Trung Quốc đẩy nhanh quá trình phá sản của các công ty mắc nợ lớn

Thứ hai, 15/03/2021 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà chức trách Trung Quốc đang cố gắng thể hiện khả năng quản lý khủng hoảng của mình trước thềm đại hội Đảng 2022.

Một chiếc máy bay của Tập đoàn HNA Group – một trong những công ty chuẩn bị tiến tới thủ tục phá sản Chongzheng do nhà nước Trung Quốc vạch ra. Ảnh: Reuters

Một chiếc máy bay của Tập đoàn HNA Group – một trong những công ty chuẩn bị tiến tới thủ tục phá sản Chongzheng do nhà nước Trung Quốc vạch ra. Ảnh: Reuters

Trung Quốc đang đẩy mạnh quá trình phá sản của các công ty mắc nợ nặng khi ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cố gắng chứng minh khả năng quản lý khủng hoảng của mình trước đại hội Đảng vào năm 2022.

Tập đoàn du lịch HNA Group và 5 công ty mắc nợ lớn khác có quan hệ với chính phủ hiện đang có khoản nợ tổng cộng 1,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (277 tỷ USD).

Một tòa án cấp cao ở tỉnh Hải Nam hôm thứ 4 tuần trước đã thông báo rằng hơn 300 công ty dưới sự điều hành của HNA sẽ đi đến thủ tục phá sản có tên là “chong zheng”, một loại hình phục hồi lại doanh nghiệp. Quy trình này cho phép một doanh nghiệp vạch ra các kế hoạch tổ chức lại trong khi tiếp tục đàm phán với các chủ nợ. Vì bản thân HNA cũng đang trong quá trình này, toàn bộ công ty dưới sự điều hành của HNA sẽ phải thực hiện  giai đoạn này.

Theo tiết lộ gần đây nhất, được đưa ra vào cuối tháng 6 năm 2019, HNA có khoản nợ tổng cộng 700 tỷ nhân dân tệ. Công ty hiện đang chuẩn bị kế hoạch tái cơ cấu phá sản chi tiết để trình bày tại cuộc họp với các ngân hàng và các chủ nợ khác vào tháng 4 tới.

Quy trình Chongzheng ngày càng được Trung Quốc áp dụng nhiều hơn để phục hồi các công ty mắc nợ nặng nề có sự tham gia của chính phủ. Một quan chức ngân hàng nước ngoài cho biết: “Các ngân hàng quốc doanh mạnh mẽ trung thành với ý định của chính phủ, và các ngân hàng khác khó có thể công khai phản đối điều đó”.

Huachen Automotive Group Holdings, một nhà sản xuất ô tô hàng đầu thuộc chính quyền tỉnh Liêu Ninh và là công ty mẹ của đối tác địa phương của BMW, cũng tham gia quy trình Chongzheng vào năm 2020 để phục hồi thông qua việc sáp nhập với 11 công ty trực thuộc tập đoàn. Hội nghị chủ nợ đầu tiên được lên kế hoạch vào ngày 20 tháng 4 theo một tòa án địa phương Liêu Ninh phụ trách vụ án.

Chính phủ chủ động giải quyết các công ty mắc nợ nhiều vì một số lý do. Ví dụ, nhu cầu ngăn chặn sự gia tăng thêm rủi ro tài chính đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong khi sự suy giảm thanh khoản tại HNA đã bắt đầu được báo cáo vào năm 2019, công ty này đã nhiều lần trì hoãn việc hoàn trả các khoản vay và mua lại trái phiếu.

Bên cạnh đó còn có thêm nhiều công ty khác cũng lâm vào tình trạng này. Nhà sản xuất chất bán dẫn Tsinghua Unigroup lớn nhất Trung Quốc và một số công ty Trung Quốc khác đã phát hành trái phiếu mệnh giá USD ở nước ngoài. Các vụ vỡ nợ liên tiếp đối với trái phiếu đã tạo ra hình ảnh Trung Quốc sa lầy vào nợ nần chồng chất và hạ thấp uy tín của đất nước, khiến đầu tư trái phiếu từ các nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang các vấn đề của chính phủ Trung Quốc và các ngân hàng chính sách do chính phủ hậu thuẫn.

Các khoản vỡ nợ đối với trái phiếu doanh nghiệp của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là hơn 180 tỷ nhân dân tệ vào năm 2020. Chúng vẫn ở mức cao, tổng cộng hơn 35 tỷ nhân dân tệ tính đến đầu tháng 3. Nhiều công ty đã rơi vào tình trạng khó khăn về thanh khoản, bao gồm cả Tập đoàn Công nghệ Sơn Đông Ruyi – một công ty từng được ca ngợi là đế chế kinh doanh của Trung Quốc.

Những vấn đề vỡ nợ này buộc phải được giải quyết vì lợi ích duy trì uy tín tín dụng của Trung Quốc.

Ngoài ra, giới lãnh đạo Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình mong muốn nhấn mạnh khả năng quản lý khủng hoảng của nước này. Guo Shuqing, Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc, đã nói với các phóng viên hồi đầu tháng rằng ngành ngân hàng sẽ tăng hơn nữa các khoản thanh toán các khoản nợ xấu vào năm 2021 từ 3,02 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2020.

Trong khi giải quyết các vấn đề nợ lớn, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh trong bài phát biểu chính sách hàng năm của ông tại khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào ngày 5 tháng 3 rằng “kiên quyết bảo vệ điểm mấu chốt để tránh bất kỳ rủi ro hệ thống nào xảy ra.”

Một nhiệm vụ cấp bách là xử lý các công ty đã trì hoãn trong các vấn đề cho vay. Trong số đó có Tsinghua Unigroup, công ty đã nhiều lần vỡ nợ kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổi lên vào mùa thu năm 2020 và các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang theo đuổi họ. Citicorp International đã đệ đơn kiện lên tòa án Hồng Kông vào cuối tháng trước để yêu cầu thanh toán 200 triệu USD tiền gốc và lãi suất 6,5% mỗi năm kể từ tháng 7 đối với trái phiếu mệnh giá USD mà Tsinghua Unigroup đã trì hoãn thanh toán lãi suất.

Trường hợp mới nhất về hồ sơ cho vay xấu là ở China Fortune Land Development. Nhà phát triển bất động sản niêm yết tại Thượng Hải, được đầu tư bởi Pingan Insurance, họ đã tiết lộ vào hôm thứ 4 rằng công ty mẹ và các công ty con của nó đã thêm 8,382 tỷ nhân dân tệ vào vỡ nợ. Tổng số tiền vỡ nợ của tập đoàn này đã lên tới 19,424 tỷ nhân dân tệ, khoảng 3 tỷ USD, bao gồm cả các khoản vay ngân hàng và tín chấp.

Christina Zhu, nhà kinh tế tại Moody's Analytics, cho biết: Mặc dù Trung Quốc tuyên bố phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch, nhưng sự phục hồi này lại không đồng đều, và sự mất cân đối về cơ cấu và những lo ngại về rủi ro gia tăng cần phải được giải quyết”.

Việc mục tiêu tăng trưởng GDP “trên 6%” của Bắc Kinh cho năm 2021, mặc dù sự đồng thuận dự kiến mở rộng lên đến 9%, là để lại dư địa để giải quyết vấn đề nợ. Bà nói: “Mặc dù củng cố sự phục hồi vẫn là ưu tiên cao nhất cho năm 2021, nhưng mục tiêu tăng trưởng thấp hơn sẽ giúp cho chính phủ có nhiều thời gian hơn để kiểm soát gánh nặng nợ và rủi ro tài chính ngày càng trầm trọng của đất nước.”

Huy Hoàng

Tin khác

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

(CLO) Mới đây, Savills Châu Á – Thái Bình Dương đã công bố Báo cáo khảo sát Prime Benchmark - Xác định quy chuẩn giá thuê do đơn vị này thực hiện. Báo cáo này đã cung cấp những thông tin về hoạt động của thị trường cho thuê tại nhiều thành phố khác nhau trong khu vực Châu Á.

Bất động sản
Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

(CLO) Là một kỹ sư xây dựng song anh Đặng Đại Dương (35 tuổi, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Ngoài vườn dâu ngọt hơn 1 ha, chàng kỹ sư trẻ còn sở hữu vườn nho lớn nhất Gia Lai, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi vàng SJC

Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi vàng SJC

(CLO) Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi giá vàng SJC khiến khoảng cách giữa hai thị trường lại được đưa xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm