Trung Quốc gấp rút tìm kiếm các nhà cung cấp sắt khi nguồn cung của mình cạn kiệt

Chủ nhật, 17/01/2021 10:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc đã nhìn thấy tiềm năng các mỏ ở nước ngoài với trữ lượng hàng tấn quặng sắt, nhưng hầu hết họ vẫn không thể tiếp cận được các nguồn cung này trong bối cảnh quan liêu và nguồn vốn hạn chế.

Với việc bổ sung các nguồn quặng sắt thay thế tiềm năng, Trung Quốc có thể thay thế từ 300 triệu đến 350 triệu tấn quặng sắt của Australia, nhưng điều này không dễ gì thực hiện được trong thời gian ngắn hạn. Ảnh: Getty Images

Với việc bổ sung các nguồn quặng sắt thay thế tiềm năng, Trung Quốc có thể thay thế từ 300 triệu đến 350 triệu tấn quặng sắt của Australia, nhưng điều này không dễ gì thực hiện được trong thời gian ngắn hạn. Ảnh: Getty Images

Giám đốc điều hành của nhà điều hành cảng Brazil Grao Para Multimodal, ông Paulo Salvador cho biết, có rất nhiều quặng sắt chất lượng chưa được khai thác ở miền bắc Brazil, nhưng sự quan liêu trong bộ máy hành chính và nguồn vốn hạn chế tại quốc gia này đã cản trở nỗ lực sản xuất sắt trong nhiều năm.

Trên khắp các bang Para, Piaui và Tocantins, có ít nhất ba mỏ với trữ lượng gần 10 tỷ tấn quặng sắt đã sẵn sàng để sản xuất, nhưng chúng vẫn tiếp tục không hoạt động, và ông nói thêm rằng những mỏ này chỉ là phần nổi của tảng băng quặng sắt ở Brazil.

Tuy nhiên, theo Salvador, với ý chí thương mại và nguồn lực tài chính, quặng sắt có thể được sản xuất từ ​​những mỏ này để tái cân bằng thị trường – nơi mà có ​​giá quặng sắt đang ở mức cao kỷ lục và để đáp ứng nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc. Có rất nhiều nguyên liệu thô để sử dụng, nhưng mấu chốt là ở khâu chiết xuất chúng.

Cuối năm ngoái, giá quặng sắt đạt gần 180 USD/tấn - mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2011 trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng tín dụng. Ngược lại, khi Trung Quốc vượt qua suy thoái kinh tế vào năm 2015, giá quặng sắt đã giảm xuống mức thấp 38 USD/tấn.

Với sự chồng chéo của cuộc xung đột chính trị ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc với Australia - hiện đã ở tháng thứ 9 - và mục tiêu của Bắc Kinh là giảm lượng khí thải carbon trong lĩnh vực thép phụ thuộc vào than khi đối mặt với các mục tiêu khí hậu, Salvador cho biết bây giờ là lúc Trung Quốc phải đa dạng  hóa nguồn cung quặng sắt của mình.

Theo Salvador: “Với việc mối quan hệ của Trung Quốc với Australia đang ngày càng xấu đi, tôi nghĩ rằng sẽ rất thú vị nếu Trung Quốc có càng nhiều lựa chọn thay thế càng tốt.”

Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào Australia về quặng sắt, quốc gia này đã nhập khẩu 60% tổng lượng quặng trong ít nhất sáu năm qua và khoảng 20% ​​đến từ Brazil.

Tuy nhiên, ngay trước khi năm 2020 kết thúc, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) đã nâng cao tham vọng đa dạng hóa của mình bằng cách công bố kế hoạch cải cách 5 năm bao gồm đầu tư nhiều hơn vào các mỏ quặng sắt ở nước ngoài và tăng cường sản xuất thép từ phế liệu.

Bộ cũng kêu gọi đa dạng hóa các nguồn kim loại sản xuất thép thay thế, bao gồm cả mangan và crom.

MIIT cho biết: “Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án quặng sắt lớn ở Tây Phi và Tây Australia, đồng thời cho biết thêm rằng hợp tác cũng sẽ được tăng cường với Nga, Kazakhstan, Mông Cổ, Campuchia và các nước láng giềng giàu tài nguyên khác.”

Bên cạnh đa dạng hóa, Trung Quốc cũng đã tìm cách hạ nhiệt nhu cầu của mình. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Xiao Yaqing, tại Hội nghị Công tác Thông tin và Công nghiệp Quốc gia năm 2021 vào tháng trước, đã yêu cầu ngành thép “kiên quyết” giảm sản lượng vào năm 2021.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, các cách chính của Trung Quốc để đa dạng hóa nguồn cung quặng sắt - bằng cách sử dụng nhiều thép phế hơn, mở các mỏ mới ở nước ngoài, tìm các nguồn nhập khẩu mới và tăng sản lượng quặng sắt trong nước - đang gặp nhiều trở ngại.

Rất ít người tin rằng quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới sẽ có thể loại bỏ sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp hiện tại, đặc biệt là Australia trước năm 2025 – khoảng thời gian kết thúc kế hoạch 5 năm mới được MIIT công bố.

Nhà phân tích quặng sắt Erik Hedborg của CRU Group cho biết: “Để thay thế mức nhập khẩu hiện tại thông qua đầu tư vào sản xuất mới là không thực tế, đặc biệt là trong vòng 5 năm.”

Dự báo sản lượng thép của Trung Quốc cho năm 2021 là con số khổng lồ 1,065 tỷ tấn, theo Viện Nghiên cứu và Quy hoạch Công nghiệp Luyện kim. Thông thường, một tấn thép cần ít nhất 1,5 tấn quặng sắt. Vì vậy, Trung Quốc sẽ cần nhập khẩu thêm khoảng 1,38 tỷ tấn quặng sắt để sản xuất khối lượng thép theo đúng mục tiêu đã đặt ra.

Điều này có nghĩa là, dựa trên tỷ lệ đóng góp hiện tại, Australia có khả năng cung cấp khoảng 700 đến 800 triệu tấn quặng sắt cho Trung Quốc trong năm nay, trong khi Brazil sẽ cung cấp khoảng 300 triệu tấn.

Sản lượng sản xuất quặng sắt trong nước của Trung Quốc đã giảm từ mức cao 400 triệu tấn vào năm 2014, chủ yếu là do các nhà sản xuất không chịu được chi phí cao và do mức phát thải lớn.

Các nhà phân tích nói rằng việc đẩy mạnh sản xuất trong nước dường như là một ngõ cụt cho phương án đa dạng nguồn cung sắt của Trung Quốc.

Do đó, một lựa chọn thông minh hơn đó là Trung Quốc ký các thỏa thuận với các nhà cung cấp sắt mới hoặc vận hành các mỏ mới ở các địa điểm nước ngoài.

Và Trung Quốc đã có một khởi đầu thuận lợi, khi các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào một thỏa thuận liên quan đến các phần của mỏ quặng sắt chưa được khai thác lớn nhất thế giới - mỏ Simandou khổng lồ ở Tây Phi Guinea với hàng tỷ tấn quặng sắt cao cấp.

Tuy nhiên, để Simandou bắt đầu hoạt động đòi hỏi phải xây dựng các cơ sở sản xuất và hậu cần quy mô lớn mới, điều này sẽ mất thời gian và có khả năng gặp trục trặc, giống như hầu hết các dự án khai thác lớn làm..

Và ngay cả khi nó hoạt động vào năm 2025, công suất tối đa khoảng 150 triệu tấn một năm của Simandou sẽ vẫn chỉ là một phần nhỏ trong thị phần toàn cầu do Australia và Brazil thống trị, Hedborg của CRU Group cho biết.

Các khoản đầu tư ra nước ngoài khác của Trung Quốc ngoài Simandou - chẳng hạn như Sino Iron và Karara ở Australia, mỏ Tonkolili ở Sierra Leone và Marcona ở Peru - có thể đóng góp tổng cộng khoảng 45 triệu tấn mỗi năm.

Đối với tham vọng tìm thêm các mỏ mới của Trung Quốc, trưởng nhóm nghiên cứu toàn cầu của IHS Markit về than, kim loại và khai thác, Tiến sĩ James Stevenson, cảnh báo rằng có thể mất nhiều năm để giấy phép được cấp, đặc biệt là ở các quốc gia có danh sách kiểm tra môi trường nghiêm ngặt. Sẽ rất khó để các thợ mỏ bắt đầu đào quặng sắt từ các dự án khai trường mới vào năm 2025, mặc dù điều đó có thể hợp lý trong dài hạn.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể tăng cường sản xuất thép từ phế liệu để giảm sự phụ thuộc của mình vào nguồn cung nước ngoài.

Nhưng ngay cả khi sản xuất thép từ phế liệu, quặng sắt vẫn là yếu tố cần thiết không thể thiếu trong quy trình sản xuất thép có chất lượng cao.

Nhìn hoàn toàn vào mục tiêu của Trung Quốc là đa dạng hóa nguồn cung sắt và không phụ thuộc vào Australia, mỏ Vale của Brazil cũng có khả năng ép ra thêm 100 triệu tấn quặng sắt để thay thế các lô hàng của Australia nếu nước này tiếp tục đạt hiệu suất cao nhất và tiếp tục với các kế hoạch mở rộng. Tuy nhiên, điều đó vẫn còn phải được xem xét thêm.

Với việc bổ sung các nguồn quặng sắt thay thế tiềm năng, Trung Quốc có thể thay thế từ 300 triệu đến 350 triệu tấn quặng sắt của Australia, nhưng điều này không dễ gì thực hiện được trong thời gian ngắn hạn. Và ngay cả khi nó thực hiện được, thì Trung Quốc vẫn phải cần đến một nửa nguồn cung quặng sắt của Australia.

Do đó, các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ vẫn phụ thuộc vào quặng sắt của Australia trong nhiều năm tới.

Huy Hoàng

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

(CLO) Theo Savills, một số dự án đã được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế, nên người mua cần xem xét kỹ, cân nhắc giá trị sử dụng và mức độ hợp lý của dự án.

Bất động sản