Trời rét đậm, số người nhập viện tăng cao tăng đột biến

Chủ nhật, 10/01/2021 15:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo tin từ một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, nhiệt độ giảm sâu khiến nguy cơ gia tăng đột quỵ, tim mạch, các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Số bệnh nhi đến khám do ảnh hưởng rét đậm tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai chủ yếu có các triệu chứng liên quan đến bệnh đường hô hấp, sốt virus. Ảnh: B.V

Số bệnh nhi đến khám do ảnh hưởng rét đậm tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai chủ yếu có các triệu chứng liên quan đến bệnh đường hô hấp, sốt virus. Ảnh: B.V

Cụ thể, tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ (Bệnh viện Lão khoa trung ương) có 100 giường bệnh luôn trong tình trạng kín chỗ. Còn tại Bệnh viện Thanh Nhàn, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ những ngày trời lạnh tăng trên 15%.

Tương tự, tại Bệnh viện Tim Hà Nội, trời lạnh, số người đến khám bệnh giảm trong khi số bệnh nhân đột quỵ lại tăng lên 20% so với bình thường.

Trong những ngày trời rét đậm, rét hại, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng than củi, than tổ ong để đốt trong phòng kín. Nếu thời tiết quá lạnh, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, mở hé cửa để bảo đảm thông khí và chỉ sưởi ấm khi mọi người còn thức; không sưởi qua đêm, đóng kín cửa phòng. Ngoài ra, không nên để các loại máy sưởi bức xạ hồng ngoại (quạt sưởi, đèn sưởi, lò sưởi...) gần trẻ nhỏ, người già

Bác sĩ Vũ Quỳnh Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, có 4 nguyên nhân khiến đột quỵ trong mùa đông gia tăng. Đầu tiên là do cơ thể tăng tiết chất Catecholamine (để giữ nhiệt) đã làm co mạch, khiến huyết áp tăng lên.

Ngoài ra, về mùa đông, con người thường uống ít nước hơn dẫn đến độ đặc quánh của máu tăng lên dễ gây nguy cơ tắc mạch máu não.

Bên cạnh đó, trong mùa lạnh hay xảy ra tình trạng cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột: Vừa ngủ dậy ra ngoài tập thể dục, chơi thể thao xong tắm lạnh, tắm vào lúc đêm khuya...

Mùa đông cơ thể cũng ít vận động dẫn đến nguy cơ béo phì, đái tháo đường, cholesterol trong máu tăng cao... cũng là các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Còn tại Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), trong những ngày trời lạnh có khoảng 25-30% số trẻ nhập viện điều trị do mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Tại Bệnh viện Nhi trung ương, Tiến sĩ Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội nhiễm, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trẻ em cho biết, mỗi ngày có 20-30 trẻ mắc cúm vào viện. Từ đầu năm 2020 cho đến nay, tại đây tiếp nhận khoảng 2.000 bệnh nhân cúm.

 Tại Bệnh viện Phổi trung ương, nếu những tháng bình thường có 170 lượt bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Bệnh phổi mạn tính thì những thời điểm giá rét tăng lên hơn 220 lượt bệnh nhân, chủ yếu là người cao tuổi điều trị các bệnh về đường hô hấp.

"Không chỉ gia tăng về số lượng, hầu hết bệnh nhân nhập viện trong đợt này đều trong tình trạng nặng. Thậm chí, có những bệnh nhân bị suy hô hấp phải hỗ trợ bằng thở máy, ô xy", bác sĩ Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mạn tính cho biết.

Bên cạnh các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, không ít người đã bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, dẫn đến tình trạng bị méo miệng, liệt mặt. Trong tuần qua, số bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đến khám, điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị tăng 20-30%.

Triệu chứng này xảy ra chủ yếu do bệnh nhân gặp lạnh đột ngột, Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Lý, Trưởng khoa Y học cổ truyền cho biết.

Để tăng cường các biện pháp chống rét cho người bệnh, bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện bảo đảm đầy đủ phương tiện phòng, chống rét cho người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh, nơi chờ khám, các buồng điều trị phải kín gió, có đủ chăn, đệm, lò sưởi... Bên cạnh đó, các bệnh viện phải bố trí đầy đủ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, phương tiện cấp cứu để kịp thời xử lý các trường hợp mắc các bệnh đột ngột do cảm lạnh, viêm đường hô hấp cấp, các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ... Trường hợp người bệnh phải chuyển tuyến, cần giữ ấm trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là trẻ em, trẻ sơ sinh và người già.

Tương tự, các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố đã bổ sung thêm các thiết bị bảo đảm chống rét cho bệnh nhân và cả người nhà họ. Cụ thể, tại Bệnh viện K, các buồng bệnh bảo đảm đầy đủ nước nóng.

Thậm chí, cây nước nóng được bố trí tại sảnh điều trị để người bệnh, người nhà thuận tiện trong việc ăn uống, pha sữa, thuốc. Bệnh viện cũng đã bố trí quạt sưởi tại khoa điều trị, bổ sung cửa kính khép kín tại khu vực khám bệnh và các khoa điều trị, cung cấp thêm chăn ấm cho người bệnh...

Bệnh viện Bạch Mai đã trang bị 20 cây sưởi công nghiệp lắp trên vỉa hè trục đường Khoa Cấp cứu để giúp người nhà bệnh nhân sưởi ấm trong khi chờ người thân.

Để phòng bệnh trong thời tiết giá rét, bác sĩ Vũ Quỳnh Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội khuyến cáo, người trung niên và cao tuổi cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng.

Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành...

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, để phòng các bệnh viêm tai mũi họng, viêm đường hô hấp trong thời điểm này, việc giữ ấm cho trẻ khi về đêm và gần sáng, tránh khói thuốc lá, bụi xe bằng khẩu trang. Ngoài ra, cho trẻ ăn đủ chất, uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau củ để tăng cường sức đề kháng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý khi bị cảm cúm. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh mà nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và kê đơn

Minh Châu

Tin khác

Bệnh nhân ghép phổi sau gần 2 tháng điều trị đã được xuất viện khỏe mạnh

Bệnh nhân ghép phổi sau gần 2 tháng điều trị đã được xuất viện khỏe mạnh

(CLO) Ngày 29/3, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức chúc mừng người bệnh Phạm Anh Thư được ra viện. Trước đó, chị Thư được ghép phổi vào ngày 30 Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Sức khỏe
Bệnh viện Bạch Mai trao tặng giấy khen cho điều dưỡng ép tim cứu sống du khách tại Đà Nẵng

Bệnh viện Bạch Mai trao tặng giấy khen cho điều dưỡng ép tim cứu sống du khách tại Đà Nẵng

(CLO) Liên quan đến hành động đẹp của điều dưỡng Đặng Thị Hạ đã giúp cứu sống một du khách tại Đà Nẵng, Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức biểu dương, trao tặng giấy khen của Giám đốc Bệnh viện cho điều dưỡng Hạ.

Sức khỏe
Kon Tum: Người phụ nữ 51 tuổi tử vong sau hai năm bị chó cắn

Kon Tum: Người phụ nữ 51 tuổi tử vong sau hai năm bị chó cắn

(CLO) Bà D. nhập viện điều trị vì bệnh lý sỏi thận, nhưng trong quá trình điều trị, người bệnh có những triệu chứng giống bệnh dại như: Sợ nước, sợ gió, sợ tiếng động…Trước đó bà D. từng bị chó cắn nhưng không đi tiêm vắc xin ngừa dại.

Sức khỏe
Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

(CLO) Với mục tiêu đổi mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ người dân, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế ISO 15189 cho Khoa Xét nghiệm.

Sức khỏe
Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

(CLO) Thời gian vừa qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đấu thầu mua sắm với 252 danh mục, trong đó đã lựa chọn được 218 danh mục trúng thầu còn 32 danh mục không trúng thầu.

Sức khỏe