Triển lãm Mỹ thuật Phật giáo đương đại 2017

Thứ hai, 20/11/2017 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều ngày 19/11/2017 tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội diễn ra khai mạc triển lãm chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, Ban Văn hóa Trung ương – Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm mỹ thuật mang tên “Triển lãm Mỹ thuật Phật giáo đương đại”.

Sự kiện: Mỹ thuật

Với mục đích của đạo phật là giác ngộ và giải thoát, nên nghệ thuật phật giáo ca ngợi, tôn vinh sự giải thoát tối thượng. Các tác phẩm đều là sự ngộ đạo theo nhiều mức độ khác nhau. Mỹ thuật phật giáo xuất phát từ tâm từ bi của tam tạng kinh điển từ trái tim dũng cảm của mỗi người nghệ sĩ theo cung bậc tình cảm. Hoạt động mỹ thuật phật giáo nội bật trong những năm vừa qua có thể kể đến các triển lãm do các phật tử và nòng cốt là của nhóm nghệ sĩ phật tử.

Báo Công luận
Lễ khai mạc triển lãm  chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII

Buổi triển lãm thu hút đông đảo các phật tử, khách du lịch. Triển lãm trưng bày 51 tác phẩm hội họa, 8 tác phẩm điêu khắc của 60 họa sỹ, Phật tử, điêu khắc gia với những góc nhìn về các giá trị tốt đẹp của Phật giáo trong đời sống; thể hiện theo 5 phong cách nghệ thuật: Nội dung trong Tam tạng kinh điển Phật giáo, sự hòa nhập của đạo Phật trong đời sống của nhân loại, sự tiệm ngộ trong quá trình tu tập, thực hành Phật pháp, tái hiện nghệ thuật Phật giáo theo phong cách truyền thống và tái hiện nguyên bản Kinh văn, Chân ngôn Phạn tự, chữ Hán - Việt - Nôm, tranh tượng Phật giáo, Mandala và Thangka cổ xưa. 

Báo Công luận
Buổi triển lãm thu hút đông đảo các phật tử, khách du lịch 
Báo Công luận
 
Báo Công luận
 

 
Nhiều tác giả cao niên và trẻ tuổi tại nhiều tỉnh thành trong cả nước thể hiện với nhiều chất liệu khác nhau như: sơn mài, sơn dầu, lụa, mực nho, đồng, gỗ kính tạo nên một không gian triển lãm đa dạng trong phong cách chất liệu trang trọng. Hướng vào mỹ cảm với tâm từ bi và trí tuệ là thông điệp mà các tác giả đã thể hiện bằng những tác phẩm được trưng bày triển lãm mỹ thuật phật giáo đương đại năm 2017.
Các tác phẩm được sáng tác hầu hết trong giai đoạn từ 2010 - 2017 bằng nhiều chất liệu như sơn mài, sơn dầu, lụa, acrylic, mực nho, đồng, gỗ, kính… tạo nên một không gian triển lãm đa dạng trong phong cách, chất liệu, trang trọng và đầy ấn tượng.  Trong đó có sự tham gia của các danh họa có chuyên môn cao như: Họa sĩ Nguyễn Thành Chương với tác phẩm Quy Y và nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng với tác phẩm “đường đi lấy kinh”

Báo Công luận
 
Trong suốt dòng chảy lịch sử của Phật giáo Việt Nam, mỹ thuật luôn là công cụ biểu đạt, truyền bá và hoằng dương tư tưởng giác ngộ giải thoát của Phật giáo. Bên cạnh hệ thống di sản vô giá của các loại hình mỹ thuật như kiến trúc, điêu khắc trang trí, nghệ thuật hội họa, đồ họa ứng dụng, mỹ thuật Phật giáo đã thể hiện sinh động lịch sử trên 2.000 năm của Phật giáo Việt Nam.

Bích Huyền

Tin khác

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa
Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long là những di sản thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng địa phương và được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đời sống văn hóa
Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

(CLO) Ngày 18/4/2024, Hội nông dân huyện Hoa lư đã tổ chức Hội thi chèo thuyền khéo tại lễ Hội hoa lư năm 2024. Hội thi có sự tham gia của đội thi xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải.

Đời sống văn hóa