Trung Quốc "đau đầu" với các khoản cho Pakistan, Afghanistan, Venezuela... vay, trị giá 282 tỷ USD

Chủ nhật, 22/08/2021 06:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mối nguy đến từ sự bất ổn ở Pakistan, nơi các ngân hàng Bắc Kinh đổ vốn đầu tư mạnh. Thêm vào đó, người Trung Quốc còn gặp “ác mộng” vì một tính toán sai lầm lớn ở Venezuela.

Một người lính Pakistan tại biên giới Afghanistan. (Nguồn: AFP).

Một người lính Pakistan tại biên giới Afghanistan. (Nguồn: AFP).

Đầu tư hạ tầng khổng lồ, cho vay đến thâm hụt vốn

Việc Mỹ vội vã rút quân khỏi Afghanistan đã được báo trước là một chiến thắng cho Trung Quốc và là cơ hội để Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng của mình trên khắp khu vực.

Tuy nhiên, thật trớ trêu đối với Trung Quốc khi điều duy nhất tồi tệ hơn những người lính Mỹ vốn ở gần biên giới của họ nay lại hoàn toàn không ở đó nữa. Afghanistan hiện đang là một vấn đề đau đầu đối với Bắc Kinh, khi Trung Quốc vốn lo ngại sự hỗn loạn sẽ không chỉ lan sang khu vực Tân Cương vững chắc mà còn lan sang cả Pakistan.

Trung Quốc đã đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ cũng như mở rộng các khoản vay khổng lồ cho Pakistan như một phần của Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI), một trong những chính sách bành trướng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Kể từ khi thành lập BRI vào năm 2013, quốc gia này đã đầu tư hàng tỷ USD ra nước ngoài để xây dựng đường xá, đập và nhà máy điện. Hai ngân hàng chính sách chính của dự án - Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc - đã cho các nước trên khắp châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và châu Âu vay ước tính 282 tỷ USD. Đến nỗi vào năm 2020, lần đầu tiên tài khoản vốn của Trung Quốc bị thâm hụt.

Pakistan, quốc gia láng giềng với Trung Quốc và Afghanistan, là nước hưởng lợi lớn nhất từ động lực phát triển cơ sở hạ tầng ở nước ngoài của Bắc Kinh. Chỉ riêng cái gọi là Hành lang Kinh tế Pakistan của Trung Quốc đã trị giá 62 tỷ USD. Nước này có khả năng là một liên kết chính giữa lợi ích của Trung Quốc ở Trung Á và các tuyến vận tải biển ở Ấn Độ Dương.

Cho vay tỷ USD theo bản năng

Đã từng có thời, Venezuela là điểm đến ưa thích của các ngân hàng chính sách Trung Quốc. Với các thỏa thuận cho vay lấy dầu, Trung Quốc đánh cược rằng sản lượng dầu mỏ của nước này đủ để trả nợ. Vào đầu nhiệm kỳ 2013 của Tổng thống Nicolás Maduro, Trung Quốc đã cung cấp cho Venezuela hạn mức tín dụng 40 tỷ USD. Tuy nhiên, khoảng 30 tỷ USD trong số đó vẫn chưa thanh toán. Đó là một tính toán sai lầm.

Trong thời kỳ suy thoái từ 2014 đến 2015, giá dầu thô đã giảm từ 100 USD/thùng xuống còn một nửa; và Trung Quốc đã phải gia hạn 9 tỷ USD các khoản vay trước đó chỉ để giúp người dân Venezuela vượt qua cuộc khủng hoảng và tăng cường năng lực sản xuất dầu. Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa thu được nhiều tiền trả nợ. Năm ngoái, chính phủ Venezuela được cho là đã nhận được thời gian ân hạn đối với các khoản vay trị giá khoảng 19 tỷ USD.

Theo Bloomberg, bẫy nợ đó đã làm sứt mẻ lòng tin của chủ nợ. Các ngân hàng chính sách của Trung Quốc đã không cung cấp nguồn vốn mới cho Venezuela kể từ năm 2013. Trên hết, tổng các khoản vay phát triển của họ ở nước ngoài đạt đỉnh vào năm 2016, ngay sau khi gia hạn nợ ở Venezuela. Việc không bảo vệ lợi ích quốc gia ở Pakistan sẽ đặt ra nhiều câu hỏi hơn nữa về mô hình xây dựng quốc gia của ông Tập.

Phần lớn những rắc rối của Bắc Kinh đến từ cách họ tiếp cận việc cho vay. Trong trường hợp Ngân hàng Thế giới tài trợ cho các dự án dựa trên các số liệu cụ thể như phần bù rủi ro quốc gia và tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu, thì Trung Quốc dường như cho vay theo bản năng. Thay vì nhìn ngược lại lịch sử tín dụng của một quốc gia, Bắc Kinh cố gắng dự đoán con nợ sẽ trông như thế nào nếu họ có đủ vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng.

Việc Hoa Kỳ vội vã rút lui khỏi Afghanistan chắc chắn là một dư âm xấu, nhưng sự thất bại của Hoa Kỳ không phải là một chiến thắng cho Trung Quốc. Tất cả chỉ là một siêu cường muốn binh lính của mình trở về nhà. Và Trung Quốc chỉ muốn một số tỷ suất sinh lời tích cực cho quốc gia để biện minh cho giấc mơ về một Con đường Tơ lụa mới.

Sơn Tùng

Tags:
Bình Luận

Tin khác

Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

(CLO) Mỹ hôm thứ Năm (18/4) đã ngăn Hội đồng Bảo an thông qua tư cách thành viên chính thức của Palestine tại Liên hợp quốc. Nhiều tiếng nói bất bình đã được đưa ra sau quyết định của Mỹ.

Thế giới 24h
UNICEF: Hơn 13.800 trẻ em thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel tấn công

UNICEF: Hơn 13.800 trẻ em thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel tấn công

(CLO) Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Catherine Russell cho biết, hơn 13.800 trẻ em đã thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel phát động cuộc chiến toàn diện ở lãnh thổ này.

Thế giới 24h
Núi lửa phun trào dữ dội ở Indonesia, người dân sơ tán và sân bay đóng cửa

Núi lửa phun trào dữ dội ở Indonesia, người dân sơ tán và sân bay đóng cửa

(CLO) Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh và sơ tán hàng trăm người sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội dung nham, đá và tro bụi trong nhiều ngày.

Thế giới 24h
Đức bắt hai người gốc Nga bị cáo buộc âm mưu phá hoại quân sự

Đức bắt hai người gốc Nga bị cáo buộc âm mưu phá hoại quân sự

(CLO) Hai công dân Đức gốc Nga đã bị bắt ở Đức vì bị cáo buộc âm mưu tấn công phá hoại, bao gồm cả các cơ sở quân sự của Mỹ, nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine, theo các công tố viên Đức cho biết vào thứ Năm.

Thế giới 24h
Hội đồng Bảo an sắp bỏ phiếu về tư cách thành viên của Palestine, Mỹ có thể sẽ phủ quyết

Hội đồng Bảo an sắp bỏ phiếu về tư cách thành viên của Palestine, Mỹ có thể sẽ phủ quyết

(CLO) Các nhà ngoại giao cho biết, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu vào thứ Sáu về yêu cầu của Palestine để trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc, điều mà đồng minh của Israel là Mỹ dự kiến sẽ ngăn chặn.

Thế giới 24h