Trừ điểm giấy phép lái xe: Tính răn đe cao nhưng phải chặt chẽ, minh bạch

Thứ năm, 04/07/2024 08:15 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu kỹ bộ khung chi tiết về trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) để quy định vừa mang tính răn đe; vừa tạo thuận lợi cho người dân, nâng cao ý thức tham gia giao thông.

Giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao ý thức lái xe

Quốc hội vừa thông qua Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều quy định mới liên quan đến người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Đáng chú ý, mỗi GPLX có 12 điểm dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về Trật tự an toàn giao thông đường bộ của người lái xe thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu. Nếu vi phạm, GPLX sẽ bị trừ số điểm tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi.

Bên cạnh đó, GPLX được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.

Nếu bị trừ hết điểm, người có GPLX không được điều khiển phương tiện theo loại GPLX đó. Sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm thì được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ do Cảnh sát giao thông tổ chức. Kết quả đạt yêu cầu, GPLX sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.

tru diem giay phep lai xe tinh ran de cao nhung phai chat che minh bach hinh 1

Tình trạng một số tài xế ô tô vi phạm quy định tham gia giao thông nhiều lần diễn ra phổ biến.

Thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), trung bình mỗi năm có hơn 500.000 trường hợp bị tước bằng lái, khiến tài xế không được điều khiển phương tiện gây ảnh hưởng đến đi lại, sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân.

Việc tước bằng lái hiện nay cũng đang thực hiện thủ công nên nhiều người vi phạm bỏ giấy phép không đến lấy. Điều này dẫn đến tồn đọng nhiều giấy phép lái xe ở cơ quan chức năng, làm tăng chi phí, lãng phí nguồn lực trong khi không quản lý được hữu hiệu người điều khiển phương tiện.

Theo Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh - Phó trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông), tình trạng vi phạm giao thông tại Việt Nam trong thời gian qua diễn ra phổ biến là do ý thức tài xế kém, văn hóa giao thông chưa hình thành rõ nét.

Tai nạn giao thông tuy giảm nhưng ở mức cao, nhiều vụ làm chết, bị thương nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu là lỗi của tài xế không chấp hành quy định.

Điểm trừ của GPLX là biện pháp quản lý nhà nước, không phải là hình thức xử phạt vi phạm hành chính nên vừa mang tính răn đe, vừa có tính chất giáo dục, động viên người dân chấp hành luật giao thông.

Mỗi lần bị trừ điểm như là tiếng chuông cảnh báo giúp lái xe chấp hành pháp luật tốt hơn. Điều này cũng sẽ giúp cơ quan quản lý giám sát tốt hơn, toàn diện hơn quá trình chấp hành pháp luật của người tham giao thông.

Tình trạng một số tài xế ô tô vi phạm tốc độ hàng chục, thậm chí cả trăm lần mỗi tháng hay người lái xe máy vi phạm luật nhưng chây ỳ không nộp phạt,... dẫn đến “nhờn luật”, thiếu tính răn đe. Tăng thêm tính nghiêm minh của pháp luật bằng việc trừ điểm bằng lái sẽ giúp tăng hiệu quả phòng ngừa.

Anh Nghĩa (trú tại quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) bày tỏ sự ủng hộ quy định trừ điểm GPLX khi tài xế vi phạm để mọi người nâng cao ý thức. Quy định mới sẽ giúp anh em tài xế phải nghiêm chỉnh chấp hành luật khi lưu thông trên đường để bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như những người tham gia giao thông khác.

Cần nghiên cứu kỹ một bộ khung phạt chi tiết

Thực tế hiện nay, không ít người liên tục phạm lỗi khi tham gia giao thông chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Quy định này sẽ đảm bảo công bằng hơn giữa những người ít vi phạm và những người thường xuyên vi phạm. 

Ông Nguyễn Văn Thanh - Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đánh giá, quy định trừ điểm GPLX nếu người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm đã có ở một số quốc gia trên thế giới và cũng mang lại nhiều tín hiệu tích cực.

tru diem giay phep lai xe tinh ran de cao nhung phai chat che minh bach hinh 2

Trừ điểm GPLX sẽ tăng tính răn đe, chấp hành quy định tham gia giao thông của tài xế.

Tôi hoàn toàn ủng hộ, tán thành quy định này khi đã được Quốc hội thông qua. Trong thời gian tới, khi có hiệu lực, quy định này sẽ góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông của người lái xe. Tình hình đảm bảo an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông ở nhiều khu vực sẽ có chuyển biến tích cực.

Chúng ta cũng cần phân loại ra, những lỗi tiềm ẩn hay trực tiếp gây nguy cơ tai nạn giao thông nghiêm trọng thì xử phạt, trừ điểm GPLX nhiều. Ví dụ như quá tốc độ, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, lái xe khi trong người có nông độ cồn,...

