Triển lãm 70 tác phẩm nghệ thuật của nhóm Hiện thực

Thứ ba, 13/11/2018 14:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ ngày 14 -20/11 tới đây, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi triển lãm tranh của nhóm Hiện thực với hơn 70 tác phẩm trên các chất liệu sơn dầu, màu nước, acrylic trên toan.

Chủ nghĩa hiện thực vốn được coi như một ngôi đền thiêng trong sáng tạo nghệ thuật nói riêng, hội họa nói chung. Trong suốt quá trình phát triển của mình, hội họa hiện thực đã cho thấy sự phong phú khi biên độ biểu đạt nghệ thuật ngày càng rộng, mới mẻ và lôi cuốn.

Với nhóm Hiện thực, điều này càng rõ ràng hơn khi các thành viên trong nhóm, mỗi người đều có những khoảng trời sáng tạo riêng, dù cùng dùng điểm tựa là hiện thực.

Triển lãm lần này, nhóm Hiện thực mong muốn mang đến cho người xem những rung cảm sáng tác mới nhất với số lượng tác phẩm nhiều nhất trong các lần triển lãm của nhóm từ trước đến nay.

Báo Công luận
 Lối về. Phạm Bình Chương. Sơn dầu trên toan. 90 x120 cm. 2018.

Đó có thể là những rung cảm về mảnh đất, thành phố nơi mình sinh sống; là những trải nghiệm bản thân về thời cuộc, về gia đình, về tuổi thơ, về những niềm vui và cả những mất mát... qua lăng kính phong phú của cuộc sống, phong cảnh, trạng thái cảm xúc thông qua quan điểm sáng tác, cách đặt vấn đề của các họa sỹ trong nhóm, ngay cả khi họ xử lý cùng một đề tài.

Nhóm Hiện thực bao gồm các họa sỹ Lê Thế Anh, Nguyễn Văn Bảy, Phạm Bình Chương, Phạm Minh Đức, Mai Duy Minh, Nguyễn Đinh Duy Quyền, Nguyễn Lê Tân, Trịnh Minh Tiến, Nguyễn Văn Toán, Đoàn Văn Tới, Lê Cù Thuần, Lưu Tuyền, Trần Thức, Vũ Ngọc Vĩnh mong muốn sẽ mang đến cho công chúng yêu nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh những cảm nhận thú vị.

Báo Công luận
 Đêm. Mai Duy Minh. Sơn dầu trên toan. 70 x100cm. 2018.

Chẳng hạn, cùng vẽ về đề tài phố nhưng tranh của họa sỹ Phạm Bình Chương lột tả “trạng thái phố”, “tâm tình” những góc phố tiêu biểu nhất của Hà Nội. Sự tiêu biểu ấy không hẳn nằm ở địa danh, tên phố, tên đường... mà hơn cả là ở “trạng thái phố”, “tâm tình phố”... Ta có thể cảm nhận được sự nồng nàn của phố Hà Nội trong tranh anh với những khoảnh khắc giản dị của vạt nắng sớm, của một tán bàng xanh non mắt lá hay của dáng mẹ hiền bên gánh hàng xén thân quen. Cái chất Hà Nội phố khiến ai đi xa cũng nhớ ấy là một thế mạnh trong tranh anh mà chỉ người trải nghiệm, sinh ra từ phố, yêu phố cháy lòng... như anh mới diễn tả trúng, đúng và tinh tế được.

Báo Công luận
 Mùa quả chín. Nguyễn Toán. Màu nước trên giấy. 55 x75cm. 2018

Họa sỹ Phạm Minh Đức lại khai thác đề tài các con hẻm (kiệt) của Hội An với sự đặc biệt không lẫn với bất kỳ ai; trong khi đó, họa sỹ Mai Duy Minh vẽ phố đậm nét u hoài, tiếc nuối, cô đơn.

Báo Công luận
 Đợi mẹ. Lê Thế Anh. Sơn dầu trên toan. 80 x 100 cm. 2018.

Vũ Ngọc Vĩnh, Lưu Tuyền, Trịnh Minh Tiến lại dùng hiện thực như cái cớ để gửi gắm những hình ảnh, nỗi niềm vượt lên trên hiện thực khách quan. Nếu tranh của Vũ Ngọc Vĩnh là nỗi băn khoăn về những giá trị gia đình, Lưu Tuyền phổ quát, triệt để, cô đọng với nỗi đơn độc, xa vời thì Trịnh Minh Tiến là những giá trị xưa cũ quay về trên chất liệu đương đại.

Báo Công luận
 Hoài niệm. Nguyễn Lê Tân. Sơn dầu trên toan. 70 x90cm. 2018

Nếu tranh Nguyễn Văn Bảy vẽ những góc nhìn quen thuộc ở trung và cận với những con gà, con ngan, gốc lúa, nhành khoai bằng tất cả sự nâng niu, trìu mến... thì Đoàn Văn Tới lại rất phóng khoáng trong sử dụng chất liệu acrylic với những đề tài cánh đồng.

Báo Công luận
 Phía sau thung lũng 3. Lê Cù Thuần. Sơn dầu trên toan. 81 x 81 cm. 2018

Tác giả điêu khắc duy nhất và đặc biệt nhất trong nhóm là nhà điêu khắc Trần Thức. Tham gia triển lãm lần này, anh gửi gắm tâm tình của mình vào các tác phẩm điêu khắc về các mầm cây được phóng to gấp nhiều lần thực tế. Đó cũng là sự chiêm nghiệm, mong muốn về sự phát triển vĩnh hằng, về sức sống bất diệt của thiên nhiên, tạo hóa... khiến các tác phẩm của anh trở nên vừa thực vừa hư.

Vẽ về đề tài dân tộc vùng cao, nông thôn, các họa sỹ cũng có các góc nhìn riêng biệt: Lê Cù Thuần, Nguyễn Lê Tân, Nguyễn Đinh Duy Quyền và Lê Thế Anh.

Triển lãm sẽ khai mạc lúc 17h30 ngày 14/11tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (97A Phó Đức Chính, Quận 1, TP.HCM)

Chung Hiếu

 

Tin khác

Du khách khám phá không gian trưng bày thổ cẩm Xí Thoại

Du khách khám phá không gian trưng bày thổ cẩm Xí Thoại

(CLO) Chiều 20/4, tại Hà Nội, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với đơn vị du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Đời sống văn hóa
Tác giả bộ truyện 'Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh' giao lưu với độc giả Việt Nam

Tác giả bộ truyện 'Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh' giao lưu với độc giả Việt Nam

(CLO) Ngoài yếu tố giải trí, bộ truyện "Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh" có thể xem là sổ tay hướng dẫn cho các bé gái và thiếu nữ cách ứng xử văn minh và cởi mở trước các vấn đề trong cuộc sống.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề 'Thế giới tôi đọc'

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề "Thế giới tôi đọc"

(CLO) Ngày 20/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" do Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức.

Đời sống văn hóa
57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

(CLO) Ngày 20/4, UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Lễ công nhận cây di sản Việt Nam đối với quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu).

Đời sống văn hóa