Trẻ sinh cực non được cứu sống nhờ can thiệp phác đồ “giờ vàng”

Thứ tư, 14/04/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chỉ vỏn vẹn 25 tuần tuổi, em bé chào đời với cân nặng 740 gram đã được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cứu sống bằng cách áp dụng phác đồ “giờ vàng” - can thiệp hồi sức sơ sinh trong vòng 60 phút đầu sau sinh.

Bé gái sinh cực non được cứu sống thành công và đang được theo dõi tại khoa Hồi sức Sơ sinh, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Bé gái sinh cực non được cứu sống thành công và đang được theo dõi tại khoa Hồi sức Sơ sinh, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Hạnh phúc đón con yêu sau lần đầu thất bại

Khi có dấu hiệu dọa sinh rất sớm, sản phụ đã được các bác sĩ theo dõi thai khuyên đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM vì tại đây có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, từng có kinh nghiệm nuôi sống trẻ sinh non và cực non (có bé chỉ nặng hơn 0,5kg).

Tiếp nhận sản phụ trong tình trạng tâm lý vô cùng lo lắng, BS CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản - Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Sản phụ và cả người thân đều rất hoang mang, bất an vì có tiền sử mất con do sinh non ở tuần thai thứ 26. Lần này, càng khó khăn hơn khi thai nhi mới được 25 tuần tuổi. May mắn là trong quá trình mang thai, sản phụ đã được đặt vòng nâng cổ tử cung, song lại xuất hiện cơn gò và rỉ ối sớm. Sau khi hội chẩn với khoa Nhi sơ sinh, chúng tôi quyết định cho bé ra sớm dù phải đối mặt với thực trạng cực non tháng. Phác đồ “giờ vàng” được thiết lập và tính toán kỹ từng chi tiết”.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Cam Ngọc Phượng - Giám đốc Trung tâm Sơ sinh (NICU) Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, trẻ sinh non thường tím tái, không thở được, thân nhiệt hạ rất nhanh, nguy cơ nhiễm trùng rất cao, tất cả các chức năng đều chưa hoàn thiện nên gần như không thể tự chủ. Vì thế, trẻ cần được can thiệp bằng phác đồ “giờ vàng” ngay trong 60 phút sau khi chào đời.

Ekip hồi sức cấp cứu sơ sinh của BVĐK Tâm Anh đã có mặt ngay tại phòng sinh với đầy đủ các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại nhất. Ngay khi rời khỏi bụng mẹ bằng phương pháp sinh thường với cân nặng 740g, bé gái được ủ ấm, gắn ống thở CPAP không xâm lấn, giúp phổi bé không bị xẹp, hạn chế nhiễm trùng, không bị suy hô hấp. Sau đó, bé được nằm trong lồng ấp đảm bảo độ ẩm 80%, giúp điều hòa thân nhiệt và giảm nguy cơ mất nước không nhận biết ở trẻ sinh non.

Một việc hết sức quan trọng chính là ổn định thân nhiệt cho bé. Bởi lẽ, nếu trẻ sinh non rất nhẹ cân thân nhiệt không ổn định sẽ tăng tỷ lệ tử vong 28%, tăng nhiễm trùng sơ sinh muộn 11%. Khi thân nhiệt ổn định trong khoảng 36,5°C - 37,2°C, trẻ sẽ giảm thiểu đáng kể các tổn thương thần kinh, bệnh lý võng mạc và viêm ruột hoại tử.

Sau khi ổn định thân nhiệt, tuần hoàn và hô hấp cho bé, các bác sĩ mới thực hiện kẹp cắt rốn để tránh ảnh hưởng đến việc tưới máu cơ quan. Và khi các chỉ số đều ổn định, bác sĩ chuyển bé qua phòng Hồi sức sơ sinh.

Tại đây, bé được đặt catheter vào tĩnh mạch rốn, thiết lập đường truyền tĩnh mạch để cung cấp dung dịch đường. Bé cũng được chỉ định dùng thuốc hỗ trợ đóng ống động mạch, truyền paracetamol sớm giúp tránh nguy cơ gây viêm ruột hoại tử, xuất huyết não, xuất huyết phổi… Ngoài ra, bé còn được tiến hành sàng lọc toàn diện sau sinh bao gồm các chức năng vận động, tim mạch, hô hấp, thính lực, thị lực, tiêu hóa… bởi bác sĩ nhi sơ sinh.

Đến thăm con đang được theo dõi chăm sóc tại khoa Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, anh H.N.H, ba của bé cho biết, gia đình anh đặt rất nhiều hy vọng vào lần sinh thứ hai này, bởi vợ chồng anh đã mất bé đầu do sinh non tháng. Anh chia sẻ: “Được chỉ định cho chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, vợ chồng tôi rất an tâm vì ở đây có các bác sĩ từng xử lý nhiều ca sinh cực khó. Hiện sức khỏe con đã ổn định, vợ tôi cũng giữ được tinh thần thoải mái để có sữa non cho bé bú sớm nhất”.

Anh H.N.H hạnh phúc nhìn con đang được theo dõi sát sao tại khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM.

Anh H.N.H hạnh phúc nhìn con đang được theo dõi sát sao tại khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM.

Phác đồ “giờ vàng” - cứu cánh cho trẻ sinh non

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, mỗi năm trên thế giới có xấp xỉ 15 triệu trẻ sinh non và con số vẫn không ngừng tăng, biến sinh non trở thành một hiện tượng phổ biến toàn cầu. Nếu được hỗ trợ can thiệp y tế sớm, ba phần tư trong số những đứa trẻ kém may mắn đó có thể tiếp tục sống.

Phác đồ “giờ vàng” là một khái niệm mới trong Hồi sức sơ sinh, tập hợp những kiến thức, kỹ năng hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh non tích cực trong 60 phút đầu sau sinh, nhằm cứu sống và giảm thiểu nguy cơ di chứng về sức khỏe cho trẻ.

Theo bác sĩ Cam Ngọc Phượng, hiện nay phác đồ giờ vàng chưa được triển khai rộng rãi do nhiều đơn vị còn khó khăn, chưa có các thiết bị máy móc chuyên dụng hiện đại, chưa có chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng có kinh nghiệm thực hiện và quy trình gắn kết chặt chẽ giữa đơn vị sản - nhi sơ sinh. Tại Khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các bác sĩ đã thực hiện quy trình hồi sức cấp cứu ngay trong giờ đầu sau sinh, ngay tại phòng sinh, nhờ đó cứu sống và giảm thiểu các nguy cơ biến chứng, di chứng cho trẻ sinh non có thể gặp phải như: Suy hô hấp, viêm phổi, loạn sản phế quản phổi; Viêm ruột, hoại tử ruột, nhiễm trùng máu, huyết áp thấp; Chậm phát triển, hệ miễn dịch kém; Kém phát triển về thị giác, thính giác: Bại não, xuất huyết não và dễ đối diện với hội chứng đột tử trẻ sơ sinh...

Trẻ sinh non nếu phải chuyển viện sau sinh sẽ dễ bị xuất huyết não, có nguy cơ tử vong cao, nếu cứu được cũng để lại nhiều di chứng về sau nên cần được tranh thủ “thời gian vàng”. Do đó, những bà mẹ có nguy cơ sinh non (trẻ dưới 16 tuổi hoặc ngoài 35 tuổi, thể trạng gầy < 35kg; có tiền sử sinh non, cổ tử cung ngắn, dị dạng tử cung bẩm sinh, u xơ tử cung, hở eo tử cung, từng khoét chóp cổ tử cung, viêm âm đạo; bị tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường, nhau tiền đạo, đa ối, thiểu ối, nhiễm trùng thai kỳ; thai chậm tăng trưởng...) cần có sự chuẩn bị kỹ càng. Việc chọn được bệnh viện có khoa Hồi sức sơ sinh với đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ tạo nền tảng tốt nhất cho việc cứu sống an toàn trẻ sinh non.

Bác sĩ Cam Ngọc Phượng, Giám đốc Trung tâm Sơ sinh (NICU) trực tiếp theo dõi và chăm sóc cho bé gái sinh cực non.

Bác sĩ Cam Ngọc Phượng, Giám đốc Trung tâm Sơ sinh (NICU) trực tiếp theo dõi và chăm sóc cho bé gái sinh cực non.

Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Sản phụ khoa và Trung tâm Nhi sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh mang đến dịch vụ chăm sóc thai kỳ toàn diện, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong lúc chuyển dạ và sau sinh.

Nhằm giải đáp thắc mắc trong quá trình mang thai, sinh con, chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức chương trình “Tư vấn về Sản, Nhi sơ sinh và Nhi khoa” vào lúc 20g ngày 16/04/2021 với sự tham gia của Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TPHCM; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Hương - Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh Hà Nội; Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Hữu Thiều Chương - Phó Giám đốc Trung tâm Sơ sinh, BVĐK Tâm Anh TPHCM; Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phan Kim Thoa - Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Chương trình được phát trực tiếp trên website và fanpage Bệnh viện đa khoa Tâm Anh.

Độc giả có thể đặt câu hỏi tại đây để được các chuyên gia tư vấn trong chương trình.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:

- 2B Phổ Quang, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM. Hotline: 0287 102 6789

- 108 Hoàng Như Tiếp, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, TP. Hà Nội. Hotline: 1800 6858

PV

Tin khác

Bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng kỹ thuật thay khớp gối không cắt gân cơ, có thể vận động sau 1 ngày

Bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng kỹ thuật thay khớp gối không cắt gân cơ, có thể vận động sau 1 ngày

(CLO) BVĐK Hồng Ngọc ứng dụng kỹ thuật thay khớp gối gióng trục động học không cắt gân cơ độc quyền của Giáo sư Nhật vào phẫu thuật thay khớp, mở ra cơ hội cho nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối giai đoạn 4, đi lại khó khăn, biến dạng lệch trục, vẹo khớp…

Sức khỏe
Diễn biến mới nhất vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai

Diễn biến mới nhất vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai

(CLO) Hiện tại có 120 bệnh nhân được điều trị ngoại viện, 399 ca đang điều trị tại các bệnh viện và 2 bệnh nhi chuyển biến nặng phải chuyển lên tuyến trên.

Sức khỏe
Thai phụ 32 tuổi mất con ở tuần 40 vì biến chứng tiểu đường

Thai phụ 32 tuổi mất con ở tuần 40 vì biến chứng tiểu đường

(CLO) Thai phụ này trong quá trình mang thai rất nhiều yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu bị đái tháo đường nhưng chủ quan đã không tham khám và điều trị đúng cách dẫn đến thai lưu.

Sức khỏe
Thái Bình: Gắn biển công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thái Bình: Gắn biển công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Sáng ngày 4/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức lễ gắn biển công trình “Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (19/5/1890-19/5/2024), tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải.

Sức khỏe
Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

(CLO) Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho nam bệnh nhân bị thanh xà beng sắt dài hơn 1m đâm xuyên thành bụng do tai nạn lao động.

Sức khỏe