Trump luôn muốn Trung Quốc tham gia hiệp ước vũ khí hạt nhân

Thứ bảy, 06/06/2020 20:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thông tin về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc luôn là điều bí mật đến mức ám ảnh với các nước khác, đặc biệt là Mỹ. Tổng thống Trump luôn muốn Trung Quốc tham gia hiệp ước vũ khí hạt nhân để có thể kiểm soát được vấn đề này, nhưng Trung Quốc lại chẳng mấy mặn mà.

Bí mật đến mức "ám ảnh" về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc 

Kể từ cuộc thử nghiệm bom nguyên tử lần đầu vào 56 năm trước, Trung Quốc chưa bao giờ công bố dù chỉ là một con số áng chừng về kích cỡ kho vũ khí của mình.

Vì vậy, cuộc tranh luận mới đây nhất trên truyền thông xã hội Trung Quốc về số lượng đầu đạn hạt nhân mà quốc gia này cần tích trữ đang gây nên sự chú ý bởi tính chất đặc thù của nó.

Sự việc bắt đầu từ ngày 8/5 khi xuất hiện ý kiến của Hu Xijin, biên tập viên (BTV) của Thời báo Hoàn Cầu - một tờ báo hơi hướng lá cải theo chủ nghĩa dân tộc ở Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc nên mở rộng kho dự trữ lên đến 1.000 vũ khí hạt nhân.

Biên tập viên này nói rằng kho dự trữ chắc hẳn sẽ có 100 DF-41S - một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được cho là có khả năng tàn phá bất cứ nơi nào trên đất Mỹ. Hàng ngàn người bình luận đã ủng hộ BTV này. Một số ít thì kêu gọi hãy kiềm chế hơn.

DF-41S - một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được cho là có khả năng tàn phá bất cứ nơi nào trên đất Mỹ. Ảnh: Eyevine/Economist

DF-41S - một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được cho là có khả năng tàn phá bất cứ nơi nào trên đất Mỹ. Ảnh: Eyevine/Economist

Mặc dù Mỹ không mong muốn thấy sự gia tăng này, nhưng cũng sẽ thoải mái hơn nếu Trung Quốc biểu lộ rõ ràng ý định của họ.

Mỹ muốn Trung Quốc dừng việc giữ bí mật đến mức ám ảnh này lại và tham gia cùng với Mỹ, Nga về việc thiết lập giới hạn về kích cỡ kho tích trữ vũ khí hạt nhân.

Tên lửa đạn đạo DF-41S xuất hiện công khai lần đầu vào cuối tháng 10 năm ngoái tại cuộc duyệt binh kỷ niệm ngày Quốc Khánh tại Bắc Kinh, đây là lý do vì sao Mỹ lại gia tăng mong muốn khiến Trung Quốc phải tham gia đàm phán hơn bao giờ hết.

Chúng là những tên lửa đầu tiên của Trung Quốc với tầm bắn xa đến Mỹ mà bệ phóng lại cơ động được trên bộ, chính điều này đã gây khó khăn hơn cho vũ khí của Mỹ trong việc hạ gục chúng so với những tên lửa được phóng ra từ hầm hay bệ phóng cố định.

Tên lửa đạn đạo này có thể mang theo nhiều đầu đạn, khiến cho Mỹ càng khó tự vệ trước sức công phá của chúng hơn.

X

Qua việc kêu gọi tăng cường kho vũ khí hạt nhân như vậy, Hu Xijin có vẻ đã củng cố cho những ước tính của phương Tây rằng Trung Quốc có ít hơn rất nhiều so với 1000 đầu đạn. Theo đó, khoảng 300 đầu đạn có vẻ là một phỏng đoán hợp lý.

Ngược lại, Mỹ và Nga mỗi nước cũng đã có khoảng 4000 đầu đạn. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua hai cường quốc này đã ký các hiệp ước để cắt giảm kho vũ khí của mình thì Trung Quốc lại không hề tham gia bất cứ các thỏa thuận hạn chế về sản xuất vũ khí nào.

Lực lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã phát triển về số lượng và sự tinh xảo, một phần trong nỗ lực để đảm bảo rằng họ có thể sống sót qua một cuộc tấn công bất ngờ từ những vũ khí đang ngày càng chính xác của Mỹ .

Nếu như Cơ quan tình báo Quốc phòng Mỹ đúng thì sự ước tính của Hu Xijin có thể không còn xa nữa.

Mỹ tìm mọi cách để Trung Quốc phải tham gia hiệp ước vũ khí hạt nhân

Năm ngoái người đứng đầu Cơ quan tình báo Quốc phòng Mỹ, trung tướng Robert Ashley, đã nói rằng trong thập kỷ tới, có thể Trung Quốc sẽ “ít nhất là tăng gấp đôi” số lượng đầu đạn dự trữ “mở rộng và đa dạng hóa ở mức nhanh nhất”, từng có đối với kho dự trữ vũ khí hạt nhân của mình. Một vài chuyên gia lại tin rằng tỷ lệ phát triển không nhanh như ông tuyên bố.

Hiện nay, Trung Quốc đang gây bất lợi cho một bản hiệp ước về vũ khí hạt nhân vẫn đang ràng buộc Mỹ và Nga, hiệp ước New start. Được ký kết vào năm 2010, hiệp ước giới hạn số lượng “vũ khí chiến lược” (hay vũ khí tầm xa) và cho phép mỗi bên kiểm tra lẫn nhau 18 lần một năm.

Hiệp ước hết hạn vào tháng Hai, tuy nhiên có thể được gia hạn nếu hai bên cùng đồng thuận. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông rất sẵn lòng. Tuy vậy Tổng thống Donald Trump và nhiều cố vấn của ông đều muốn Trung Quốc ký kết trước.

Hiệp ước hạt nhân New start giữa Mỹ - Nga đã kết thúc vào tháng Hai nhưng chưa được gia hạn. Ảnh: Russia Business Today

Hiệp ước hạt nhân New start giữa Mỹ - Nga đã kết thúc vào tháng Hai nhưng chưa được gia hạn. Ảnh: Russia Business Today

“Mục tiêu của chính quyền là kìm hãm sự gia tăng của kho dự trữ vũ khí Trung Quốc”, Tim Morrison thuộc Viện Hudson, người phục vụ cho Hội Đồng Bảo An Quốc Gia của chính phủ của ông Trump cho đến tháng 10 đưa ra ý kiến.

Quan chức Mỹ tin rằng nếu họ gia hạn bản hiệp ước quá nhanh hay quá lâu thì Trung Quốc sẽ không cảm thấy một chút áp lực phải tham gia nào. Tuy nhiên, cả Nga và Mỹ đều không muốn cắt giảm kho vũ khí của mình xuống đến mức của Trung Quốc.

Trong một báo cáo gần đây của Viện nghiên cứu Hòa bình và Chính sách An ninh thuộc trường Đại học Hamburg, ba chuyên gia đến từ Mỹ, Nga, Trung Quốc, lần lượt là David Santoro, Alexey Arbatov và Tong Zhao đã đưa ra giải pháp để giải quyết sự bế tắc này.

Ông Zhao, một thành viên có thâm niên tại Trung tâm Chính Sách Toàn Cầu Carnegie-Tsinghua tại Bắc Kinh, nói rằng một thỏa thuận ba bên có thể khởi đầu bằng việc hạn chế tên lửa tầm trung, ở đây thì lợi thế về tên lửa phóng từ mặt đất của Trung Quốc được cân bằng với thế mạnh về tên lửa phóng từ không trung của Mỹ.

Hoặc nó có thể bao hàm cả hệ thống di chuyển của tên lửa (bệ phóng mặt đất, ống ngầm dưới biển và máy bay ném bom) với tầm bắn hơn 500km. Cả ba nước đều nắm giữ số lượng tương đương những loại vũ khí này, trong khi đối với đầu đạn thì Mỹ và Nga lại sở hữu nhiều hơn hẳn.

Một lý do thúc đẩy Trung Quốc tham gia vào thỏa thuận này chính là rủi ro về việc nếu họ không làm vậy thì Hiệp ước New start sẽ giải trừ. Ông Zhao nói rằng điều này sẽ không chỉ triệt tiêu việc giới hạn kho vũ khí của Mỹ mà còn bao trùm nó bằng bí mật.

Mỗi quốc gia trong bộ ba này sau đó có thể sẽ đưa ra hành động dựa trên những ước tính xấu nhất về lực lượng của các nước còn lại. Điều này có thể kéo Trung Quốc vào một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân cùng với Nga và Mỹ, theo lời ông Zhao - đây là một gánh nặng mà Trung Quốc sẽ cảm nhận được một cách rõ ràng nhất khi nền kinh tế đang thiệt hại nặng nề vì đại dịch.

Có thể sẽ có những lợi ích mang tính ngoại giao dành cho Trung Quốc nếu nước này tham gia vào cuộc đàm phán. Hành động như vậy sẽ “nâng cao vị thế của Trung Quốc như là một thế lực quân đội lớn ngang hàng với hai siêu cường quốc trước đây”, ông Zhao nói.

Tranh biếm hoạ về Hiệp ước New start. Ảnh: Vajiram and Ravi

Tranh biếm hoạ về Hiệp ước New start. Ảnh: Vajiram and Ravi

Trung Quốc có thể có lợi từ các đàm phán như thế này vì có Nga, một đối tác chiến lược, cùng tham gia. Cả hai quốc gia đều cảnh giác cao độ về nỗ lực của Mỹ trong việc xây dựng các phòng thủ tên lửa. Tuy nhiên, vấn đề đó là cả Trung Quốc và Nga đều không hứng thú với cuộc đàm phán ba bên này.

Vào ngày 15/05, Trung Quốc một lần nữa từ chối ý tưởng này. Vừa qua, Nga nói rằng nếu như Mỹ muốn Trung Quốc tham gia vào thoả thuận vũ khí hạt nhân thì nên để Nga rời khỏi hiệp ước. Quan chức của Nga đã nói rằng nếu như Trung Quốc tham gia vào, thì Anh và Pháp - các đồng minh của Mỹ cùng 485 đầu đạn - cũng nên tham gia vào.

Vào tháng hai, ông Trump đã đồng thuận với đề nghị của Nga về cuộc họp gồm 5 thành viên thường trực thuộc Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc để thảo luận về vấn đề chiến lược này. Quan chức Mỹ nói rằng họ sẽ sử dụng cơ hội này để áp đặt luật mới về kiểm soát vũ trang.

Những cuộc họp như vậy sẽ tiện thể lôi kéo cả Trung Quốc cũng như Anh và Pháp vào cuộc. Tuy nhiên nếu đàm thoại tay ba đã là khó khăn thì đàm phán giữa năm bên sẽ là một cơn ác mộng. Rõ ràng là chưa có kế hoạch nào cho việc đó.

Niềm tin suy giảm vì dịch bệnh, sẽ không có hiệp ước nào cả

Rất nhiều chuyên gia nghĩ rằng một cách tiếp cận thực tế hơn cho Mỹ và Trung Quốc đó là nên bắt đầu bằng cuộc đàm thoại thăm dò giữa hai bên. Mỹ từ rất lâu đã đề xuất đến “cuộc đối thoại chiến lược về vũ khí hạt nhân” như vậy. Nhưng Trung Quốc đã từ chối vì nhiều lý do.

Nhiều quan chức Trung Quốc lo lắng rằng công khai về kích thước hay các chi tiết khác về kho dự trữ khiêm tốn của họ sẽ khiến cho nó càng trở nên yếu ớt hơn trước sự tấn công bất ngờ.

Một phương án để giảm thiểu nỗi sợ này đó là bắt đầu từ những khía cạnh nhỏ. Cả ba quốc gia có thể bắt đầu thảo luận về các rủi ro nổi lên từ những công nghệ mới xuất hiện, từ các cuộc tấn công an ninh mạng lên mạng lưới chỉ huy và kiểm soát hạt nhân cho tới việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào hệ thống cảnh báo sớm.

Khả năng để Trung Quốc đặt bút ký vào một Hiệp ước hạt nhân là rất thấp, nhất là khi niềm tin giữa Mỹ - Trung sụt giảm nghiêm trọng vì dịch bệnh gần đây. Ảnh: Nikkei

Khả năng để Trung Quốc đặt bút ký vào một Hiệp ước hạt nhân là rất thấp, nhất là khi niềm tin giữa Mỹ - Trung sụt giảm nghiêm trọng vì dịch bệnh gần đây. Ảnh: Nikkei

Rose Gottemoeller, cựu quan chức Hoa Kỳ, nói rằng Mỹ có thể mời Trung Quốc tham gia vào một cuộc diễn tập kiểm tra New start để cho thấy cách quá trình xác nhận diễn ra hoặc hai quốc gia có thể đồng thuận thông báo với nhau về các cuộc thử nghiệm tên lửa, như Mỹ và Nga đã làm trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên nó vẫn đang là một chặng đường dài.

Như ông Zhao giải thích, truyền thống bí mật quân sự của Trung Quốc đã ăn sâu vào máu. Để trở nên cởi mở thì cần phải có sự tin tưởng. Mà phần tin tưởng nhỏ nhoi giữa Trung Quốc và Mỹ đang bị đe dọa bởi dịch bệnh.

Vân Trần

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế