Trẻ em gái Afghanistan & giấc mơ “con chữ ”

Thứ sáu, 04/02/2022 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ở Afghanistan bây giờ, thế giới dường như được chia thành hai nửa khá rõ ràng, một của những người đàn ông và một dành cho những người phụ nữ.

Và những người phụ nữ ấy đang phải chịu đựng cuộc sống bị phân biệt đối xử, với rất nhiều thiệt thòi dưới chế độ Taliban. Lĩnh vực giáo dục đang là nơi chứng kiến tình trạng bất bình đẳng giới nghiêm trọng, khi ngay cả quyền được tới trường, học cái chữ của những trẻ em gái cũng là giấc mơ xa xỉ.

tre em gai afghanistan giac mo con chu hinh 1

Yasamin, 16 tuổi, đọc một cuốn sách tiếng Anh tại một trường tư thục bí mật tuyển sinh các nữ sinh lớn tuổi hơn ở Kabul. Ảnh: Paula Bronstein/WSJ.

Khi Taliban: “nói một đằng, làm một nẻo”

Gần như ngay sau khi tiếp quản Afghanistan vào ngày 15/8, Taliban đã cố gắng tạo ra một hình ảnh khác, bằng một thái độ ôn hòa hơn đối với phụ nữ và trẻ em gái so với sự cai trị của họ vào những năm 1990. Bên cạnh cam kết sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ đi làm và đi học, nhóm phiến quân cũng hứa hẹn mở cửa trở lại các trường học cho các trẻ em gái ở Kabul và nhiều nơi khác. 

“Chúng tôi cam kết mang lại cho các em gái quyền được học hành. Hồi giáo cho họ quyền đó”, Akef Muhajir - phát ngôn viên của Bộ khuyến khích và ngăn ngừa Đức hạnh mới thành lập của Taliban, bộ phận trước đây là Bộ Phụ nữ của Taliban, khẳng định. 

Tuy nhiên, ba tháng sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước, nhiều người Afghanistan tự hỏi liệu những lời hứa mở cửa trở lại trường học có được giữ nguyên hay không. Ngày 17/9, sau một tháng tạm dừng, các học sinh nam từ lớp 7 đến lớp 12 đã được phép trở lại trường, nhưng những trẻ em gái không được nhắc đến như một lệnh cấm đối với một nửa còn lại. 

Wali Jan - hiệu trưởng trường nữ sinh Babaji ở quận Qarghayi của Laghman, chia sẻ: “Có tới 300 nữ sinh đã học tại các lớp trung học của trường chúng tôi. Bây giờ Taliban đã cấm các bé gái ở các lớp cao hơn đi học, số lượng bé gái ở các trường tiểu học cũng đã giảm đi rất nhiều”

Gần một nửa số nữ sinh trong các lớp tiểu học đã không đến trường của Wali Jan 20 ngày sau khi các lớp học trở lại. Tình trạng tương tự xảy ra ở hầu hết trên khắp Afghanistan bởi lệnh cấm và những bất ổn về an ninh, nền kinh tế ngày càng kiệt quệ bên cạnh đại dịch COVID-19 chưa được kiểm soát. 

“Từ hành vi trước đây của họ, họ cảm thấy thế nào về giáo dục của phụ nữ. Họ không muốn trao quyền cho phụ nữ thông qua giáo dục. Mục tiêu của họ là giữ phụ nữ trong nhà”, Axana Soltan - người đã trốn khỏi Afghanistan lúc còn nhỏ khi Taliban nắm quyền 20 năm trước và hiện điều hành một tổ chức phi chính phủ ở Mỹ ủng hộ việc giáo dục trẻ em gái Afghanistan, bình luận.

Khi Mỹ lật đổ chế độ do Taliban lãnh đạo vào năm 2001, cộng đồng quốc tế đã đổ hàng triệu đô-la vào chính phủ Afghanistan mới thành lập để tái thiết đất nước, bao gồm cả hệ thống giáo dục. Tỷ lệ đăng ký học từ lớp 1 đến lớp 12 trên khắp Afghanistan đã tăng gấp 10 lần, từ khoảng một triệu trẻ em hầu như không có bé gái vào năm 2001. Đến năm 2021, hơn 9 triệu học sinh đang đi học. 

Song, mọi thứ thay đổi chóng vánh với ngành giáo dục nước này sau cuộc không vận hỗn loạn của quân đội Mỹ, để lại một Afghanistan lộn xộn. Hình ảnh của 20 năm trước được tái hiện gần như nguyên vẹn ở mọi ngóc ngách trong đời sống xã hội Afghanistan, với súng ống xuất hiện trên khắp đường phố và những luật lệ hà khắc được thực thi. 

tre em gai afghanistan giac mo con chu hinh 2

Một số trường tư thục ở Kabul tổ chức các lớp học bí mật dành cho nữ sinh lớn tuổi. Ảnh: Paula Bronstein/WSJ.

Giấc mơ tới trường và những lớp học bí mật

Các nhà tài trợ châu Âu và Mỹ cam kết sẵn sàng khôi phục viện trợ cho Afghanistan, với điều kiện Taliban phải đảm bảo các quyền của phụ nữ sẽ được duy trì, bao gồm cả giáo dục cho trẻ em gái. Nhưng điều này đã không xảy ra. Trên 4 triệu trẻ em hiện không được đến trường ở Afghanistan, trong đó hơn nửa là trẻ em gái, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết. 300 nữ sinh từ lớp 7 đến lớp 12 của cô hiệu trưởng Wali Jan hiện phải nghỉ học trong một thời gian không chắc chắn, có thể sẽ là mãi mãi.

Mina - một học sinh 15 tuổi đến từ một ngôi làng lân cận, hiện đang học lớp 8 trường trung học Babaji. Cô bé cũng như hàng triệu cô gái khác, đang phải đối mặt với việc học hành sa sút, trầm cảm và buồn chán khi ở nhà. “Tôi nhớ trường của mình”, Mina nói với Asia Times. “Tôi có thể sẽ không bao giờ được đến trường nữa. Điều này làm cho tôi rất buồn”. Mina cũng bộc bạch rằng cô cũng sẽ không có cơ hội để học ở nhà. “Không có sách ở nhà và không có ai để đọc sách cùng”. Trong khi đó, cô gái 16 tuổi Malahat chia sẻ rằng: “Học ở nhà không giống như học ở trường. Nó không chỉ là về học tập. Tôi nhớ các bạn học của mình”.

Nhà hoạt động giáo dục và là người sáng lập thư viện di động Charmaghz có trụ sở tại Kabul, Freshta Karim nói rằng việc cấm các cô gái đến trường đang có tác động rất lớn về mặt tinh thần đối với họ. 

“Bọn trẻ không thể hiểu lý do tại sao chúng không được phép đến trường trong khi các bạn nam của chúng được phép”, Karim nói. “Khi thanh thiếu niên không xử lý được những tình huống như thế này, nó sẽ ảnh hưởng đến nội tâm của chúng và có thể gây ra những hậu quả lớn về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm đối với một số trẻ em”.

Dẫu vậy, trong bối cảnh Taliban muốn “cách ly” trẻ em gái với giáo dục, vẫn có những lớp học bí mật được tổ chức bất chấp lệnh cấm của Taliban.  

tre em gai afghanistan giac mo con chu hinh 3

Các nữ sinh cầu nguyện trong giờ học tại Shaikh Abdul Qadir Jelani Madrassa ở Kabul - Paula Bronstein/WSJ

Một nhóm các cô gái tuổi teen lặng lẽ đến nhà của cô giáo Fawzia, cởi giày và tập trung trong phòng khách để học một bài học bí mật lịch sử. Cô Fawzia, 56 tuổi, nói về kho báu truyền thuyết của Afghanistan, Bactrian Gold, và các vị vua và nữ hoàng trong quá khứ của họ. Fawzia coi công việc bí mật mới của mình với nhóm học trò thanh thiếu niên là điều cần thiết. “Nếu chỉ ngồi ở nhà, chúng sẽ chán nản hoặc nghiện điện thoại”, Fawzia nói. “Chúng tôi cần cho chúng hy vọng rằng một ngày nào đó trường học sẽ mở cửa trở lại”

Vào những năm 1990, Fawzia - một bà mẹ 5 con, dạy kèm con gái lớn và những đứa trẻ khác tại nhà. Cô hiện là một trong nhiều giáo viên tổ chức các lớp học bí mật cho các cô gái tuổi teen. Việc sẵn sàng chống lại lệnh cấm giáo dục trên thực tế của phụ huynh, giáo viên và học sinh là thước đo cho thấy Afghanistan đã thay đổi như thế nào trong hai thập kỷ qua. Nó báo hiệu sẽ có sự phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là ở các thành phố như Kabul, đối với sự quay trở lại của các quy tắc xã hội hà khắc được áp đặt trong quá khứ.

Taliban đã cấm truyền hình vào những năm 1990, nhưng hầu hết người Afghanistan bây giờ có thể truy cập internet, bao gồm cả các lớp học trực tuyến. Kỳ vọng cũng đã thay đổi. “Khi Taliban lần đầu tiên xuất hiện cách đây 20 năm, trình độ giáo dục ở nước này rất thấp. Nhiều phụ nữ hài lòng với các lớp xóa mù chữ cơ bản. Bây giờ, trình độ học vấn đã cao”, Farhat, 22 tuổi, người đang giúp mẹ mình là Fawzia, dạy các cô gái tuổi teen. Nhưng “những lớp học nhỏ như thế này không thể giải quyết vấn đề”, cô ấy nói. “Các trường học phải mở cửa trở lại”.

Pashtana Durrani, một nhà giáo dục người Afghanistan đang thiết lập các lớp học bí mật cho các cô gái về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, chia sẻ: “Nếu giáo dục của chúng ta mất đà thì sẽ không có những nữ bác sĩ, kỹ sư, nữ hộ sinh”.

Hơn bao giờ hết, Afghanistan đang đối diện với cuộc khủng hoảng giáo dục nghiêm trọng. Ở đó, chính sách bất bình đẳng của Taliban có nguy cơ đẩy nước này vào tụt hậu và đói nghèo. Chừng nào các lớp học chưa được nối lại, giấc mơ không chỉ được học cái con chữ mà cả tri thức của những trẻ em gái chưa trở thành hiện thực, Taliban khó cải thiện hình ảnh trong mắt cộng đồng quốc tế và sẽ khó hy vọng được cộng đồng quốc tế công nhận như một chính phủ thay vì chỉ như một tổ chức hiện nay.

Hoài Đức

Tin mới

Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam

Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam

(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.

Kinh tế vĩ mô
Cục Thuế sẽ kiểm tra tiến độ việc thực hiện gia hạn hàng loạt thuế, phí

Cục Thuế sẽ kiểm tra tiến độ việc thực hiện gia hạn hàng loạt thuế, phí

(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.

Kinh tế vĩ mô
Geely Coolray ưu đãi giá cao nhất gần 38 triệu đồng

Geely Coolray ưu đãi giá cao nhất gần 38 triệu đồng

(CLO) Người tiêu dùng mua mẫu xe Geely Coolray trong tháng 4/2025 sẽ được hưởng mức giảm giá quy đổi tương ứng với khoản hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.

Xe
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Tin tức
Hải Dương: Phát động Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI

Hải Dương: Phát động Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI

(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nghề báo
BYD Sealion 6 sắp chính thức ra mắt khách Việt

BYD Sealion 6 sắp chính thức ra mắt khách Việt

(CLO) Dự kiến mẫu xe hybrid BYD Sealion 6 sẽ chính thức ra mắt thị trường Việt Nam trong quý 2/2025, cạnh tranh cùng Ford Territory và Madza CX-5.

Xe
Phú Thọ: Dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ 2025

Phú Thọ: Dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ 2025

(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Đời sống văn hóa
An Phát Holdings (APH) đặt kế hoạch lãi 2025 giảm một nửa, doanh thu dự kiến “bốc hơi” 35%

An Phát Holdings (APH) đặt kế hoạch lãi 2025 giảm một nửa, doanh thu dự kiến “bốc hơi” 35%

(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.

Kinh doanh - Tài chính
Tương bần Hưng Yên – Đặc sản mộc mạc đậm hồn quê

Tương bần Hưng Yên – Đặc sản mộc mạc đậm hồn quê

(CLO) Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, làng Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) từ lâu đã nổi danh với nghề làm tương truyền thống.

Công luận 24H
Hà Nội yêu cầu kiểm tra thông tin dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm

Hà Nội yêu cầu kiểm tra thông tin dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Tin tức
Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Công luận 24H
Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.

Điều tra
Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.

Giao thông
Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).

Thế giới 24h
Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.

Giao thông
Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".

Báo chí - Công nghệ
Bình Luận

Tin khác

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế