Triển lãm Thư pháp “Nét Xuân- Art of Nom” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Thứ bảy, 03/02/2018 11:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2018) và mừng Xuân Mậu Tuất 2018, chiều 2/2, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm tổ chức khai mạc Triển lãm Thư pháp “Nét Xuân- Art of Nom”.

Sự kiện: Mỹ thuật

Triển lãm “Nét xuân- Art of Nom” là một hoạt động văn hóa vô cùng ý nghĩa, nhằm nỗ lực tiếp nối phong trào thư pháp Hán-Nôm để khơi lại mạch nguồn di sản của văn hóa dân tộc... 

Triển lãm đã giới thiệu 41 tác phẩm thư pháp gồm 16 thư pháp cổ điển và 25 thư pháp tiền vệ của các nhà nghiên cứu thư pháp và văn tự chữ Nôm. Có thể coi đây là 41 bức tranh, bài ca chào đón ​Xuân mới Mậu Tuất 2018. 

Báo Công luận

Nhà nghiên cứu thư pháp Phạm Văn Tuấn biểu diễn thư pháp tại lễ khai mạc triển lãm. Ảnh: Mỹ Bình 

Lấy cảm hứng từ bài thơ “Nguyên tiêu nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số tác phẩm thi ca về mùa ​Xuân đất nước của những thi nhân nổi tiếng trong lịch sử như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huy Lượng, Nguyễn Du…, tác phẩm thư pháp cổ điển được các tác giả thể hiện theo các thể chữ Nôm, nhằm tạo sự trang nghiêm, gợi nhớ về nét đẹp vàng son một thuở, truyền tải cảm xúc, hương sắc của Tết cổ truyền. 

Các tác phẩm thư pháp sáng tác theo lối tiền vệ (Avant-garde Calligraphy, tiền vệ thư) mượn đường nét của chữ nghĩa để thực hiện những cuộc rong chơi của nghệ thuật. 

Bố cục của các tác phẩm được thể hiện linh động với những nét vung bút phóng khoáng; buông bỏ khuôn mẫu của tờ giấy trắng, mực tràn bo và chảy tự nhiên trên bề mặt chất liệu để tạo nên ấn tượng thị giác. 

Tại triển lãm, Ban Tổ chức cũng giới thiệu hoạt động trình diễn thư pháp do các nhà thư pháp thực hiện. Tác phẩm thư pháp được trình diễn có chiều dài 5m, thể hiện thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó là không gian riêng được dành cho thư pháp cộng đồng, tại đây, những nhà thư pháp hướng dẫn các em thiếu nhi thực hành học và viết chữ Nôm.

Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và kéo dài từ ngày 2/2 đến ngày 2/3, (trừ các ngày từ 14-17/2, tức từ 29 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến hết ngày 2 Tết năm Mậu Tuất)...

PV

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa