Xét xử vụ đa cấp Liên Kết Việt lừa đảo hơn 68.000 người:

Trùm đa cấp Lê Xuân Giang cùng đồng phạm khai gì?

Thứ ba, 22/12/2020 19:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bị cáo Lê Xuân Giang - Cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Liên Kết Việt phủ nhận về số tiền 2.100 tỷ thu của 68.000 bị hại mà cáo trạng nêu. Trong khi đó, các cán bộ Công ty Cổ phần Liên Kết Việt có thu nhập “khủng” lên tới nhiều tỷ đồng nhưng vẫn kêu oan trước tòa.

Tiếp theo phiên tòa xét xử vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với 7 bị cáo thuộc Công ty Cổ phần Liên Kết Việt. Ngày 22/12, HĐXX tiến hành thẩm vấn các bị cáo là lãnh đạo, cán bộ của Công ty Cổ phần Liên Kết Việt. 

Các bị cáo gồm: Lê Xuân Giang (SN 1971, Chủ tịch Hội đồng quản trị); Lê Văn Tú (SN 1985, Tổng Giám đốc); Nguyễn Thị Thủy (SN 1970, Phó Tổng Giám đốc). Bốn bị cáo thuộc nhóm phát triển thị trường gồm: Lê Thanh Sơn (SN 1988), Trịnh Xuân Sáng (SN 1975), Nguyễn Xuân Trường (SN 1967) và Vũ Thị Hồng Dung (SN 1974).

Trùm đa cấp Lê Xuân Giang tại phiên tòa.

Trùm đa cấp Lê Xuân Giang tại phiên tòa.

Là bị cáo trả lời thẩm vấn đầu tiên, bị cáo Lê Xuân Giang khai: Tháng 4/2005, Giang thành lập Công ty Cổ phần tập đoàn thiết bị y tế BQP với số vốn 1,5 tỷ đồng.

5 năm sau, Lê Xuân Giang tiếp tục lập Công ty Cổ phần Liên Kết Việt với vốn gần 10 tỷ. Trong đó, Công ty BQP sản xuất máy khử độc Ozone và thiết bị vật lý trị liệu cùng 5 loại thực phẩm chức năng.

Về thủ đoạn, cách thức kinh doanh, Lê Xuân Giang khai nhận: Giai đoạn đầu khi công ty mới thành lập, nhà đầu tư cần đặt cọc từ 7 triệu đến 8,6 triệu đồng để tham gia mạng lưới. Sau khi ký hợp đồng và đặt cọc, khách hàng được nhận một máy Ozone trị giá 3,5 triệu kèm một lượng thực phẩm chức năng.

Đến giai đoạn 2014-2015, công ty đều trả lãi đầy đủ cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, sau đó, khách hàng ồ ạt tham gia với số lượng lớn nên Công ty Liên Kết Việt phải xin giãn thời gian để sản xuất thêm máy Ozone và thực phẩm chức năng để trả cho nhà đầu tư.

Theo cáo buộc, Lê Xuân Giang và đồng phạm còn đặt ra mô hình trả thưởng theo hình kim tự tháp, nghĩa là lấy tiền của người tham gia kinh doanh đa cấp sau để trả cho người tham gia trước. Số tiền thưởng, tiền hoa hồng hứa hẹn sẽ trả cho các nạn nhân lên tới trên 65% tổng số tiền thu được của chính các bị hại.

Lê Xuân Giang khai nhận: Để thu hút nhà đầu tư tham gia mô hình đa cấp, Giang đã nhờ nhà sư Phạm Văn Út (tu hành tại chùa Linh Sơn, TP.HCM) làm giả bằng khen của Thủ tướng và sau đó có cảm ơn nhà sư này 31 triệu đồng. Khi có bằng khen giả, Lê Xuân Giang tổ chức lễ đón nhận hoành tráng, giao nhân viên scan màu các bằng khen, quyết định giả đăng lên website của công ty và đóng khung, treo giấy tờ giả tại trụ sở các chi nhánh trên toàn quốc.

Về số tiền Lê Xuân Giang đã lừa đảo theo cáo buộc, bị cáo phản bác và khai trên thực tế, nhiều khách hàng có mã số ảo. Do đó, số tiền gần 2.100 tỷ thu của 68.000 bị hại mà cáo trạng nêu là không chính xác.

Bị cáo Nguyễn Thị Thủy - cựu PhóTổng Giám đốc Công ty CP Liên Kết Việt.

Bị cáo Nguyễn Thị Thủy - cựu PhóTổng Giám đốc Công ty CP Liên Kết Việt.

Tại phần xét hỏi bị cáo Nguyễn Thị Thủy - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Liên Kết Việt khai nhận, Thủy là người đầu tiên mua sản phẩm của công ty và sau đó được Lê Xuân Giang mời về làm.

Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Thủy được xác định là người cầm đầu nhóm phát triển mô hình kinh doanh đa cấp của công ty từ tháng 4/2014 đến cuối 2015.

Tuy nhiên, bị cáo Thủy đã này phủ nhận cáo buộc, nói chỉ có nhiệm vụ trả lời khách hàng về sản phẩm, chính sách trả thưởng và không giữ chức vụ gì.

Về nội dung theo cáo trạng xác định, với mỗi khách đăng ký mã hàng 7 triệu đồng, Thủy được trích hưởng hoa hồng 90.000 đồng. Trong 17 tháng, Nguyễn Thị Thủy được hưởng hoa hồng và các loại tiền thưởng khác khoảng 38 tỷ đồng, trung bình mỗi tháng được nhận 2,2 tỷ đồng.

Khi Chủ tọa chất vấn về mức lợi nhuận “khủng”, Thủy nói không rõ và cho rằng, chỉ nhận theo chính sách của công ty.

Bị cáo Nguyễn Xuân Trường là thành viên nhóm phát triển thị trường.

Bị cáo Nguyễn Xuân Trường là thành viên nhóm phát triển thị trường.

Đối với bị cáo Nguyễn Xuân Trường - thuộc nhóm phát triển thị trường, theo cáo trạng xác định bị cáo buộc tổ chức đào tạo kỹ năng thuyết trình, chăm sóc phát triển hệ thống nhà phân phối tại văn phòng Hà Nội và các tỉnh, hưởng lợi 4 tỷ đồng trong 13 tháng.

Tại tòa, HĐXX đã phân tích, việc Trường tuyên truyền thông tin không đúng như việc Công ty BQP là doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, và cho trình chiếu các bằng khen giả của Thủ tướng là để lôi kéo bị hại nộp tiền, bản chất là lừa đảo.

Tại cơ quan điều tra, các bị hại đều khẳng định, được Trường hứa hẹn nộp 7 triệu đồng nhận 204 triệu đồng, nhiều nhất, nếu đóng 1,3 tỷ đồng, sẽ thu về 450 tỷ đồng.

Đối với thông tin này, Nguyễn Xuân Trường nhiều lần phủ nhận việc thuyết trình sai lệch về công ty và chính sách trả thưởng để lấy lòng tin của khách hàng. Bị cáo cho rằng bản thân rất hiểu về kinh doanh đa cấp nên chưa bao giờ nói với khách hàng là chỉ cần nộp tiền, không cần làm gì vẫn được hưởng hàng trăm triệu đồng.

Còn bị cáo Vũ Thị Hồng Dung - cũng thuộc nhóm phát triển thị trường. Cáo trạng xác định: Từ tháng 7/2014 đến tháng 8/2015, bị cáo Dung thường xuyên có những bài giảng để thu hút khách hàng trên toàn quốc tham gia đường dây. Hơn 1 năm "giảng dạy" cho Liên Kết Việt, bị cáo Dung thu về 4 tỷ đồng.

Tại tòa, bị cáo Dung cho biết mình là người có nghiệp vụ sư phạm, đã từng đi nhiều nước để học kỹ năng mềm. Bị cáo tin tưởng Lê Xuân Giang và nghĩ công ty được cấp phép, hoạt động đúng pháp luật, không biết công ty lừa đảo. Bị cáo tham gia giảng dạy cho mọi người thêm tin yêu vào cuộc sống mà không hề biết mình phạm vào hành vi lừa đảo cho đến khi bị bắt.

Trong khi đó, bị cáo Trịnh Xuân Sáng bị cáo buộc chiếm đoạt 17 tỷ đồng trong 16 tháng. Sáng khai nhận có trách nhiệm giám sát quản lý hỗ trợ bộ phận IT, hỗ trợ bị hại đăng nhập vào ID trên website của Liên Kết Việt, xây dựng phần mềm trả thưởng… Về khoản tiền được hưởng lợi 17 tỷ đồng, Trịnh Xuân Sáng khai rằng “không rõ tại sao”.

Tại phiên tòa, các thành viên trong ekip trên đều xác nhận được Nguyễn Thị Thủy rủ về Công ty Cổ phần Liên Kết Việt làm việc giữa năm 2014 và Thủy là trưởng nhóm, chỉ đạo toàn bộ ekip.

Quốc Trần

Tin khác

Mâu thuẫn trên bàn nhậu, chém đối thủ tử vong

Mâu thuẫn trên bàn nhậu, chém đối thủ tử vong

(CLO) Do đã uống rượu bia nên xảy ra mâu thuẫn, thách thức dùng dao chém nhau, Nguyễn Văn Long đã chém bạn nhậu tử vong tại chỗ.

Vụ án
Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng, thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng, thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

(CLO) Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa vừa bắt giữ 03 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thu giữ 148 viên hồng phiến và hơn 6,5 kg ma túy đá.

Vụ án
Bắt tạm giam một phó chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang

Bắt tạm giam một phó chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang

(CLO) Công an tỉnh Hậu Giang tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Việt Đức, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ để điều tra về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Vụ án
Đối tượng bị truy nã về tội giết người 'sa lưới' sau 9 tháng lẫn trốn

Đối tượng bị truy nã về tội giết người "sa lưới" sau 9 tháng lẫn trốn

(CLO) Quá trình tìm kiếm, nhóm của Sơn phát hiện 2 người bạn của Tiến là Nguyễn Văn Thức, Nguyễn Văn Sinh nên đã tấn công và truy sát. Hậu quả, Thức tử vong tại chỗ còn Sinh được đưa đi cấp cứu nhưng vết thương quá nặng nên đã tử vong sau đó.

Vụ án
Hải Dương: Vị trí bến thủy nội địa tiêu thụ tro xỉ phục vụ thi công công trình chính của Công ty CP Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh

Hải Dương: Vị trí bến thủy nội địa tiêu thụ tro xỉ phục vụ thi công công trình chính của Công ty CP Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh

(CLO) Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương, vị trí bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính của Công ty Cổ phần Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh (cụm bến xã Lê Ninh); thuận lợi về yếu tố giao thông và phù hợp để hoạt động vận tải đường thủy.

Vụ án