Trung Quốc mở sàn giao dịch chứng khoán mới nhằm nâng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu

Thứ sáu, 10/09/2021 06:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc sẽ thành lập một sàn giao dịch chứng khoán mới ở Bắc Kinh, mang lại cho thủ đô và trung tâm chính trị của quốc gia này nhiều ảnh hưởng rộng hơn trong giới kinh doanh và tài chính toàn cầu.

trung quoc mo san giao dich chung khoan moi nham nang tam anh huong tren toan cau hinh 1

Đây cũng là lần thứ hai ông Tập đích thân công bố sáng kiến thị trường chứng khoán. Ảnh: Getty Images.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã công bố sẽ xây dựng sàn giao dịch có trụ sở tại Bắc Kinh tại một hội chợ thương mại quốc tế hôm thứ 5 tuần trước, và nói rằng ông muốn tạo ra một địa điểm cho các doanh nghiệp “định hướng dịch vụ” và “đổi mới”. Tuy nhiên, ông không cho biết chính xác khi nào sàn giao dịch này sẽ được thành lập.

Trung Quốc đã có hai sở giao dịch chứng khoán ở đại lục, nhưng chúng nằm ở Thượng Hải và Thâm Quyến, cách xa Bắc Kinh. Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải, được thành lập vào năm 1990, nắm giữ hầu hết các công ty có vốn hóa lớn, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và các công ty năng lượng. Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến có tỷ lệ nắm giữ các công ty công nghệ nhiều hơn và các công ty quy mô vừa hoặc nhỏ.

Ngoài ra còn có Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, nhưng sàn này phải tuân theo các hệ thống luật pháp và quy định của riêng mình và không chịu sự kiểm soát vốn của Bắc Kinh.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc tăng cường siết chặt quy định đối với các công ty tư nhân lớn. Bắc Kinh đã nỗ lực trong gần một năm để kiềm chế quyền lực và ảnh hưởng của các công ty trên.

Và quyết định thành lập thêm một sàn giao dịch chứng khoán này được công bố khi các công ty Trung Quốc phải đối mặt với các rào cản về quy định khi họ cố gắng huy động vốn ở thị trường Mỹ. Áp lực đang đến từ các nhà chức trách Trung Quốc, những người đang ngày càng khó chịu về việc các công ty công nghệ Trung Quốc niêm yết cổ phiếu của mình ở nước ngoài vì lo ngại liệu họ có thể cấp cho các chính phủ nước ngoài quyền truy cập vào dữ liệu người dùng nhạy cảm hay không.

Trong khi đó, các cơ quan quản lý của Mỹ đã tăng cường giám sát các đợt IPO của Trung Quốc và yêu cầu các công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường Mỹ phải tiết lộ chi tiết hơn về các rủi ro tiềm ẩn của họ.

Đây cũng là lần thứ hai ông Tập đích thân công bố sáng kiến thị trường chứng khoán. Vào năm 2018, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, ông đã công bố một hội đồng tập trung vào công nghệ cho các công ty khởi nghiệp trên Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải.

Việc thành lập Thị trường Ngôi sao nhằm mục đích thu hút đầu tư vào các công ty công nghệ cao của Trung Quốc và giúp nước này có được lợi thế trong cuộc cạnh tranh với phương Tây về công nghệ. Kể từ đó, hơn 300 công ty công nghệ đã niêm yết trên sàn chứng khoán Trung Quốc, với tổng vốn hóa thị trường hơn 4,7 nghìn tỷ nhân dân tệ (728 tỷ USD).

Chính phủ cũng đã thiết lập một hệ thống giao dịch đặc biệt ở Bắc Kinh vào năm 2013 để giao dịch cổ phiếu của các công ty không được niêm yết ở Thượng Hải hoặc Thâm Quyến. Hệ thống này được gọi là Sàn giao dịch và báo giá cổ phần quốc gia (NEEQ), và được biết đến rộng rãi với cái tên “Ban thứ ba mới” ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, NEEQ đã tụt hậu so với thị trường Thượng Hải và Thâm Quyến trong những năm gần đây, quy mô và tính thanh khoản bị thu hẹp. Hôm thứ 5 vừa qua, ông Tập đã cam kết cải tổ lại hoàn toàn hệ thống NEEQ.

Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC), cơ quan quản lý chứng khoán hàng đầu của nước này, sau đó đã giải thích rằng sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh mới sẽ được xây dựng trên đỉnh của NEEQ. Cơ quan quản lý cho biết thêm, các công ty được chọn từ NEEQ có thể đủ điều kiện để niêm yết trên sàn giao dịch Bắc Kinh.

CSRC cũng cho biết sàn giao dịch Bắc Kinh sẽ bổ sung cho các sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến và tập trung vào việc phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ “sáng tạo””.

Theo như CSRC, hệ thống IPO dựa trên đăng ký mà Trung Quốc đã thí điểm ở Thượng Hải hai năm trước sẽ được áp dụng cho các công ty muốn niêm yết trên sàn giao dịch mới. Hệ thống đó đòi hỏi các công ty phải tiết lộ nhiều hơn nữa về hoạt động của họ nhằm mục đích cải thiện tính minh bạch của thị trường và giảm bớt quá trình xem xét quy định kéo dài đối với các đợt IPO.

Huy Hoàng

Bình Luận

Tin khác

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

(CLO) Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Thế giới 24h
Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

(CLO) Semyon Eremin, phóng viên chiến trường của tờ báo Izvestia (Nga), đã thiệt mạng trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, theo tờ báo này đưa tin trên trang web của mình.

Thế giới 24h
Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

(CLO) Quân đội Ukraine tuyên bố rằng họ đã bắn hạ một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M của Nga vào thứ Sáu (19/4), sau khi "cỗ máy dội bom" này tham gia cuộc không kích tầm xa ở vùng Dnipropetrovsk thuộc miền trung Ukraine.

Thế giới 24h
Triều Tiên tuyên bố thử đầu đạn tên lửa hành trình 'siêu lớn'

Triều Tiên tuyên bố thử đầu đạn tên lửa hành trình 'siêu lớn'

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (20/4) cho biết, họ đã thử nghiệm một đầu đạn tên lửa hành trình “siêu lớn” và một tên lửa phòng không mới ở khu vực ven biển phía tây nước này.

Thế giới 24h
Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

(CLO) Một người đàn ông đã tự thiêu vào thứ Sáu (19/4) bên ngoài tòa án ở New York, nơi đang diễn ra phiên tòa lịch sử xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Động cơ của vụ việc chưa được làm rõ.

Thế giới 24h