Trung Quốc kêu gọi tẩy chay KFC vì “khuyến khích” lãng phí đồ ăn

Thứ sáu, 14/01/2022 20:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính quyền Trung Quốc kêu gọi người tiêu dùng tẩy chay chương trình khuyến mãi của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC vì lo ngại điều này sẽ khuyến khích lãng phí thực phẩm.

Mới đây, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC đã tung ra chương trình tặng quà khuyến mãi kỷ niệm 35 năm chuỗi thức ăn nhanh của Mỹ có mặt tại thị trường Trung Quốc.

trung quoc keu goi tay chay kfc vi khuyen khich lang phi do an hinh 1

Chương trình khuyến mãi của KFC vấp phải nhiều chỉ trích từ truyền thông và chính quyền Trung Quốc. Ảnh: South China Morning Post.

Cụ thể, khách hàng khi mua đồ ăn sẽ nhận được bốc thăm trúng thưởng một món búp bê trong một “hộp quà bí ẩn”. Phần quà là một trong số búp bê được KFC đặt nhà bán lẻ đồ chơi Pop Mart International Group thiết kế và sản xuất riêng.

Ngay sau khi được KFC triển khai, chương trình khuyến mãi này đã thu hút sự tham gia của đông đảo khách hàng và trở thành một trào lưu mới tại Trung Quốc. Nhiều bạn trẻ vì muốn chạy theo trào lưu này nên đã chi rất nhiều tiền mua sản phẩm để nhận sưu tầm được đầy đủ bộ sưu tập.

Theo Bloomberg, một khách hàng đã mua 106 suất ăn, với số tiền gần 10.500 nhân dân tệ (khoảng 1.650 USD), chỉ để nhận được toàn bộ phần quà trong chương trình khuyến mãi của KFC.

Truyền thông địa phương đưa tin, một số cá nhân còn trả tiền cho người khác ăn phần do họ tự mua. Thậm chí, họ đã ghi nhận được nhiều trường hợp chỉ trả tiền mua đồ ăn nhưng không sử dụng mà ném vào thùng rác.

Chính quyền lên tiếng

trung quoc keu goi tay chay kfc vi khuyen khich lang phi do an hinh 2

Nhiều thực khách sẵn sàng chi số tiền lớn mua đồ ăn tại KFC để sưu tập đủ phần quà. Ảnh: Getty Images.

Trong tuyên bố hôm 12/1, Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc (CCA - một tổ chức quốc gia do Chính phủ Trung Quốc giám sát) chỉ trích “rõ ràng chương trình khuyến mãi của KFC đang khuyến khích nhiều người lãng phí đồ ăn khi mua quá nhiều”.

“Với tư cách là một cửa hàng cung cấp thực phẩm, KFC lại khuyến khích việc tiêu thụ thức ăn hết sức lãng phí. Điều này vi phạm quy chuẩn đạo đức, chuẩn mực cũng như trái với tinh thần của chính sách”, CCA viết. Hiệp hội cũng kêu gọi các thực khách không nên “bị dụ dỗ hay đánh lạc hướng bởi nhãn hàng, từ đó gây lãng phí thực phẩm”.

Đại diện của Tập đoàn Yum China Holdings - công ty mẹ của KFC, cùng loạt chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh như Taco Bell và Pizza Hut tại Trung Quốc - vẫn chưa đưa ra phản hồi về vụ việc trên.

Các thương hiệu nước ngoài tại Trung Quốc thường xuyên chịu sự giám sát gắt gao của chính quyền địa phương. Nhiều thương hiệu lớn thậm chí bị ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và lãnh đạo công ty phải lên tiếng xin lỗi. Những cái tên lớn như Mercedes-Benz, Walmart và Intel đều đã được “xứng tên” trong năm ngoái.

Vào năm 2020, chính phủ Trung Quốc bất ngờ phát động chiến dịch nhằm cắt giảm lãng phí thực phẩm. Động thái này làm dấy lên nhiều đồn đoán về việc Trung Quốc đang thiếu nguồn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của 1,4 tỷ dân.

Không những vậy, Bộ Thương mại Trung Quốc vào đầu tháng 11 năm ngoái cũng thúc giục chính quyền các địa phương thực hiện tốt việc đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm và ổn định giá hàng hóa, đồng thời đưa ra cảnh báo sớm đối với bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chuỗi cung ứng.

Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh, các chính quyền địa phương nên mua tích trữ rau quả có thể bảo quản lâu dài và tăng cường củng cố mạng lưới vận chuyển khẩn cấp để đảm bảo các kênh phân phối hiệu quả, trơn tru. Ngoài ra, cơ quan này cũng yêu cầu các chính quyền địa phương kịp thời cập nhật thông tin liên quan đến giá cả, cung- cầu hàng hóa.

Những nghi ngờ ngày càng tăng khi giá thực phẩm và nhu yếu phẩm như rau, thịt.. tại Trung Quốc tăng đột biến trong thời gian qua. Nhiều người dân tỏ ra phẫn nộ khi lương bị cắt giảm trong khi lạm phát giá tăng mạnh.

Ngay sau đó, giới chức đã phải lên tiến khẳng định rằng Trung Quốc có nguồn dự trữ lương thực dồi dào.

Hương Vũ (Theo CNN, Bloomberg)

Tin khác

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

(CLO) Là một kỹ sư xây dựng song anh Đặng Đại Dương (35 tuổi, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Ngoài vườn dâu ngọt hơn 1 ha, chàng kỹ sư trẻ còn sở hữu vườn nho lớn nhất Gia Lai, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga tăng nhập khẩu xăng từ Belarus do nguồn cung trong nước sụt giảm

Nga tăng nhập khẩu xăng từ Belarus do nguồn cung trong nước sụt giảm

(CLO) Trong tháng 3, Nga đã tăng nhập khẩu xăng từ nước láng giềng Belarus nhằm giải quyết nguy cơ thiếu hụt tại thị trường nội địa do việc sửa chữa đột xuất các nhà máy lọc dầu sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, theo bốn nguồn tin công nghiệp và thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

(CLO) Reuters đưa tin, trích dẫn các tính toán dựa trên hồ sơ và báo cáo của loạt công ty, các công ty phương Tây đã rời khỏi thị trường Nga phải chịu khoản lỗ hàng lên tới 107 tỷ USD, đồng thời mất đáng kể doanh thu.

Thị trường - Doanh nghiệp