Triển lãm kỷ niệm “60 năm Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch”

Thứ sáu, 11/05/2018 15:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 11/5, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức triển lãm và hội thảo khoa học với chủ đề "60 năm Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch" nhân kỷ niệm 60 năm Nhà sàn Bác Hồ (5/1958-5/2018); kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2018).

Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức nhân kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2018) và 60 năm Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch (5/1958 - 5/2018).

Triển lãm "60 năm Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch" trưng bày những bức ảnh khắc họa chân thực về hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với những ngôi nhà sàn từ "thủ đô kháng chiến" Việt Bắc đến khi Người về Thủ đô Hà Nội. Triển lãm gồm 3 phần: "Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ngôi nhà sàn ở chiến khu Việt Bắc"; "Ngôi nhà sàn Bác Hồ tại Thủ đô Hà Nội"; "Nhà sàn Bác Hồ - Biểu tượng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tinh thần đoàn kết dân tộc, hội nhập quốc tế"

Các tư liệu là biên niên những sự kiện lịch sử về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gắn bó với ngôi nhà sàn và công tác bảo tồn, phát huy giá trị Di tích Nhà sàn trong 60 năm qua. 

Triển lãm là hoạt động tuyên truyền mang ý nghĩa thiết thực và một lần nữa khẳng định: Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại. Ngôi nhà của Người cũng trở thành một phần huyền thoại đó và tồn tại trong trái tim nhân dân Việt Nam, bạn bè thế giới không chỉ hôm nay mà còn mãi mãi về sau.

Cũng nhân dịp này, cuộc hội thảo khoa học “60 năm Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch” được tổ chức nhằm tuyên truyền phát huy giá trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Nguyễn Văn Công cho biết: Hội thảo là diễn đàn để các đại biểu trao đổi, hồi tưởng, cung cấp, bổ sung tư liệu, câu chuyện kể về lịch sử nhà sàn; hoạt động của Bác từ tháng 5/1958-8/1968; tình cảm, sự quan tâm của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, các đồng chí cán bộ phục vụ, giúp việc Bác trong quá trình Bác ở và làm việc tại đây; quá trình bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị Di tích Nhà sàn sau ngày Bác đi xa. 
Từ đó, Ban tổ chức tập hợp các tư liệu mới, rút ra bài học kinh nghiệm, khắc phục tồn tại, phát huy ưu điểm trong công tác bảo quản, giữ gìn, phát huy giá trị nhà sàn, nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan hiệu quả hơn. 

Báo Công luận
Di tích Nhà sàn trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Ảnh minh họa 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống và làm việc ở nhiều nơi trong nước, trên thế giới. Hiện nay, cả nước có gần 700 di tích, điểm di tích ở 35 tỉnh, thành phố liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Trong hệ thống di sản văn hóa đó, mái nhà sàn gắn liền với Người từ chiến khu Việt Bắc tới khi trở về Thủ đô đã trở thành hình tượng gần gũi, thân quen với người dân Việt Nam. 

Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, mùa hè năm 1958 ngôi nhà chính thức được khởi công xây dựng, sau một tháng làm việc khẩn trương, ngày 17/5/1958 ngôi nhà được hoàn thiện đúng dịp sinh nhật lần thứ 68 của Người. Theo đúng bản thiết kế, cảnh quan kiến trúc được xây dựng lấy ngôi nhà sàn làm trung tâm, xung quanh là vườn cây, ao cá, cùng với hàng rào râm bụt gợi nhớ hình ảnh quê hương xứ Nghệ. 

Ngôi nhà sàn nhỏ của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ vỏn vẹn có 2 tầng, tầng dưới được Chủ tịch Hồ Chí Minh dành làm nơi họp của Bộ Chính trị, tầng trên cũng chỉ có một phòng ngủ và một phòng làm việc. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thân mật một số đoàn khách quốc tế là những đoàn đại biểu đến từ Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, New Zealand… và những người bạn thân thiết, những nhà văn, nhà báo đến từ Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, Cuba, Bungari…

Thời gian 11 năm sống tại nhà sàn (5/1958-8/1969), Bác đã cùng các đồng chí Trung ương Đảng, Chính phủ vạch ra nhiều chiến lược, sách lược hoạch định đường lối, chỉ đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Những cống hiến của Người cùng tấm gương đạo đức, phong cách sống giản dị, sự tinh tế trong ứng xử với con người, thiên nhiên, tinh thần đoàn kết dân tộc, hội nhập quốc tế... đã đi vào lịch sử dân tộc, nhân loại. 

Với những giá trị mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, di tích Nhà sàn nói riêng và Khu di tích Phủ Chủ tịch nói chung có vai trò to lớn trong việc thu hút đông đảo nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế tới tham quan, học tập... Nhà sàn Bác Hồ đã góp phần lan toả những giá trị tốt đẹp về tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh nói riêng, văn hóa, con người Việt Nam nói chung.

B.V

Tin khác

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

(CLO) Thủy cung không nước - Waterless Aquarium (Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội) ứng dụng công nghệ để mô phỏng sinh vật biển, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị về một thế giới đại dương đầy màu sắc.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

(CLO) Nghi lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang, được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa.

Đời sống văn hóa
A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

(NB&CL) Dù không trải qua một trường lớp âm nhạc nào nhưng bằng tài năng thiên bẩm cùng với niềm đam mê cháy bỏng về các loại nhạc cụ cổ xưa của người Ja Rai, Nghệ nhân Ưu tú A Huynh ở Kon Tum đã kiên trì mày mò, tự nghiên cứu và chế tác thành công đàn đá, loại cụ kỳ lạ nhất của người Tây Nguyên, cũng là thứ nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

Đời sống văn hóa
Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

(CLO) Hàng nghìn khách du lịch hòa mình vào không gian phố đi bộ đầu tiên ở thị trấn Tam Đảo, tham dự các chương trình vui chơi giải trí, thưởng thức âm nhạc và ẩm thực đường phố...

Đời sống văn hóa