Tranh luận sôi nổi về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Thứ ba, 17/11/2020 15:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay (17/11), trong phiên thảo luận về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã ghi nhận sự tranh luận sôi nổi của nhiều đại biểu Quốc hội với hàng loạt ý kiến trái chiều được đưa ra trước nghị trường.

Phiên thảo luận diễn ra dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành thảo luận.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành thảo luận.

Phải xin ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có hay không ban hành luật?

Phát biểu ý kiến tại thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) cho rằng cơ bản nhất trí và thấy sự cần thiết phải ban hành luật này bởi tăng cường cho lực lượng cơ sở là hết sức cần thiết.

Đại biểu Xuân cũng cho rằng, lực lượng công an xã chính quy hiện nay được Bộ Công an triển khai 100% đến các xã. Tuy nhiên, hiện nay các xã này, có những nơi chỉ bố trí 3 đến 5 đồng chí công an xã chính quy hoặc 7 đồng chí công an xã chính quy thì lực lượng này quá mỏng và cũng không thể rải hết được ở các địa bàn thôn, xóm, xã, phường.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk).

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk).

Tuy nhiên, đại biểu Xuân đề nghị Bộ Công an sớm tổng kết, đánh giá sau 2 năm triển khai lực lượng công an xã chính quy để có thêm những bài học và những việc cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới, đồng thời có thêm những thông tin để cung cấp cho đại biểu Quốc hội.

Tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Xuân đã nêu các ý kiến cụ thể: Thứ nhất, ở Điều 3 về vị trí, chức năng: Vị trí, chức năng của lực lượng này chỉ mang tính chất tham gia hỗ trợ công an chính quy, không phải là lực lượng chuyên trách.

Về một số nội dung liên quan về chế độ chính sách, Điều 24, về trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận. Đại biểu Xuân cho rằng cần cấp giấy chứng nhận để hạn chế được vấn đề liên quan đến tính chính danh của lực lượng này, tạo được sự yên tâm cộng tác với lực lượng công an.

Thứ hai, lực lượng này đang được hưởng những chế độ chính sách phù hợp, tương xứng với vai trò, nhiệm vụ của lực lượng này.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre).

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre).

Tranh luận với đại biểu Nguyễn Thị Xuân, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) nói: “Tôi cho rằng ý kiến của đại biểu (đại biểu Nguyễn Thị Xuân – PV) nêu rằng, đây là lực lượng không chuyên trách thì tôi nói đây không phải lực lượng không chuyên trách. Ở trong Điều 1 quy định đây là lực lượng quần chúng tự nguyện, quần chúng tự nguyện khác với khái niệm không chuyên trách, không nhầm lẫn chỗ này được”.

Đại biểu Nhưỡng cũng cho rằng đã là chính danh có nghĩa là chính quy.

“Người ta nói như này, nếu đã là quần chúng tự nguyện thì phải phụ thuộc vào vấn đề hội. Ở chỗ này liên quan đến vấn đề của Bộ Nội vụ, việc thành lập hội. Chúng ta bây giờ có rất nhiều các hội, có thể thành lập một hội bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở v. v. chỗ đó hoàn toàn phụ thuộc vào quyền của người thành lập và nhà nước quản lý về hội”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tranh luận.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đề nghị phải xin ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có hay không ban hành luật.

Tôi nghĩ ban hành luật ra, các hội khác, người ta sẽ bảo hội của tôi sao các ông không có luật mà các ông lại ban hành một luật riêng cho chỗ này, trong khi đó không thấy ai lập danh sách đề nghị thành lập hội. Ở đây là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Tôi nói chúng ta không được phép nhầm lẫn, Quốc hội mà lẫn thì dân đánh giá tai hại lắm, không được”, đại biểu Nhưỡng phát biểu.

Nhân dân cũng có thể trở thành tai mắt của ngành công an

Đóng góp ý kiến tại thảo luận, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (đoàn Bình Dương - Thiếu tướng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội) đã giải thích nhiều nội dung đại biểu quan tâm.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng nói: “Về sự cần thiết, tôi khác với một số đại biểu nói rằng là không đúng trong thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Hiến pháp chúng ta”.

Giải thích nội dung này, đại biểu Hồng cho rằng, trong quá trình làm luật này cũng phải thẩm tra, cũng phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng. Cần phải nhìn dưới góc độ về chiến lược an ninh quốc gia và các chiến lược khác của quốc gia.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (đoàn Bình Dương - Thiếu tướng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội).

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (đoàn Bình Dương - Thiếu tướng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội).

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, trong các Báo cáo Chính phủ về đấu tranh phòng, chống tội phạm từng thảo luận, bên cạnh những mặt tích cực mạnh thì nhiều mặt diễn biến phức tạp hơn.

“Chính vì vậy, chúng ta mới đặt vấn đề ra để mà chúng ta củng cố lực lượng, tổ chức lại để phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nhưng vấn đề đặt ra thiết kế trong luật như thế nào, cách thể hiện như thế nào để quán triệt được quan điểm đó, theo tôi nên bàn theo cách đó. Trong báo cáo thẩm tra của chúng tôi, nếu các đại biểu đọc kỹ sẽ có 3 luồng ý kiến khác nhau”, đại biểu Hồng nói.

Về ý kiến đồng tình ban hành luật, ý kiến cho rằng phải mở rộng phạm vi điều chỉnh để tạo hành lang pháp lý để huy động mọi nguồn lực, đại biểu Hồng cho biết, ngay trong báo cáo thẩm tra đã có vấn đề này, kể cả các hiệp sĩ đường phố, các mô hình tự quản ở dưới.

Về tổ chức lực lượng, đại biểu Hồng cho rằng, Hiến pháp đã ghi rất rõ lực lượng vũ trang của chúng ta gồm có quân đội và công an. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng, không thoát ly sản xuất.

“Không phải Ủy ban Quốc phòng và An ninh không nhìn thấy điều đó, mà trong đó thể hiện làm sao cho phù hợp với thực tiễn, dân quân tự vệ trước kia như thế này, bây giờ tổ chức lại như thế này”, đại biểu Hồng giải thích.

Về ý kiến tại sao không giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự cho dân quân tự vệ. Theo đại biểu Hồng, hiện nay, chưa xử lý được những vấn đề do tổ chức của hệ thống chính trị của nước ta, do đó không thể đồng thời một lúc mà ghép tất cả vào được mà không phải không đặt tới vấn đề.

“Còn vấn đề ngân sách và chế độ, chính sách thì đúng là trong quá trình thẩm tra, chúng tôi đã ghi rất rõ các nội dung. Và đây là quá trình chúng ta thảo luận lần đầu, cho nên vấn đề này Chính phủ phải tính toán, các Ủy ban của Quốc hội là Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Ủy ban Pháp luật phải có tham gia chính thức ở đây để trả lời với Quốc hội là như thế nào để đảm bảo phù hợp với điều kiện ngân sách của chúng ta hiện nay”, đại biểu Hồng nói.

Ông Hồng cũng cho rằng, vấn đề khó nhất là giải quyết địa vị pháp lý cho lực lượng này bởi đây là một thực tế.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn TP Hà Nội).

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn TP Hà Nội).

Tranh luận với đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn TP Hà Nội) nói: “Tôi thấy bình thường anh Hồng nói rất rõ ràng, quan điểm thông thoáng, mọi người nghe dễ, nhưng hôm nay tôi phải cố nghe mãi anh cứ biện luận, nhưng tôi cho là ai cũng biết rồi”.

Theo bà Quốc Khánh, phải nhìn thực chất của vấn đề, đặc biệt về vấn đề bảo đảm an ninh, chiến lược an ninh.

“Chủ trương của Đảng, Nhà nước đã chỉ rất rõ là bây giờ chúng ta có vấn đề an ninh phi truyền thống, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bây giờ nó là cách mạng công nghiệp 4.0 và nó là vấn đề an ninh mạng, chúng ta phải coi trọng vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành nói chung và trong vấn đề bảo vệ an toàn an ninh ở trung ương, địa phương và cơ sở”, đại biểu Quốc Khánh nói.

Theo đại biểu Quốc Khánh, vừa qua, trong khi đất nước khó khăn, nhiều bộ, ngành chưa được đầu tư, quan tâm lớn về ngân sách để có những cơ sở dữ liệu. Riêng ngành công an, ngành tài chính, một số ngành nữa được ưu tiên tuyệt đối trong vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư.

Đại biểu Quốc Khánh cho rằng, đây là việc hết sức quan trọng, để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dân cư cũng như những vấn đề mà phải liên thông kết nối sẽ phát hiện được nhiều vấn đề.

“Không phải chúng ta cứ đầy người đứng đầy ở ngoài đường như vậy thì gọi là bảo vệ an ninh, trật tự giao thông, mà phải đi vào khoa học, công nghệ, ứng dụng khoa học, công nghệ”, đại biểu Quốc Khánh nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc Khánh cũng cho rằng, nếu thiếu tiền, khó khăn về kinh phí để đổi mới khoa học, công nghệ trong quản lý và phát triển lực lượng an ninh trong vấn đề ứng dụng công nghệ thì Quốc hội sẽ ủng hộ tuyệt đối, nhưng không bao giờ đồng ý để tăng quân số một cách vượt quá khả năng, mà mất cân đối so với chung của các lực lượng khác.

Theo đại biểu Quốc Khánh, hiện nay, phải ứng dụng khoa học, công nghệ và tinh giản bộ máy. Quan trọng hơn nữa là phải tạo sự đồng thuận trong nhân dân và phải dùng tất cả các lực lượng, cán bộ, nhân dân cũng có thể trở thành tai mắt của ngành công an, không phải chỉ có những người ghi ở trong luật là thì mới tin tưởng.

Quốc Trần

Tin khác

Khẩn trương xem xét trách nhiệm chủ đầu tư Trường quốc tế Mỹ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của học sinh

Khẩn trương xem xét trách nhiệm chủ đầu tư Trường quốc tế Mỹ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của học sinh

(CLO) Ngày 29/3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 28/CĐ-TTg ngày chấn chỉnh hoạt động của Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông quốc tế Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM).

Tin tức
Việc khen thưởng không làm theo hình thức mà phải đúng người, đúng thời điểm, tạo sức lan tỏa trong xã hội

Việc khen thưởng không làm theo hình thức mà phải đúng người, đúng thời điểm, tạo sức lan tỏa trong xã hội

(CLO) Ngày 29/3, tại thành phố Quy Nhơn, Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung tổ chức Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2023 và ký kết giao ước thi đua năm 2024.

Tin tức
AZEC và JETP cần lựa chọn dự án cụ thể để cùng nhau hoàn thiện cơ chế và công nghệ

AZEC và JETP cần lựa chọn dự án cụ thể để cùng nhau hoàn thiện cơ chế và công nghệ

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, AZEC và JETP (Thỏa thuận chuyển đổi năng lượng công bằng) cần lựa chọn một số dự án thực hiện cụ thể để cùng nhau hoàn thiện cơ chế và công nghệ.

Tin tức
Toàn quân duy trì nền nếp, hiệu quả phong trào Thi đua Quyết thắng

Toàn quân duy trì nền nếp, hiệu quả phong trào Thi đua Quyết thắng

(CLO) Ngày 29/3, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng tháng 3, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 4/2024.

Tin tức
Hà Nội quản lý chặt chẽ quảng cáo ngoài trời và dịch vụ karaoke

Hà Nội quản lý chặt chẽ quảng cáo ngoài trời và dịch vụ karaoke

(CLO) Công tác tuyên truyền sẽ được đẩy mạnh, gắn liền với việc tập huấn, hướng dẫn để bảo đảm sự thống nhất trong công tác kiểm tra, giám sát về quảng cáo, biển hiệu, kinh doanh dịch vụ karaoke…

Tin tức