Trung Quốc - quốc gia cuối cùng theo đuổi chiến lược “Zero Covid”

Thứ bảy, 09/10/2021 16:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hầu hết các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đều đã từ bỏ chiến lược “Zero Covid”, tức thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt để diệt trừ tận gốc virus. Tuy nhiên, vẫn còn một quốc gia đang theo đuổi chiến lược này. Đó là Trung Quốc.

Duy trì niềm tự hào

Sau khi New Zealand cũng đã chuẩn bị từ bỏ chiến lược kiểm soát không khoan nhượng Covid-19, Trung Quốc được cho là đã trở thành quốc gia cuối cùng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục theo đuổi chính sách “Zero Covid”, hay “Không Covid”. Họ vẫn sẽ khép kín biên giới, phong tỏa toàn xã hội với các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, một khi phát hiện các ca nhiễm mới ở khu vực nào đó.

trung quoc  quoc gia cuoi cung theo duoi chien luoc zero covid hinh 1

Việc phong tỏa và khử trùng vẫn đang được triển khai mạnh mẽ ở Trung Quốc - Ảnh: AFP

Trước đó, các quốc gia như Singapore và Úc đã thừa nhận cách tiếp cận này không bền vững. Thay vào đó, họ chuyển hướng sang chính sách tiêm chủng trên diện rộng để bảo vệ người dân khỏi nhiễm bệnh nghiêm trọng và tử vong.

Ngược lại, quyết tâm diệt trừ mọi ca bệnh của Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ hơn, dù 75% dân số nước này đã được tiêm phòng đầy đủ. Bởi vậy, Trung Quốc mới đây lại bước vào một chiến dịch “xông pha” mới khi đợt bùng phát thứ 4 xuất hiện, với việc một số ca nhiễm được phát hiện ở tỉnh Tân Cương.

Song, sứ mệnh diệt trừ virus Corona tận gốc của Trung Quốc sẽ còn gặp khó khăn hơn trong mùa đông tới, khi thời tiết lạnh sẽ tạo điều kiện cho virus lây lan nhanh. Đáng lo nữa, Bắc Kinh còn tổ chức Thế vận hội mùa đông vào cuối năm nay, đón chào hàng nghìn vận động viên từ khắp nơi trên thế giới.

“Chính sách Zero-Covid là không bền vững trong trung và dài hạn”, Peter Collignon, giáo sư tại Trường Đại học Y của Úc cho biết. “Biến thể Delta cho thấy điều đó gần như không thể xảy ra. Thật khó để Trung Quốc có thể đạt được tỷ lệ Covid bằng không trong mùa đông này”.

Tuy nhiên, mục tiêu “Không Covid” vẫn đang là niềm tự hào với Trung Quốc. Các nhà chức trách nước này ca ngợi thành công của họ như một chiến thắng về mặt ý thức hệ và đạo đức trước Mỹ và các quốc gia khác vốn đã “chấp nhận số phận” sống chung với loại virus này.

trung quoc  quoc gia cuoi cung theo duoi chien luoc zero covid hinh 2

Một nhân viên y tế lấy mẫu để kiểm tra COVID-19 tại một ga xe lửa ở Quảng Đông, Trung Quốc - Ảnh: AFP

Trung Quốc sẽ tiếp tục xử lý như thế nào?

Câu hỏi bây giờ được đặt ra là Trung Quốc sẽ xử lý như thế nào, nếu các ca nhiễm vẫn tiếp tục xuất hiện tới đây?

Trong đợt bùng phát gần đây nhất ở Tân Cương, Trung Quốc vẫn xử lý theo cách cũ. Hàng chục nghìn cư dân đều phải đi xét nghiệm, còn thành phố Nghi Ninh đã tạm dừng tất cả các chuyến tàu và chuyến bay, cũng như đóng cửa các tuyến đường cao tốc địa phương.

Trong khi đó, hồi tháng 9, các quan chức Trung Quốc cũng đã đóng cửa thành phố phía bắc Cáp Nhĩ Tân sau khi phát hiện một ca nhiễm phải nhập viện. Cảng Ningbo, một trong những cảng bận rộn nhất thế giới, đã bị đóng cửa; hoạt động sản xuất tại đây đều bị ảnh hưởng do các hạn chế.

Các chuyên gia y tế cho biết, những đợt bùng phát lẻ tẻ khó có thể dừng lại. Nhưng chính phủ Trung Quốc luôn có khả năng làm được những chiến công ngoài sức tưởng tượng so với hầu hết các quốc gia khác.

Vả lại, các quan chức Trung Quốc cho biết họ cũng sẽ không gắn bó mãi mãi chính sách “Zero Covid”, song sẽ chỉ xem xét thay đổi khi phương pháp này không còn hiệu quả hoặc chi phí quá cao.

Thực ra, việc ngăn chặn triệt để Covid-19 cho phép cuộc sống ở Trung Quốc phần lớn đã diễn ra khá bình thường trong hầu hết năm 2020 và đầu năm 2021. Dù rằng các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại vẫn đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế nước này.

Sự quyết liệt trong việc theo đuổi chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc cũng không phải không có hy vọng. Một số chuyên gia nói rằng, thiên đường không Covid có thể vẫn quay trở lại, khi mà các loại vắc xin và phương pháp loại trừ virus có công hiệu mạnh mẽ hơn.

Michael Baker, giáo sư Khoa y tế cộng đồng tại Đại học Otago của New Zealand cho biết: “Có thể chúng ta đang đạt đến giới hạn những gì chúng ta có thể làm để loại bỏ sự lây nhiễm. Song các thế hệ tiếp theo của vắc xin hoặc thuốc chống virus có thể hiệu quả đến mức chúng ta có thể loại bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi cuộc sống của mình”.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế