Trên cả những hàm ơn

Thứ tư, 24/06/2020 16:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Nếu ở một nơi nào khác trên Trái đất này, tôi hẳn đã chết. Tự tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn Việt Nam"- câu nói mà bệnh nhân 91 muốn thốt lên nhiều nhất sau khi được hồi sinh cũng là cảm xúc của bạn bè quốc tế trước cuộc chiến chống Covid-19 phi thường của đất nước hình chữ S.

1. Nhưng bệnh nhân số 91- phi công người Anh- không phải là người nước ngoài duy nhất khao khát muốn giãi bày niềm biết ơn đối với đất nước hình chữ S. Cách đây chừng hai tháng, trên trang Hanoi Massive Community của cộng đồng người nước ngoài tại Hà Nội đã đăng tải hàng loạt bức ảnh của rất nhiều công dân Mỹ, Lavita, Romania, Đức, Anh... hiện đang là giáo viên tiếng Anh, doanh nhân, giáo viên dạy nhạc… tại Hà Nội. Trên mỗi bức ảnh chân dung của chính họ là những tấm biển trên đó chứa đựng "thông điệp cảm ơn" của họ đến đất nước, con người Việt Nam. “Cảm ơn tất cả các y bác sĩ, nhân viên quân đội và các tình nguyện viên“; “Cảm ơn vì đã vất vả chiến đấu với bệnh dịch vì chúng tôi“, “Chúng tôi hiểu và biết ơn các bạn rất nhiều"... những câu từ ấy có mặt trong hầu hết các thông điệp.

Cũng thời điểm ấy, 77 tổ chức phi chính phủ nước ngoài và Trung tâm Dữ liệu phi chính phủ nước ngoài - Liên hiệp Hữu nghị (VUFO-NGO Resource Center) đã gửi thư chung trong đó "bày tỏ lòng biết ơn, sự trân trọng sâu sắc nhất và ủng hộ các biện pháp chống dịch COVID-19 hiệu quả của Chính phủ Việt Nam".

Trên trang mạng xã hội, Bobby Chin- một đầu bếp người New Zealand- từng nghẹn ngào bộc bạch: “Tôi xin được cúi đầu với tất cả sự tôn trọng đối với những bác sỹ Việt Nam đang làm việc tại cơ sở cách ly mà bố tôi đang được chăm sóc tại đó. Đây đích thực là sự cống hiến cao cả”.

Steve Jackson, một người Anh, đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ ở Hà Nội, đã chia sẻ với báo điện tử VnExpress, rằng anh "mang một món nợ với Việt Nam".  

Không ngại lây nhiễm, các y bác sĩ hết lòng với công việc, góp phần cứu sống bệnh nhân người Anh.

Không ngại lây nhiễm, các y bác sĩ hết lòng với công việc, góp phần cứu sống bệnh nhân người Anh.

2. Nhưng như người Việt đã có câu: "Làm ơn há dễ trông người trả ơn". Người Việt xưa nay coi trọng chữ tình, coi trọng ân nghĩa, nhưng không xem đó là đích đến trong mỗi hành động của mình. Nhất là khi đó là chuyện cứu người, không có gì quan trọng bằng mạng sống của con người.

Cho dù, để giành giật cho được một sự sống, hồi sinh được một con người từ lằn ranh mong manh sinh tử,như trường hợp bệnh nhân số 91 người Anh, Chính phủ Việt Nam đã không quản ngại bất cứ điều gì. Ngay khi các hãng bảo hiểm còn chưa tính đến chuyện chi trả viện phí cho bệnh nhân 91 thì lượng chi phí điều trị khổng lồ và ngày càng tốn kém cho bệnh nhân người Anh (tính tới thời điểm đầu tháng 6/2020 đã là hơn 3,5 tỷ đồng) vẫn không thể tác động chút nào tới quá trình điều trị. Để đưa bệnh nhân 91 trở về từ cõi chết, các y bác sĩ, chuyên gia người Việt đã phải trải qua một cuộc chiến thực sự, trải qua những thử thách nghề chưa từng có, trải qua những giờ phút cân não để có thể đưa ra những quyết định mang tính quyết định sinh mạng người bệnh. Để có thể trả lại cho phi công người Anh sự sống, rất nhiều người Việt đã lên tiếng sẵn sàng hiến phổi... 

3. Cho đi chẳng cứ phải nhận lại. Nhưng, thực sự, trên tất cả, có những điều còn lớn lao, vô giá hơn, vượt lên trên mọi hàm ơn: sự ghi nhận và nhìn nhận chân xác của cộng đồng quốc tế về những nỗ lực mà người dân Việt Nam, Chính phủ, đất nước Việt Nam đã làm được. Đơn cử như khẳng định "chắc như đinh đóng cột" của chuyên gia người Anh Steve Jackson, rằng từ việc Việt Nam chiến thắng Covid-19, cho thấy rõ "Việt Nam có thể làm bất cứ điều gì".

"Việt Nam có thể làm bất cứ điều gì"- sự ghi nhận đó của bạn bè quốc tế thực sự là động lực tinh thần lớn cho đất nước hình chữ S trong bộn bề những trọng trách mang tính khu vực và toàn cầu: Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021... Những trọng trách ấy là cơ hội vàng để Việt Nam nâng cao vị thế nhưng cũng đầy thách thức trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có nhiều biến chuyển sâu sắc, phức tạp, những mưu đồ, lợi ích đan xen, những hành vi không tôn trọng luật pháp quốc tế, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia… không còn là chuyện hiếm... Thách thức ấy còn lớn hơn trong bối cảnh Việt Nam, cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực nặng nề bởi đại dịch Covid-19. 

Một Việt Nam nói được, làm được; Một Việt Nam ân nghĩa hết mực, không so đo tính toán, chẳng quản ngại điều gì; Một Việt Nam sẵn sàng đối diện với thách thức... âu đó mới thực sự là những gì đáng giá nhất đối với đất nước hình chữ S lúc này, vượt lên trên hết mọi hàm ơn.

Hồng Hà 

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn