Ủy ban Châu Âu EC đề xuất áp thuế trả đũa 25% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ từ ngày 16/4
(CLO) Ngày 16/4, EU dự kiến áp thuế 25% lên hàng Mỹ trị giá 4,5 tỷ euro, mở đầu cuộc chiến thương mại đầy cam go.
Theo dõi báo trên:
“Đã đến lúc chúng ta phải có sự chuẩn bị về tâm thế, thói quen, tinh thần và cả những điều kiện cần thiết để ứng phó với môi trường sống chung với chủng virus Delta”- Nói về việc mở cửa, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh cần có những bước đi cẩn thận, chặt chẽ, an toàn trong quá trình mở để từng bước khôi phục kinh tế.
Cùng lúc đó, lãnh đạo 14 hiệp hội doanh nghiệp, đại diện cho nhiều ngành nghề chủ lực của Việt Nam đồng ký tên vào văn bản gửi Thủ tướng nêu nhiều kiến nghị với Chính phủ về việc phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới theo quan điểm “sống chung với Covid-19”.
Các chuyên gia cho rằng, kinh tế Việt Nam phải chuyển từ “Zero Covid” sang chủ động thích ứng, đặt mục tiêu phục hồi và tăng trưởng GDP hậu Covid-19 ngay trong vòng 3 năm chứ không thể kéo dài.
Việc Nikkei xếp Việt Nam vào cuối bảng (121/121) về chỉ số phục hồi Covid-19, hay hàng loạt thể chế tài chính quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho thấy phần nào “đòn giáng” nặng nề mà Covid-19 đè xuống nền kinh tế 97 triệu dân. Tuy nhiên, đây cũng là thực trạng chung của nền kinh tế thế giới.
Việt Nam trên thực tế còn “sáng cửa” hồi phục mạnh mẽ hơn rất nhiều so với loạt quốc gia trong khu vực. Như các phương tiện truyền thông đã đưa tin, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính liên tục đề cập đến việc sống chung an toàn với dịch bệnh chứ không thể đóng cửa, phong tỏa, giãn cách xã hội mãi.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu những biện pháp hỗ trợ cụ thể trình các cơ quan có thẩm quyền để Việt Nam phục hồi kinh tế trong 2 năm 2022-2023. Mục tiêu là đến cuối năm 2023 bắt kịp nhịp với kinh tế thế giới hồi phục lại như tháng 12/2019.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho hay sẽ cân nhắc, điều chỉnh lại các kịch bản tăng trưởng của Việt Nam, đồng thời cam kết cùng các chuyên gia hàng đầu đất nước, các nhà làm chính sách cùng ngồi lại, tìm giải pháp tốt nhất để Việt Nam không rơi vào đáy sâu khủng hoảng, sớm phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ, nhanh chóng nhất.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam có lẽ cần tạm đặt mục tiêu tăng trưởng sang một bên để lo chặn đà suy giảm kinh tế trước. Tiếp đó, cần sớm có kế hoạch phục hồi nền kinh tế với những giải pháp cụ thể, thiết thực, mang tính đột phá. Số liệu của Ban Kinh tế tư nhân (Ban IV), cho thấy, trong tháng 8/2021 có 10.000 doanh nghiệp phía Nam đã rút khỏi thị trường. Con số này là rất báo động.
Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, mọi kịch bản đều phải dựa trên việc chuyển từ “Zero Covid” sang “sống chung với Covid”, phải có các nền tảng khoa học, phương tiện để chuyển từ đại dịch thành bệnh dịch thông thường theo tiêu chuẩn của WHO. Trong đó, vaccine là nhân tố quan trọng nhất. “Nếu không có vaccine, Việt Nam không tự lực được, tất cả các kịch bản kinh tế chúng tôi tham mưu xây dựng nên đều có thể bị phá”, TS. Nguyễn Đức Kiên lưu ý.
Báo cáo cập nhật vào cuối tháng 8/2021 về tình hình kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra nhận định khả năng và mức độ phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong nửa sau năm 2021 còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch COVID-19 bùng phát hiện nay. Theo WB, tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi.
Trong bối cảnh này, ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT U&I Group dự báo: “Chúng ta có thể phục hồi khoảng 60 - 70% vào cuối năm sau. Tuy nhiên, khả năng tuyển lại nhân sự lại cực kỳ khó, vì vậy, nếu các nhà máy vẫn tiếp tục cách làm cũ và không thay đổi về mặt công nghệ thì sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi”. Theo ông Tín, trước đây, các doanh nghiệp thường phải mất ít nhất 2 năm để phục hồi sau khủng hoảng, nhưng lần này sẽ mất thời gian lâu hơn.
Ông Albert Antoine, CEO đồng thời là nhà sáng lập Avaiga.com cho rằng: “Các nước châu Á và các nước đang phát triển đang đi ngược lại với châu Âu, vì châu Âu đầu tư tài chính và chỗ ở để người dân vùng khác đến công xưởng của họ làm việc, còn những nước đang phát triển có xu hướng “thắt lưng buộc bụng” trong đại dịch, phải tiết kiệm để đi đánh trận khác chứ không đầu tư vào nguồn nhân lực”.
Theo ông Antoine, vấn đề cần được giải quyết tại Việt Nam cũng tương tự như đa phần các nước đang phát triển là chuyển đổi số, còn ở châu Âu và Singapore thì câu hỏi đặt ra là phải tăng tốc để tối ưu hóa quy trình hoạt động.
Theo ông Lê Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc đầu tư, Trưởng bộ phận nghiên cứu Dragon Capital, Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thu hẹp sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng bởi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, một số doanh nghiệp không đáp ứng được quy định, yêu cầu về nhà máy hoạt động trong thời gian dịch bùng phát. Việc giãn cách tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp FDI, đến người lao động và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, ông Tuấn chia sẻ: “Chúng ta không phủ nhận sự thật rằng đã có một cú sốc kinh tế lớn. Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy rằng nền kinh tế Việt Nam đã được chứng minh là rất bền bỉ và năng động. Chúng ta còn nhớ Việt Nam là một trong những quốc gia duy nhất trên thế giới vào năm 2020 đã có mức tăng trưởng dương, trong đó tất cả các nước khác trong khu vực, ngoại trừ Trung Quốc, đều có nền kinh tế bị tăng trưởng âm”, ông Tuấn nhắc lại.
Đây là thông điệp chính của Báo cáo Nghiên cứu Đánh giá Khu vực Kinh tế Tư nhân Việt Nam (CPSD) do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới thực hiện với mục tiêu đánh giá khách quan hiện trạng nền kinh tế và đề xuất các giải pháp kịp thời và cụ thể để kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi toàn diện và bền vững.
Báo cáo CPSD nhận định việc đưa Việt Nam trở lại lộ trình phát triển tốc độ cao – và hiện thực hóa những khát vọng tương lai – gắn liền với việc thúc đẩy vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế. Chính trong bối cảnh Việt Nam phải tập trung đối phó với đại dịch, thì khu vực tư nhân đã cho thấy khả năng ứng phó với trạng thái “bình thường mới” bằng việc nhanh chóng áp dụng các nền tảng kỹ thuật số. Thương mại điện tử đã gia tăng mạnh. Doanh nghiệp và cả người tiêu dùng đã đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số, qua đó thúc đẩy quá trình dịch vụ hóa các hoạt động sản xuất và sự hội nhập thương mại khu vực sâu hơn.
Để duy trì lợi thế cạnh tranh, Việt Nam cũng phải tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng - và báo cáo CPSD đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện lĩnh vực năng lượng và kho vận.
Để đầu tư cho tương lai, báo cáo CPSD cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy cơ hội tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, và tăng cường nguồn tài chính dài hạn, để giúp doanh nghiệp tư nhân mở rộng, sáng tạo, và đa dạng hóa phát triển các hoạt động mới có năng suất cao trong các lĩnh vực hạ tầng và dịch vụ.
Cơ hội đã sẵn có. Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế có sẵn từ một tầng lớp trung lưu đang không ngừng lớn mạnh, cùng quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ. Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân cũng có thể tạo khác biệt đáng kể trong những lĩnh vực như kinh doanh nông nghiệp và du lịch, thông qua tăng cường đổi mới sáng tạo và năng lực cạnh tranh, mở cửa và dỡ bỏ các rào cản gia nhập, khắc phục những bất cập về quy định pháp luật, và xây dựng khung chính sách rõ ràng và minh bạch cho sự tham gia của khu vực tư nhân.
Cam kết của Chính phủ trong việc tạo lập một môi trường thuận lợi cho kinh doanh đã góp phần đưa đến những thành tựu kinh tế đáng kể. Việc thúc đẩy sự phát triển của một khu vực tư nhân năng động, đa dạng, và sáng tạo có vai trò thiết yếu để giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển tiếp theo của quốc gia. Cùng với đó, cần tiếp tục cải cách nhiều hơn nữa để hiện đại hóa khuôn khổ pháp lý, hợp lý hóa các quy trình, cải thiện việc triển khai, và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi. Lộ trình để Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình này.
Khánh An
(CLO) Ngày 16/4, EU dự kiến áp thuế 25% lên hàng Mỹ trị giá 4,5 tỷ euro, mở đầu cuộc chiến thương mại đầy cam go.
(CLO) Ngày đầu tiên đấu giá biển số xe mô tô, xe gắn máy đã có 474 biển số được được đấu giá thành công với tổng số tiền gần 17 tỷ đồng. Trong đó biển số có giá trị đấu giá cao nhất lên đến hơn 300 triệu đồng.
(CLO) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hậu Lộc vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 4, thuộc dự án "Tuyến đường giao thông nối đường tỉnh 526 với đường 526B".
(CLO) CTCP Tư vấn xây lắp thương mại Sông Hồng vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp 1, thuộc Dự án "Xây dựng Quảng trường văn hóa, thể dục thể thao huyện Cần Giờ".
Với sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, hiện nay nhiều ngân hàng thương mại đã chủ động điều chỉnh hạ lãi suất cho vay và tung hàng loạt gói tín dụng ưu đãi dành cho bất động sản nhà ở. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp người dân, đặc biệt là người trẻ có cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước. Từ đó, thị trường bất động sản năm 2025 cũng tăng trưởng tích cực hơn.
(CLO) Một vụ sập mái thảm khốc tại một hộp đêm ở thủ đô của Cộng hòa Dominica đã khiến ít nhất 66 người thiệt mạng, bao gồm một ca sĩ nổi tiếng, một thống đốc tỉnh và cựu cầu thủ bóng chày nhà nghề Mỹ vào thứ Ba.
(CLO) Chiều 8/4 tại Hà Nội, chương trình đối thoại “Sức mạnh mềm văn hóa” do Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam (Bộ VHTTDL) phối hợp với Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức đã thu hút sự quan tâm lớn của giới chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.
(CLO) Ban Quản lý dự án Thăng Long vừa trình Bộ Xây dựng phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
(CLO) Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai với chiều dài khoảng 83km.
(CLO) Khi kim nhiệt độ vọt cao bất thường trên xa lộ, như 80% trường hợp quá nhiệt năm 2024, hành động đúng lúc quyết định số phận động cơ.
(CLO) Tài tử Johnny Trí Nguyễn trở lại màn ảnh Việt với vai trò đạo diễn võ thuật trong "Hộ linh tráng sĩ" - phim huyền sử về Vua Đinh Tiên Hoàng.
(CLO) Công ty đóng tàu quân sự lớn nhất của Mỹ, Huntington Ingalls Industries (HII), vừa ký thỏa thuận hợp tác với Hyundai Heavy Industries (HHI) của Hàn Quốc nhằm tăng cường năng lực đóng tàu hải quân.
(CLO) Ngày 8/4, tàu vũ trụ Soyuz MS-27 của Nga đã được phóng từ sân bay Baikonur ở Kazakhstan, mang theo hai phi hành gia Nga Sergei Ryzhikov và Alexei Zubritsky cùng với phi hành gia người Mỹ Jonathan Kim (thuộc NASA), hướng đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
(CLO) Đội tuyển U17 UAE sẽ không có được lực lượng mạnh nhất ở trận đấu với U17 Việt Nam, quyết định vé vào tứ kết VCK U17 châu Á cùng suất dự World Cup.
(CLO) Tiền vệ Declan Rice xuất sắc ghi 2 bàn vào lưới đối thủ, góp công lớn giúp Arsenal đánh bại ĐKVĐ Real Madrid tỷ số 3-0 ở lượt đi tứ kết Champions League, rạng sáng 9/4 (giờ Việt Nam).
(CLO) Grace Davidson, 36 tuổi, đã trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Anh sinh con sau ca cấy ghép tử cung – một bước ngoặt y học được các bác sĩ mô tả là "đáng kinh ngạc".
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.