dân, trong đó có thể bị tạm giam, tạm giữ, bị phong tỏa tài sản, bị ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, sức khỏe, tâm lý. Bởi vậy, khi thêm lý do để tạm đình chỉ thì cũng cần đảm bảo công bằng cho bị can, bị cáo, tránh trường hợp vụ án kéo dài mà bị can, bị cáo vẫn bị tạm giam, bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Tránh lạm dụng việc “vin” vào lý do dịch bệnh để tạm đình chỉ

Ngoài ra, cũng theo Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, trong tương lai khi sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự cũng cần quy định rõ thời hạn tố tụng trong trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung phải điều tra lại hoặc trong trường hợp hủy bản án sơ thẩm, hủy bản án phúc thẩm. Để thực hiện triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội thì hết thời gian tiến hành tố tụng, hết thời gian điều tra, truy tố, xét xử mà không chứng minh được tội phạm thì phải tuyên bố bị cáo không có tội, chứ không nên trả lại hồ sơ điều tra bổ sung và tính lại thời gian tố tụng từ đầu. Ngoài ra, cũng đề phòng tình huống do không thể chứng minh được bị can có tội nên vin vào lý do dịch bệnh để cơ quan tiến hành tố tụng tạm đình chỉ, khiến vụ án kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can, bị cáo.

Tiến sĩ Đặng Văn Cường nhấn mạnh: Dịch bệnh là bất khả kháng, tuy nhiên, quy định về thời hạn tố tụng trong vụ án hình sự hiện nay chưa cụ thể, đặc biệt là với những vụ án mà tòa án hủy án để điều tra lại thì thời hạn điều tra, truy tố, xét xử lại được tính lại từ đầu, dẫn đến việc có những vụ án kéo dài nhiều năm vẫn chưa có hồi kết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, của các cá nhân, tổ chức và của nhà nước. Bởi vậy, có thể bổ sung các trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án hình sự nhưng cũng cần tính đến việc quy định hồi kết cho vụ án hình sự để tránh vụ việc, vụ án kéo dài lê thê, việc tạm đình chỉ không có giới hạn.

tranh lam dung viec vin vao ly do dich benh de tam dinh chi vu an hinh 2

ĐBQH khóa XIV Nguyễn Chiến.

Trong khi đó, bày tỏ quan điểm về vấn đề này, luật sư Nguyễn Chiến (Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIV) cho rằng, để phù hợp với tình hình thực tiễn thì việc bổ sung căn cứ tạm đình chỉ điều tra “vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh” là cần thiết. Tuy nhiên, không được để lạm dụng lý do vì thiên tai, dịch bệnh mà tạm đình chỉ vụ án; bất đắc dĩ mới phải sử dụng đến quy định này.

ĐBQH khóa XIV Nguyễn Chiến cũng đặt vấn đề: “Khi hoạt động tố tụng thực hiện theo quy định, thì có thể dẫn đến biện pháp ngăn chặn là tạm giam để đảm bảo cho việc điều tra, truy tố và xét xử. Giả sử do thiên tai, dịch bệnh mà chúng ta phải tạm đình chỉ vụ án, có nghĩa là dừng mọi hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; điều này cũng đồng nghĩa là không được tạm giam nữa. Vậy thì việc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với các trường hợp đang bị tạm giam sẽ được giải quyết như thế nào?”.

“Đành rằng, chủ trương chung là hãn hữu mới phải áp dụng quy định tạm đình chỉ vụ án vì lý do thiên tai, dịch bệnh; thế nhưng, những tình huống liên quan thì vẫn phải tính toán kỹ. Đối với những tội phạm ít nghiêm trọng thì có thể đưa về, giao cho địa phương quản lý. Thế nhưng, với những đối tượng bị điều tra về tội đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí còn không có nơi cư trú rõ ràng thì sẽ xử lý như thế nào? Tôi nghĩ rằng, các cơ quan chức năng phải tính toán rất kỹ đối với các trường hợp này và có hướng dẫn cụ thể, để làm sao vừa bảo đảm quyền con người theo quy định của Hiến pháp và vừa bảo đảm quy trình tố tụng theo quy định của Luật”, vị ĐBQH khóa XIV nhấn mạnh.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung tìm kiếm những người còn mất tích với tinh thần khẩn trương nhất, kịp thời nhất.

Tin tức
Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương, EVN, EVNNPT tiếp tục xem xét, nghiên cứu cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp sản phẩm (cột điện - PV) tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3 nếu đáp ứng đủ điều kiện về năng lực thiết kế, công nghệ, quy trình kiểm chuẩn, kiểm soát chất lượng và có cam kết trách nhiệm.

Tin tức
Hà Nội điều chỉnh, phân bổ hơn 1.919 tỷ đồng cho 60 dự án xây dựng cơ bản

Hà Nội điều chỉnh, phân bổ hơn 1.919 tỷ đồng cho 60 dự án xây dựng cơ bản

(CLO) Hà Nội điều chỉnh, phân bổ 1.919.614 triệu đồng cho 60 dự án xây dựng cơ bản tập trung cấp thành phố; điều chỉnh, phân bổ 124.000 triệu đồng cho 3 dự án theo cơ chế đặc thù từ nguồn thu từ đất.

Tin tức
Hà Nội dự kiến giảm 61 xã, phường sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nội dự kiến giảm 61 xã, phường sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

(CLO) Ngày 25/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố tháng 4/2024 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Tin tức
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa thăm, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa thăm, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Chiều 25/4, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trong Hưng đã đến thăm các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Tin tức