Trung Quốc hưởng lợi ích gì sau khi nộp đơn xin gia nhập CPTPP?

Thứ tư, 22/09/2021 10:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc rất khó gia nhập được CPTPP, tuy nhiên, chỉ với việc nộp đơn, nước này đã nhận được các lợi ích trước mắt.

Lá thư “khẳng định”

Theo South China Morning Post, nỗ lực gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Trung Quốc có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi mối quan hệ kinh tế căng thẳng giữa nước này với các quốc gia thành viên như Australia, Nhật Bản và Canada.

trung quoc huong loi ich gi sau khi nop don xin gia nhap cptpp hinh 1

Trung Quốc chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP. Ảnh: Getty Images.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chỉ từ việc nộp đơn, cho thấy được Trung Quốc đã chứng minh họ sẵn sàng là một đối tác chiến lược và phát đi thông điệp cho Mỹ rằng Bắc Kinh sẽ không bị chèn ép.

CPTPP được hình thành dựa trên nền tảng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), từng được coi là một nỗ lực đối trọng với Trung Quốc của Mỹ tại khu vực. Tuy nhiên, sau khi chính Mỹ tự rút lui vào năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết đất nước của ông rất quan tâm đến việc tham gia CPTPP hồi tháng 11 năm ngoái.

Ngay sau khi Trung Quốc nộp đơn xin gia nhập, đã có những quan điểm trái chiều của 11 nước thành viên. Singapore và Malaysia, những quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Bắc Kinh, chào đón ý tưởng gia nhập của Trung Quốc.

Ở phe đối lập, Australia phản đối và cho biết chỉ chấp nhận khi Trung Quốc chứng minh được rằng nước này “luôn tuân thủ” các hiệp định thương mại quốc gia và giải quyết xong các bất đồng trong thương mại song phương. Nhật Bản cho biết cần xác định xem liệu Trung Quốc đã sẵn sàng “đáp ứng các tiêu chuẩn cực kỳ cao” của CPTPP hay chưa. Số các nước thành viên còn lại vẫn giữ im lặng về vấn đề này.

Ông Bryan Mercurio, chuyên gia về các hiệp định thương mại tự do và luật thương mại tại Đại học Trung Quốc (Hồng Kông), nhận định rằng việc nộp đơn có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm khẳng định mình “là một đối tác chiến lược cho tăng trưởng và phát triển, không phải là một kẻ bắt nạt hay đe dọa”.

Tuy nhiên, ông Bryan cũng cho rằng không có “cơ hội xa xỉ” nào cho việc Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách của mình để đáp ứng các tiêu chuẩn do CPTPP đề ra. Theo ông Bryan, Trung Quốc sẽ phải chật vật để đáp ứng mức cam kết cần thiết với CPTPP trong một số lĩnh vực, đặc biệt là trợ cấp doanh nghiệp nhà nước, thương mại kỹ thuật số và có thể cả trong lĩnh vực đầu tư.

“Ngày càng có nhiều người cho rằng Trung Quốc sẽ không thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế. Đây không phải là việc nhằm lấy tiếng tốt. Điều này có nghĩa rằng các bên khác sẽ do dự khi trao bất kỳ cơ hội nào lúc đàm phán”, ông Bryan nhận định.

CPTPP bao gồm các cam kết thương mại khắt khe hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) Trung Quốc và 14 quốc gia Ấn Độ-Thái Bình Dương khác đã ký hồi năm ngoái– bao gồm cả về lao động, môi trường, thương mại kỹ thuật số và doanh nghiệp nhà nước.

Việc nộp đơn của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi liên minh AUKUS của Mỹ, Anh và Australia được công bố, song Bắc Kinh liên tục phủ nhận sự liên quan.

Ông Bryan cho rằng lá đơn của Trung Quốc cũng có thể là một tác nhân buộc Tổng thống Mỹ Joe Biden phải xem xét lại chính sách thương mại, trong khi chính quyền của ông Biden vẫn chưa khởi động bất kỳ thỏa thuận thương mại lớn nào.

“Tôi từng cho rằng chính quyền Biden muốn đợi đến nhiệm kỳ thứ hai để xúc tiến các thỏa thuận thương mại lớn, song, không biết liệu kế hoạch đã có sự thay đổi chưa. Rủi ro là chính sách của Tổng thống Biden sẽ thậm chí đối nghịch với Trung Quốc”, ông Bryan chia sẻ.

“Cuộc chiến đầy thử thách”

trung quoc huong loi ich gi sau khi nop don xin gia nhap cptpp hinh 2

CPTPP được hình thành trên nền tảng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), từng được coi là một nỗ lực đối trọng với Trung Quốc của Mỹ. Ảnh: SCMP.

Một giáo sư giấu tên tại Bắc Kinh cho rằng rất khó có khả năng Trung Quốc sẽ đồng ý tuân theo các yêu cầu của CPTPP hoặc các nước thành viên sẽ tin tưởng Trung Quốc sẽ tuân theo các tiêu chuẩn đó dù đã cam kết.

“Rất có thể đây là một biện pháp ngoại giao, thay vì theo đuổi tính toán kinh tế dài hạn. Điều này cũng giống như cơ sở để ký Hiệp định Toàn diện về Đầu tư với Liên minh châu Âu. Có lẽ chính phủ Trung Quốc cảm thấy họ cần phải gửi thông điệp này tới Mỹ, rằng Trung Quốc không dễ bị áp lực”, vị giáo sư cho biết.

“Sẽ có sự phản đối lớn với việc Trung Quốc nộp đơn gia nhập khi Australia và Nhật Bản vốn đã có những hiềm khích với nước này”, ông cho biết thêm.

Một cố vấn của chính phủ Trung Quốc giấu tên cho biết CPTPP có thể giúp Bắc Kinh hướng tới “mức độ mở cửa cao” – cụm từ được giới lãnh đạo nước này nhấn mạnh nhiều lần.

“Bắc Kinh biết rõ việc gia nhập sẽ khó khăn. Tuy nhiên, việc nộp đơn gia nhập CPTPP cho thấy giới lãnh đạo Bắc Kinh có đồng thuận cao về sự phát triển của nước này. Trung Quốc vẫn còn tụt hậu trong một số lĩnh vực, song việc nộp đơn sẽ là một động lực để phát triển”, vị cố vấn cho hay.

Henry Gao, Phó giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore, cho rằng Trung Quốc từ lâu đã nghĩ đến việc gia nhập và đã nghiên cứu hiệp định từ năm 2013. Trong những tháng gần đây, nước này liên tục dỡ bỏ các rào cản thương mại và đầu tư, bất chấp những lo ngại về chiến lược “lưu thông kép” hướng nội.

Tuy vậy, ông Gao cho rằng Trung Quốc vẫn cần phải nỗ lực điều chỉnh để giải quyết tình trạng mất lòng tin giữa các nước như Australia và Canada.

“Do tình hình chính trị trong nước, Mỹ khó có thể sớm quay trở lại CPTPP. Đây cũng mở ra một cơ hội hoàn hảo để Trung Quốc gia nhập một hiệp định vốn được Mỹ lập nên để kiềm chế Trung Quốc”, ông Gao bình luận.

Su Quingyi, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Thế giới và Chính trị Trung Quốc, phân tích rằng Trung Quốc sẽ được hưởng lợi ích kinh tế khi tham gia CPTPP. Đó là tăng cường mở cửa và tham gia sâu hơn vào quản trị kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, vị này đánh giá, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn và cần phải thể hiện hành động cụ thể trong việc đạt được các tiêu chuẩn của CPTPP. Họ cũng phải nỗ lực về mặt ngoại giao để có được sự ủng hộ của các thành viên, nhằm nâng cao lòng tin và xóa tan nghi ngờ về khả năng tuân thủ.

Dù vậy, vị này đánh giá Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn và cần phải thể hiện hành động cụ thể trong việc đạt được các tiêu chuẩn của CPTPP. Nước này cũng phải nỗ lực hơn về mặt ngoại giao để có được sự ủng hộ của các thành viên, nhằm nâng cao lòng tin và xóa tan nghi ngờ về khả năng tuân thủ.

“Tuy vậy, vẫn còn nhiều thách thức lớn hơn trong giai đoạn đàm phán và đây sẽ là một cuộc chiến rất dài”, Su Quingyi nhấn mạnh.

Hương Vũ (Theo SCMP)

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô