Bắc Ninh:

Triển khai ứng dụng công nghệ mới vào tu bổ đình Đồng Kỵ

Thứ năm, 12/03/2020 22:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Liên quan đến phản ánh việc tu bổ đình Đồng Kỵ - Thị xã Từ Sơn thay mới nhiều cấu kiện gỗ làm giảm giá trị kiến trúc nghệ thuật của di tích quốc gia. Để rộng đường dư luận PV đã có cuộc trao đổi Ban QL Di tích tỉnh Bắc Ninh và nhưng đơn vị liên quan xung quanh vấn đề trên.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Mạo -Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh khẳng định: "Trong thời gian tới, dưới sự hỗ trợ của Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Di lịch), các cơ quan chức năng và nhân dân địa phương sẽ tái sử dụng tối đa cấu kiện gỗ trên cơ sở sử dụng công nghệ mới.

Theo đó, nhằm kéo dài tuổi thọ của các cấu kiện gỗ cũ, các chuyên gia sẽ sử dụng công nghệ nano, các hỗn hợp hóa chất mới để nối, vá các bộ phận; đồng thời bồi đắp, gia cường các chi tiết hư hỏng một phần để trả lại hình dáng ban đầu cho các cấu kiện nhằm bảo đảm đúng nguyên tắc tu bổ, bảo tồn di tích..."

Các chuyên gia về gỗ đang đánh giá lại các cấu kiện xem khả năng tái sử dụng.

Các chuyên gia về gỗ đang đánh giá lại các cấu kiện xem khả năng tái sử dụng.

Nói về vấn đề thủ tục và quy trình trùng tu, tôn tạo đình Đồng Kỵ, ông Nguyễn Hữu Mạo cho biết thêm: Khi tiến hành các biện pháp trùng tu, tôn tạo di tích, chính quyền địa phương đã phối hợp các cơ quan chuyên môn thực hiện đúng quy trình từ lập hồ sơ, thiết kế, xin ý kiến thỏa thuận của Cục Di sản văn hóa theo quy định của pháp luật. Quá trình thực hiện, hạ giải, đánh giá cấu kiện và tổ chức thi công đúng nguyên tắc tu bổ và bảo tồn di tích.

Tuy nhiên sau khi kiểm tra thực tế công tác tu bổ, tôn tạo di tích thấy chủ đầu tư và chính quyền địa phương gặp nhiều khúc mắc về tái sử dụng cấu kiện sau hạ giải. Do nhiều cấu kiện xuống cấp nên không thực hiện tái sử dụng đầy đủ, đúng nội dung thẩm định.

Tòa Đại bái đình Đồng Kỵ đang thi công.

Tòa Đại bái đình Đồng Kỵ đang thi công.

Liên quan đến thông tin thay mới nhiều cấu kiện gốc, đồng thời chưa đảm bảo quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích sau hạ giải, ông Nguyễn Văn Đản, Phó Ban Quản lý di tích làng Đồng Kỵ, phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn cho biết; Thực hiện theo bản thỏa thuận về tu bổ di tích với Cục Di sản văn hóa, địa phương đã chú trọng tu bổ bảo đảm tái sử dụng tối đa các phần cấu kiện gỗ có giá trị kiến trúc và nghệ thuật.

Tuy nhiên, sau khi hạ giải, nhiều hạng mục, cấu kiện gỗ có giá trị được làm từ gỗ xoan, trải qua thời gian dài 300 năm nên mối mọt, khó có thể tận dụng. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu làm đình trước đây cũng được chắp ghép từ 3 ngôi đình khác nên các vật liệu không đều nhau, khó khăn khi tái sử dụng.

“Thực tế, những cấu kiện còn sử dụng được, đơn vị thi công đã đưa vào công trình. Hiện nay, còn một số con chồng, đầu dư, cấu kiện, chúng tôi đang phục chế sẽ gắn lên khi thi công tiếp công trình. Với những cấu kiện không thể tái sử dụng được chúng tôi đã có kế hoạch bảo quản chặt chẽ, theo đúng quy định”- ông Nguyễn Văn Đản cho hay. 

Đình Đồng Kỵ nằm trong quần thể di tích đền, đình, chùa Đồng Kỵ. Ngôi đình thờ Thành hoàng làng là Đức thánh “Thiên Cương” có công đánh giặc Ân vào thời Hùng Vương thứ IV.

Căn cứ vào bút tích được khắc bằng chữ Hán trên tòa đại bái trong đình, ngôi đình Đồng Kỵ được khởi dựng vào thời Hậu Lê - Niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 6 (tức là năm 1745), là công trình kiến trúc gỗ còn nguyên vẹn từ khi khởi dựng đến nay.

Với những giá trị to lớn trên, đình làng Đồng Kỵ được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia năm 1988.

Tuy nhiên, trải qua năm tháng, ngôi đình bị xuống cấp. Năm 2019, được sự cho phép của các cơ quan chức năng, ngôi đình được trùng tu, tôn tạo với 100% kinh phí từ nguồn xã hội hóa, do nhân dân địa phương đóng góp.

Minh Hằng

Tin khác

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng ngày 26/4, tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tổng cục Hậu cần (TCHC) chỉ đạo Cục Chính trị phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc, cắt băng khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Trong bối cảnh cuộc chiến Điện Biên Phủ đang dần bước vào những thời khắc quyết định, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã đưa ra các nghị quyết, chỉ đạo quan trọng mang tính định hướng cho Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

Đời sống văn hóa
Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm 'Thăng Long hội tụ'

Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm "Thăng Long hội tụ"

(CLO) Nhân Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra khai mạc Triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" do các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa từ thị xã Sơn Tây và Hà Nội phối hợp tổ chức.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa