Trung Quốc cân nhắc chia tách China Evergrande

Thứ sáu, 28/01/2022 13:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giới chức Trung Quốc đang cân nhắc tách nhỏ tập đoàn bất động sản China Evergrande nhằm kìm hãm cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực này.

Theo nguồn tin của Bloomberg, nhà chức trách tỉnh Quảng Đông, nơi Evergrande đặt trụ sở, đang xem xét đề xuất chia tách China Evergrande bằng cách bán hầu hết tài sản ngoại trừ công ty quản lý bất động sản và xe điện được niêm yết riêng biệt.

trung quoc can nhac chia tach china evergrande hinh 1

“Bom nợ” hơn 300 tỷ USD của Evergrande là một trong những nguyên nhân chính khiến nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm. Ảnh: South China Morning Post.

Một nhóm do China Cinda Asset Management Co. - công ty quản lý nợ xấu thuộc sở hữu nhà nước và là chủ nợ là China Evergrande - dẫn đầu, sẽ tiếp quản bất kỳ tài sản bất động sản nào không bán được.

Động thái mới nhất

Nếu được Bắc Kinh chấp thuận, kế hoạch này sẽ đánh dấu bước tiến lớn nhất từ trước đến nay bởi chính quyền Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của tập đoàn địa ốc nợ nhiều nhất thế giới, một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường tài chính và nền kinh tế Trung Quốc chao đảo.

Tiền thu được từ việc bán tài sản sẽ được sử dụng để trả cho các chủ nợ, dù không rõ các ngân hàng và trái chủ sẽ được hoàn lại bao nhiêu. Do đó nhiều khả năng kế hoạch này sẽ khởi động cuộc chiến dai dẳng giữa các chủ nợ.

Tập đoàn bất động sản của tỷ phú Hứa Gia Ấn hiện đang đối mặt với khoản nợ hơn 300 tỷ USD, gồm hơn 19 tỷ USD trái phiếu nước ngoài.

China Evergrande cũng đang tìm cách xoa dịu các chủ nợ nước ngoài sau khi những trái chủ này đe dọa thực hiện các hành động pháp lý. Công ty hiện yêu cầu các trái chủ nước ngoài “cho thêm thời gian” để lên kế hoạch tái cơ cấu.

trung quoc can nhac chia tach china evergrande hinh 2

Giới chức Trung Quốc từng thúc giục tỷ phú Hứa Gia Ấn bán tài sản cá nhân để trả nợ. Ảnh: Reuters.

“Với quy mô của China Evergrande, số lượng bên liên quan và tình hình phức tạp, công ty cần thêm thời gian để xem xét và đánh giá mọi giải pháp có thể, trước khi tham gia đàm phán với các chủ nợ nước ngoài”, tập đoàn địa ốc lớn thứ hai Trung Quốc cho biết trong một hồ sơ gửi lên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông

Trong một số tuyên bố khác hôm 24/1, China Evergrande yêu cầu các chủ nợ nước ngoài “kiên nhẫn”, “không thực hiện các hành động pháp lý quá khích”.

Trước đó, một nhóm chủ nợ - dẫn đầu là công ty luật Kirkland & Ellis và ngân hàng đầu tư Moelis & Co – chỉ trích rằng những hành động của China Evergrande đã làm xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài về việc được đối xử bình đẳng khi đầu tư vào những doanh nghiệp Trung Quốc.

Họ nhấn mạnh đã “chuẩn bị để thực hiện tất cả hành động cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Vào thời điểm đó, China Evergrande tuyên bố sẽ thuê thêm cố vấn tài chính và pháp lý nhằm “theo dõi” các yêu cầu tứ phía chủ nợ.

Nhiều thách thức lớn

China Evergrande đang rơi vào cuộc khủng hoảng thanh khoản trong nhiều tháng qua. Tập đoàn phải thanh toán khoản tiền khổng lồ cho các trái chủ trong và ngoài nước, nhà thầu, nhà cung cấp, nhân viên và khách hàng.

Công ty đang phải chịu sự giám sát trực tiếp của chính quyền tỉnh Quảng Đông. Một uỷ ban quản lý rủi ro mới đã được ra đời, bao gồm những quan chức địa phương và giám đốc điều hành của các doanh nghiệp quốc doanh.

Bên cạnh đó, giới đầu tư sẽ theo dõi sát sao tổn thất mà các chủ nợ phải gánh chịu để tìm manh mối về cách ông Tập dự định cân bằn mục tiêu giảm thiểu rủi ro đạo đức trong hệ thống tài chính Trung Quốc và duy trì ổn định kinh tế.

Vào hôm 9/12, Fitch Ratings đã hạ xếp hạng của China Evergrande xuống “vỡ nợ giới hạn” sau khi tập đoàn không thể trả hai khoản lãi trái phiếu coupon trong khoảng thời gian ân hạn.

Đây là lần đầu tiên China Evergrande vỡ nợ trái phiếu bằng đồng USD. Bloomberg nhận định diễn biến này có thể đặt dấu chấm hết cho gã khổng lồ bất động sản do tỷ phú Hứa Gia Ấn thành lập cách đây 25 năm.

Doanh số bán nhà trong năm 2021 (tính theo hợp đồng) của China Evergrande đã giảm 39% so với năm trước đó xuống 443 tỷ NDT (tương đương 70 tỷ USD). Hồi đầu năm ngoái, tập đoàn đặt mục tiêu 750 tỷ NDT.

Đáng chú ý, doanh số gần như đã đóng băng từ hồi tháng 10/2021. Evergrande đã không đạt được mấy tiến triển trong việc thanh lý tài sản trong những tháng qua. Vào tháng 10/2021, Evergrande hủy bỏ các cuộc đàm phán để bán bớt cổ phần kiểm soát trong công ty quản lý bất động sản, được cho là có thể huy động được khoảng 2,6 tỷ USD. Kế hoahcj bán trụ sở tại Hồng Kông cũng bị đình trệ.

Hai công ty xe điện và quản lý bất động sản hiện có giá trị cao hơn cả Evergrande. Tuy nhiên, cổ phiếu của China Evergrande New Energy Vehicle Group cũng đã lao đốc trong năm qua, công ty cũng chưa sản xuất hàng loạt mẫu ô tô nào. Evergrande Property Services Group quản lý và cung cấp dịch vụ cho căn hộ do Evergrande và các nhà phát triển khác xây dựng cũng không có mấy tiến triển.

Các quan chức Bắc Kinh đã yêu cầu tỷ phú Hứa Gia Ấn bỏ tiền túi để trả một phần khoản nợ hơn 300 tỷ USD của tập đoàn bất động sản này. China Evergrande cũng phải hoàn thành giao nhà ở cho 1,6 triệu người mua đã đặt cọc trước, trả nợ cho những nhà đầu tư lẻ mua sản phẩm đầu tư lãi suất cao của tập đoàn.

Hương Vũ (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản
GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

(CLO) Được phát triển theo xu hướng đề cao tính cá nhân hóa và duy nhất, “tiện ích tầng không” thời thượng với tầm view khoáng đạt của GS6 The Miami (Vinhomes Smart City, Hà Nội) mang đến những trải nghiệm nâng tầm cho giới tinh hoa.

Bất động sản
Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

(CLO) Với nhu cầu nhà ở ngày một tăng, nguồn cung tại chỗ và 3 tỉnh lân cận vẫn không thể đáp ứng được lực cầu của TP HCM. Điều đó cũng dẫn đến nhiều sản phẩm thị trường tỉnh đều đang nhắm đến nhu cầu khách hàng của TP HCM.

Bất động sản
3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

(CLO) Theo ông Nguyễn Văn Đính, 3 luật có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất tới thị trường bất động sản thời gian tới là Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023.

Bất động sản
Lý do Vinhomes Grand Park được giới trẻ chọn là “mảnh đất vàng” khởi nghiệp

Lý do Vinhomes Grand Park được giới trẻ chọn là “mảnh đất vàng” khởi nghiệp

(CLO) Giới trẻ đang đua nhau đổ về đại đô thị sầm uất và đáng sống bậc nhất khu Đông để tìm kiếm không gian sống “chất”, sống tận hưởng thời thượng. Đây cũng là nơi có sẵn hệ sinh thái, môi trường lý tưởng cho người trẻ khởi nghiệp bền vững.

Bất động sản