Trung Quốc lệnh cho các mỏ than tăng sản lượng khi tình trạng thiếu điện bùng phát

Thứ tư, 13/10/2021 13:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc đã ra lệnh cho các mỏ than của mình tăng cường sản xuất trong nỗ lực giảm bớt khủng hoảng điện năng, khi nước này phải xoay sở để cân bằng nhu cầu điện với những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.

Các nhà chức trách ở Nội Mông, tỉnh sản xuất than lớn thứ hai của Trung Quốc, đã yêu cầu 72 mỏ tăng sản lượng lên tổng cộng 98,4 triệu tấn, theo Securities Times và Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc, trích dẫn một tài liệu từ Cơ quan Quản lý Năng lượng Nội Mông. Các phương tiện truyền thông nhà nước cho biết, lệnh, được thông qua hôm thứ 5 vừa qua và có hiệu lực ngay lập tức.

trung quoc lenh cho cac mo than tang san luong khi tinh trang thieu dien bung phat hinh 1

Tình trạng thiếu điện đã lan rộng đến 20 tỉnh trong những tuần gần đây, buộc chính phủ Trung Quốc phải chia khẩu phần điện trong giờ cao điểm và một số nhà máy phải tạm ngừng sản xuất. Ảnh: Caixin.

Con số này tương đương với khoảng 30% sản lượng than hàng tháng của Trung Quốc, theo số liệu gần đây của chính phủ. Cơ quan năng lượng Nội Mông đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của CNN Business liên quan đến vấn đề này.

Theo như các phương tiện truyền thông đưa tin: “Lực lượng đặc nhiệm than của chính phủ sẽ thúc giục các công nhân khai thác tăng sản lượng mà không có sự thỏa hiệp, trong khi đội đặc nhiệm năng lượng sẽ yêu cầu các công ty phát điện đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện và sưởi ấm vào mùa đông cho nhân dân Trung Quốc.”

Một thương nhân ở Bắc Kinh cho biết: “Điều này chứng tỏ chính phủ Trung Quốc đang nghiêm túc trong việc tăng sản lượng than địa phương để giảm bớt tình trạng thiếu hụt điện nghiêm trọng.”

Tình trạng thiếu điện đã lan rộng đến 20 tỉnh trong những tuần gần đây, buộc chính phủ Trung Quốc phải chia khẩu phần điện trong giờ cao điểm và một số nhà máy phải tạm ngừng sản xuất. Những gián đoạn này đã khiến sản lượng công nghiệp giảm mạnh vào tháng trước và đè nặng lên triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc.

Tin tức về lệnh sản xuất thêm của chính phủ đã khiến giá than lao dốc vào thứ 6 tuần qua. Giá than nhiệt giao sau trên Sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu giảm tới 6,7%. Cổ phiếu của các công ty khai thác than và nhà sản xuất điện lớn của Trung Quốc cũng giảm mạnh. Yanzhou Coal Mining (YZCAY) giảm 11% tại Hong Kong. China Resources Power (CRPJY) giảm 12%.

Theo các tuyên bố riêng biệt của các nhà chức trách tỉnh vào tuần trước, lệnh này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi cơ quan kế hoạch kinh tế hàng đầu của Trung Quốc yêu cầu ba tỉnh sản xuất than lớn nhất của nước này - Nội Mông, Sơn Tây và Thiểm Tây - giao 145 triệu tấn than trong quý IV, để “sử dụng than cho sinh kế” không bị gián đoạn.

Những bước đi này nhấn mạnh những thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt khi nước này cố gắng cân bằng nhu cầu năng lượng của đất nước với việc Chủ tịch Tập Cận Bình thúc đẩy một Trung Quốc không phát thải carbon vào năm 2060.

Than là nguồn năng lượng chính của Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi để sưởi ấm, sản xuất điện và luyện thép. Năm ngoái, than đã chiếm gần 60% việc sử dụng năng lượng của đất nước. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguồn gây ra phát thải carbon chính của đất nước.

Đầu năm nay, Trung Quốc đã đóng cửa hàng trăm mỏ than - hoặc giảm sản lượng khai thác ở những mỏ đang hoạt động - trong bối cảnh quốc gia này đang thúc đẩy giảm lượng khí thải carbon. Trung Quốc cũng áp dụng các hạn chế đối với nhập khẩu than từ nhà cung cấp chính của mình là Úc, khi căng thẳng chính trị giữa hai quốc gia leo thang.

Kết quả là, nguồn cung than giảm mạnh, ngay cả khi nhu cầu tăng cao do tăng trưởng công nghiệp và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Điều đó đã khiến giá than tăng cao kỷ lục và dẫn đến tình trạng thiếu điện trên diện rộng.

Huy Hoàng (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô