Trung Quốc gia nhập cuộc đua nóng bỏng sở hữu tên lửa mới với Mỹ và Nga?

Thứ ba, 19/10/2021 05:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều quốc gia được cho là đang tham gia vào một cuộc chay đua vũ trang mới, nhằm sở hữu một thế hệ tên lửa có nhiều tính năng tiên tiến hơn: Tên lửa siêu thanh.

Theo tờ Finacial Times, Trung Quốc đã thử nghiệm một phương tiện bay siêu thanh có khả năng hạt nhân từ quỹ đạo gần vào tháng 8, trong bối cảnh cuộc đua gia tăng đối với thế hệ vũ khí tầm xa tiếp theo khó bị phát hiện và đánh chặn hơn.

trung quoc gia nhap cuoc dua nong bong so huu ten lua moi voi my va nga hinh 1

Xe quân sự Trung Quốc mang tên lửa siêu vượt âm DF-17 đi ngang qua Quảng trường Thiên An Môn, trong cuộc diễu binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10 năm 2019 - Ảnh: REUTERS / Jason Lee

Trước đó, Mỹ và Nga đã tiến hành các cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh trong những tháng gần đây. Và Triều Tiên hồi tháng trước cho biết họ đã thử nghiệm một tên lửa siêu thanh mới được phát triển.

Tên lửa siêu thanh nguy hiểm thế nào?

Tên lửa siêu thanh di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh trong tầng khí quyển - tức khoảng 6.200 km/h. Tên lửa này chậm hơn so với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhưng hình dạng của một phương tiện bay siêu âm cho phép nó cơ động tới mục tiêu hoặc tránh xa các điểm phòng thủ.

Việc kết hợp phương tiện lướt với tên lửa có thể phóng nó một phần lên quỹ đạo - cái gọi là hệ thống bắn phá quỹ đạo phân đoạn (FOBS) - giúp loại bỏ các đối thủ về thời gian phản ứng và cơ chế phòng thủ truyền thống.

Ngược lại, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân trên quỹ đạo đạn đạo bay vào không gian nhưng không bao giờ đạt được quỹ đạo.

Cả Mỹ và Liên Xô đều nghiên cứu FOBS trong Chiến tranh Lạnh, và Liên Xô đã triển khai một hệ thống như vậy bắt đầu từ những năm 1970. Sao đó, nó đã bị loại bỏ khỏi biên chế vào giữa những năm 80. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có nhiều ưu điểm của FOBS - giảm thời gian phát hiện và không thể biết được nơi xảy ra cuộc tấn công - nhưng được coi là ít gây bất ổn hơn FOBS.

Ai đang dẫn đầu cuộc đua?

Tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Bảy (16/10) rằng Trung Quốc đã phóng một tên lửa mang theo một phương tiện bay siêu thanh bay xuyên không gian, bay vòng quanh địa cầu trước khi bay xuống mục tiêu mà nó đã bắn trượt khoảng hai chục dặm.

Mặc dù thông tin này được Bắc Kinh bác bỏ sau đó khi Trung Quốc nói rằng họ chỉ thử nghiệm một tàu vũ trụ để kiểm tra các công nghệ có thể tái sử dụng, nhưng với khả năng công nghệ tiến tiến bậc nhất hiện tại, việc Trung Quốc sở hữu loại tên lửa này cũng chỉ trong “một sớm, một chiều”.

Vào tháng 7, Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu thanh Tsirkon (Zircon), được Tổng thống Vladimir Putin giới thiệu là một phần của hệ thống tên lửa thế hệ mới. Moscow cũng lần đầu tiên thử nghiệm vũ khí này từ tàu ngầm.

Hồi cuối tháng 9, Mỹ cho biết họ đã thử nghiệm một loại vũ khí siêu thanh thở bằng không khí - nghĩa là nó có thể tự bay trong khí quyển như tên lửa hành trình - đánh dấu vụ thử thành công đầu tiên của loại vũ khí này kể từ năm 2013.

Vài ngày sau tuyên bố của Mỹ, Triều Tiên đã bắn một tên lửa siêu thanh mới được phát triển, gọi nó là "vũ khí chiến lược" giúp tăng cường khả năng phòng thủ của nước này, mặc dù một số nhà phân tích Hàn Quốc mô tả vụ thử là một thất bại.

trung quoc gia nhap cuoc dua nong bong so huu ten lua moi voi my va nga hinh 2

Một mô hình của hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh đối đất HD-1 được trưng bày tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Trung Quốc, hay Airshow China, ở Chu Hải, tỉnh Quảng Đông vào ngày 29 tháng 9 năm 2021 - Ảnh: Aly Song, Reuters

Vấn đề hiện tại là gì?

Các vụ thử gần đây là động thái trong một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm, trong đó các quốc gia châu Á nhỏ hơn đang nỗ lực phát triển các tên lửa tầm xa tiên tiến, bên cạnh các cường quốc quân sự.

Vũ khí siêu thanh và FOBS có thể là một mối lo ngại vì chúng có khả năng né tránh các lá chắn tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm.

Một số chuyên gia cảnh báo về việc các tên lửa gần giống như tên lửa mà Trung Quốc đã thử nghiệm vào tháng 8.

Jeffrey Lewis, chuyên gia tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân của Trung tâm James Martin có trụ sở tại Mỹ, trả lời báo cáo của Financial Times trên Twitter rằng: “Trung Quốc đã có khoảng 100 ICBM trang bị vũ khí hạt nhân có thể tấn công Mỹ”.

Ông nói, "mặc dù tên lửa siêu thanh là một cảm giác tuyệt vời... nhưng đây là một khái niệm cũ, mới được sử dụng như một cách để đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa".

Phan Nguyên (Theo Channelnewsasia)

Bình Luận

Tin khác

Liên hợp quốc: Thế giới lãng phí hơn 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày dù hàng trăm triệu người đang đói

Liên hợp quốc: Thế giới lãng phí hơn 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày dù hàng trăm triệu người đang đói

(CLO) Một báo cáo mới của Liên hợp quốc cho thấy hơn 1 tỷ bữa ăn bị lãng phí mỗi ngày trên toàn thế giới trong khi gần 800 triệu người đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói.

Thế giới 24h
Interpol: Lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á đã mở rộng ra toàn cầu, thu tới 3.000 tỷ USD mỗi năm

Interpol: Lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á đã mở rộng ra toàn cầu, thu tới 3.000 tỷ USD mỗi năm

(CLO) Người đứng đầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) hôm 27/3 cho biết các nhóm tội phạm buôn người và lừa đảo qua mạng đã mở rộng từ Đông Nam Á thành một mạng lưới toàn cầu với quy mô lên tới 3.000 tỷ USD mỗi năm.

Thế giới 24h
Công ty Anh hỗ trợ Ukraine trong cuộc đua UAV

Công ty Anh hỗ trợ Ukraine trong cuộc đua UAV

(CLO) Trong một nhà kho bí mật ở miền nam nước Anh, các kỹ sư tại Evolve Dynamics đang nghiên cứu công nghệ có thể giúp giữ cho máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine hoạt động trên bầu trời ngay cả khi bị gây nhiễu bằng phương pháp điện tử.

Thế giới 24h
Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư nói rằng thật "cực kỳ khó tin" rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng(IS) có khả năng tiến hành một cuộc tấn công vào phòng hòa nhạc ở Moscow vào thứ Sáu tuần trước khiến ít nhất 143 người thiệt mạng.

Thế giới 24h
Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

(CLO) Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin nói với các phi công quân sự hôm thứ Tư rằng nếu các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.

Thế giới 24h