Còn những lỗi mang tính chất vô ý, có thể không dẫn tới hậu quả nghiêm trọng thì vẫn bị phạt theo quy định nhưng trừ với một số điểm phù hợp” - ông Thanh đề cập.

Còn theo chuyên gia giao thông TS. Phan Lê Bình, để thực hiện việc trừ điểm lỗi vi phạm của tài xế trên GPLX đòi hỏi cần có hệ thống số hóa, kết nối về dữ liệu của tài xế thống nhất trên toàn quốc.

Trước đây, hệ thống của chúng ta chưa làm được như vậy nên dù có muốn thực hiện việc trừ điểm bằng lái cũng không làm được. Còn hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, số hóa dữ liệu, nhất là với ứng dụng VNeID mà Bộ Công an triển khai đã bắt đầu thấy khả năng thực hiện khả thi.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, quy định về trừ điểm GPLX phải thực sự chặt chẽ, minh bạch, không gây phiền hà cho người dân và tránh xảy ra tiêu cực.

Bất cứ một quy định nào để nâng cao ý thức người tham gia giao thông, người dân và doanh nghiệp sẽ tuân thủ. Dù vậy việc áp dụng quy định vào thực tiễn phải hợp lý, khoa học để người dân an tâm.

Trước đây, lực lượng chức năng từng thực hiện bấm lỗ bằng lái với kỳ vọng siết chặt quản lý, nâng cao ý thức tài xế nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi dừng. Quá trình này tài xế gặp không ít khó khăn, bằng lái bấm lỗ xấu xí, dễ phát sinh tiêu cực trong khâu xử lý,...

Lâu nay nhiều trường hợp tài xế vi phạm giao thông bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt tiền, thu giữ bằng lái... Sau khi hoàn tất đóng phạt, đủ thời hạn thì lấy bằng lái ra như vậy chưa đủ răn đe, dễ tái phạm.

Trừ điểm bằng lái xe người vi phạm giao thông là cần thiết, các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu kỹ một bộ khung phạt chi tiết. Thông báo xử lý vi phạm phải được gửi đến người lái xe, chủ xe hoặc doanh nghiệp. Đồng thời cập nhật vào hệ thống dữ liệu chung cho các bộ, ngành và dễ dàng tra cứu.

Các đơn vị quản lý người lái xe cũng có thể tìm hiểu, lọc ra trường hợp bị trừ quá điểm cho phép để buộc học lại kiến thức an toàn giao thông theo quy định.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Phát hiện lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn 'kịch khung', chạy quá tốc độ

Hà Nội: Phát hiện lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn "kịch khung", chạy quá tốc độ

(CLO) Tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội, lực lượng chức năng vừa phát hiện và xử lý 1 trường hợp người điều khiển xe ô tô vi phạm chạy quá tốc độ, nồng độ cồn và trên xe còn có vũ khí thô sơ.

Giao thông
Trên 33 triệu lượt phương tiện di chuyển qua các tuyến cao tốc của VEC

Trên 33 triệu lượt phương tiện di chuyển qua các tuyến cao tốc của VEC

(CLO) Tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), nửa đầu năm 2024 đã có khoảng 33,78 triệu lượt xe thông qua 4 tuyến cao tốc do đơn vị quản lý, khai thác.

Giao thông
Yêu cầu bảo đảm an toàn khai thác tại cảng hàng không, sân bay

Yêu cầu bảo đảm an toàn khai thác tại cảng hàng không, sân bay

(CLO) Tin từ Cục Hàng không cho biết, cơ quan này vừa có văn bản gửi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và các Cảng vụ hàng không về việc bảo đảm an toàn khai thác tại cảng hàng không, sân bay.

Giao thông
Thiếu hụt tàu bay, phấn đấu tăng  nguồn cung hàng không  thời gian tới

Thiếu hụt tàu bay, phấn đấu tăng nguồn cung hàng không thời gian tới

(CLO) Thông tin từ Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, qua 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng vận tải hành khách của hàng không ước đạt 38,1 triệu khách và hàng hóa ước đạt 599 nghìn tấn.

Giao thông
Địa phương cần nâng cao năng lực công tác quản lý dự án đường cao tốc

Địa phương cần nâng cao năng lực công tác quản lý dự án đường cao tốc

(CLO) Dự án đường cao tốc thường đi qua nhiều tỉnh, thành; phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản theo địa bàn. Tuy nhiên một số chủ đầu tư của địa phương có bộ máy quản lý dự án còn mỏng, năng lực chưa đồng đều.

Giao thông