(CLO) Việc các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ nối lại những ngày đầu năm 2022 không chỉ giúp người Việt xa xứ được hồi hương khi Tết Nguyên đán đã cận kề mà còn đem đến hy vọng phục hồi cho ngành hàng không sau những thiệt hại nặng nề mà đại dịch COVID-19 gây ra.
Lo ngại dang dở kế hoạch trở lại bầu trời quốc tế
Biến chủng Omicron đã chính thức xuất hiện tại Việt Nam với ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận vào ngày 28/12. Đó là trường hợp một hành khách từ Anh nhập cảnh vào nước ta qua đường hàng không.
Chuyến bay quốc tế chở khách với hành trình từ Phnom Penh (Campuchia) đến TP.Hồ Chí Minh đã hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h45’ ngày 1/1/2022.
Việc ca nhiễm biến chủng Omicron xuất hiện đúng vào những ngày cuối cùng của năm 2021 đã dấy lên những lo ngại về sự ảnh hưởng của dịch bệnh tới kế hoạch “mở cửa bầu trời” sẽ được triển khai từ 1/1/2022 của ngành hàng không.
Đơn cử như tại công văn số 310/KH-UBND, UBND TP.Hà Nội yêu cầu đối với chuyến bay xuất phát hoặc có hành khách đến từ các quốc gia đang có sự xuất hiện của biến thể Omicron thì bắt buộc cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ các quốc gia này bất kể tiền sử đã tiêm vắc xin hoặc đã mắc COVID-19 trước đó.
Tuy nhiên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) khẳng định, một trong những yếu tố quan trọng đối với việc nối lại các chuyến bay thương mại thường lệ quốc tế là phải dỡ bỏ quy định cách ly tập trung đối với hành khách nhập cảnh.
Vì vậy quy định bắt buộc cách ly tập trung như trên sẽ là rào cản kỹ thuật làm cho việc thực hiện các chuyến bay thường lệ quốc tế không khả thi.
Ngoài ra tại công văn số 9713/SYT-NVY, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đề nghị Cảng vụ hàng không yêu cầu các hãng hàng không cung cấp danh sách người nhập cảnh theo từng chuyến bay cho CDC ít nhất 24 giờ trước khi nhập cảnh, có đủ thông tin địa chỉ nơi lưu trú, cư trú tại Việt Nam.
Trong khi đó, theo hướng dẫn của Bộ Y tế hiện nay hành khách nhập cảnh đã phải thực hiện khai báo điện tử tại các ứng dụng PC-COVID và IGOVN, bao gồm cả thông tin cư lưu trú sau nhập cảnh.
Các hãng hàng không cũng đã được yêu cầu và hướng dẫn kiểm tra đầy đủ các loại giấy tờ khi hành khách làm thủ tục theo yêu của Bộ Y tế. Bộ GTVT đánh giá quy định này là chưa phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế tại văn bản số 10688/BYT-MT.
Để đảm bảo việc nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ chở khách, Bộ GTVT đã có văn bản số 14001/BGTVT-HTQT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề nghị UBND các tỉnh thành triển khai thống nhất Hướng dẫn số 10688/BYT-MT của Bộ Y tế, không có quy định hoặc các hướng dẫn khác với nội dung của Hướng dẫn Bộ Y tế.
Các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ được nối lại trong những ngày đầu năm 2022 đem đến nhiều hy vọng phục hồi cho ngành hàng không. Ảnh minh họa.
Khắc phục những khó khăn ngày 1/1/2022, chuyến bay quốc tế thường lệ đầu tiên chính thức được nối lại kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19. Chuyến bay mang số hiệu VN852 hành trình từ Phnom Penh (Campuchia) đến TP.Hồ Chí Minh đã hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h45’.
Thông tin từ hãng hàng không Vietjet cho biết, từ ngày 1/1/2022, hãng này cũng khai thác trở lại các đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore.
Đường bay kết nối Hà Nội với Tokyo (Narita, Nhật Bản) được khai thác từ ngày 1/1/2022 với tần suất 1 chuyến khứ hồi vào thứ Năm hàng tuần.
Với đường bay Hà Nội - Đài Bắc (Đài Loan) khai thác 1 chuyến khứ hồi vào ngày thứ Bảy hàng tuần, đường bay TP.Hồ Chí Minh - Đài Bắc (Đài Loan) sẽ khai thác 1 chuyến khứ hồi vào ngày thứ Tư hàng tuần.
Từ ngày 9/1/2022, hãng hàng không cũng sẽ khai thác trở lại đường bay TP.Hồ Chí Minh - Singapore với 1 chuyến khứ hồi mỗi tuần vào ngày Chủ nhật. Các đường bay kết nối Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh với Seoul (Incheon, Hàn Quốc), Bangkok (Thái Lan) cũng sẽ khai thác ngay khi được chấp thuận của nhà chức trách các nước.
Những hy vọng về một năm phục hồi của ngành hàng không
Nhiều chuyên khẳng định, mối đe dọa mang tên Omicron đã khiến các quốc gia trên thế giới thay đổi chiến lược phòng chống dịch COVID-19 theo hướng siết chặt biện pháp đảm bảo an toàn, tránh dịch bệnh lây lan rộng gây quá tải các cơ sở y tế.
Việc nhiều quốc gia siết chặt những biện pháp phòng chống dịch là rất cần thiết bởi sự nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh của biến chủng Omicron được minh chứng tại một số quốc gia và các chuyên gia y tế hàng đầu trên thế giới đã đưa ra nhiều cảnh báo.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là kế hoạch “trở lại bầu trời quốc tế” của ngành hàng không Việt Nam sẽ bị tạm dừng.
Trao đổi với PV, một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không phân tích, kế hoạch khôi phục lại các đường bay quốc tế đến những quốc gia, khu vực có hệ số an toàn cao đã được chúng ta xây dựng trong một thời gian dài với nhiều kịch bản cụ thể, công phu. Điều này đảm bảo cho sự khả thi của kế hoạch trong trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, sự xuất hiện của biến chủng mới.
Đã hội nhập quốc tế thì phải theo thông lệ, luật chơi quốc tế, khi các nước đã mở cửa nhưng Việt Nam đóng cửa, một mình một kiểu không giống ai sẽ bị loại khỏi sân chơi. Sớm mở cửa, khôi phục lại các đường bay không chỉ là thu hút du lịch mà quan trọng là tạo đà tăng trưởng cho 2022.
Hành khách phải xét nghiệm COVID-19 ngay khi xuống máy bay và thực hiện nghiêm các yêu cầu phòng chống dịch bệnh. Ảnh minh họa.
Mới đây Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT về việc mở lại đường bay quốc tế thường lệ chở khách. Đáng chú ý Cục này đề nghị tăng tần suất khai thác đường bay quốc tế tại 3 nước, vùng lãnh thổ là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và nối lại tới các quốc gia châu Âu, Úc.
Theo Cục Hàng không trong khuôn khổ kế hoạch giai đoạn 2 đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và hiện rất đông kiều bào ta ở châu Âu và Úc rất mong muốn có chuyến bay thẳng để về Việt Nam ăn Tết. Thống kê nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài còn rất lớn, ước tính hơn 140.000 người.
Theo TS.Lương Hoài Nam, đây là thời điểm cận kề Tết Nguyên đán nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài là rất lớn. Khi hành khách về đến sân bay sẽ thực hiện test COVID-19 và theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế để đảm bảo phòng chống dịch bệnh.
Trong thời gian vừa qua khi đường bay quốc tế tạm đóng cửa, không ít người Việt Nam muốn hồi hương đã buộc phải bỏ ra những chí phí rất lớn để về nước thông qua các chuyến bay giải cứu hoặc chuyến bay combo của hãng hàng không Việt Nam. Nhưng khi các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ được nối lại sẽ góp phần giảm giá vé và hành khách có nhiều lựa chọn hơn.
Còn Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không (VABA) Bùi Doãn Nề cho rằng, những tín hiệu tích cực của ngành hàng không trong năm 2022 được thể hiện bằng việc đường bay quốc tế được khôi phục ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm mới.
Thực tế nếu chúng ta đóng cửa một thời gian dài nữa, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ biến mất trên thị trường. Còn nếu mở cửa quá chậm, năng lực cạnh tranh sẽ rất yếu so với các doanh nghiệp nước ngoài và khả năng phục hồi lại của thị trường cũng sẽ chậm hơn so với các doanh nghiệp lớn. Việc mở lại đường bay quốc tế hiện nay là rất cần thiết sau thời gian dài đóng cửa, ông Bùi Doãn Nề khẳng định.
Để đảm bảo mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo phòng dịch, việc lựa chọn những thị trường từ các quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt, tỉ lệ tiêm phòng cao như đề xuất của Bộ GTVT là hoàn toàn hợp lý.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025.
Gần 2.000 công nhân cùng hàng trăm thiết bị máy móc đang ngày đêm thi công trên toàn tuyến cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng (Lạng Sơn), nỗ lực vì mục tiêu thông tuyến vào cuối năm 2025, hoàn thành toàn dự án trong năm 2026.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku dài 125 km, dự kiến được đầu tư hơn 43.500 tỷ đồng sẽ khởi công năm 2025 và đưa vào khai thác năm 2029. Dự án khi hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch kết nối tour lên rừng - xuống biển, đảm bảo an ninh quốc phòng.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.