Trung Quốc: Mục tiêu GDP xa vời, tăng trưởng QII/2022 ở mức thấp nhất trong 2 năm

Thứ ba, 05/07/2022 21:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo hãng tin SCMP, ngay cả phục hồi kinh tế thần tốc vào cuối năm 2022 sẽ không thể giúp Trung Quốc đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm.

Vào tuần tới, Trung Quốc dự kiến sẽ công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng quý chậm nhất trong hơn hai năm, khi chi phí do đại dịch Covid-19 và các biện pháp kiểm soát Covid-19 trong tháng 4 và tháng 5 đã được tính toán.

trung quoc muc tieu gdp xa voi tang truong qii 2022 o muc thap nhat trong 2 nam hinh 1

Các nhà phân tích ước tính GDP có thể tăng liên tục trong hai quý cuối năm 2022, nhưng sẽ không đạt được mục tiêu của chính phủ là khoảng 5,5%. Ảnh: Bloomberg.

Khó đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm

Theo nhà cung cấp dữ liệu Wind của Trung Quốc, GDP dự kiến sẽ tăng 1,4% so với một năm trước trong khung thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.

Mặc dù không quá thảm khốc như mức giảm 6,8% trong ba tháng đầu năm 2020 kể từ khi đợt bùng phát đầu tiên của đại dịch, thế nhưng đây cũng sẽ là mức tăng trưởng GDP hàng quý yếu thứ hai được ghi nhận kể từ năm 1992.

Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thú nhận rằng Trung Quốc có thể không đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra (5,5%) của chính phủ trong năm nay và mục tiêu thực tế cho QII/2022 chỉ là đạt được tăng trưởng tích cực.

Trong khi lo ngại về một cuộc suy thoái ngày càng sâu sắc ở Mỹ và châu Âu, Trung Quốc đã đưa ra bằng chứng cho thấy sự suy thoái của họ có thể đã đạt đến đỉnh điểm sau khi chính phủ dỡ bỏ một số hạn chế về đại dịch và triển khai trợ giúp kinh tế.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ngay cả cố gắng vực dậy nền kinh tế vào nửa cuối năm 2022 cũng không đủ để Trung Quốc đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm vì đại dịch Covid-19 và sự cạnh tranh với phương Tây đang nóng lên.

Các nhà phân tích dự đoán rằng GDP sẽ tăng trưởng tuần tự trong hai quý cuối cùng của năm 2022, nhưng tăng trưởng tổng thể sẽ ở mức 4,2%.

He Jun, nhà phân tích cấp cao của Anbound, một tổ chức tư vấn độc lập đa quốc gia, cho biết nước này nên xem xét kỹ càng các điều kiện tiên quyết quan trọng nhất cho sự ổn định kinh tế trong năm nay.

Điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc liệu Trung Quốc có thể thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tiêu dùng và đảm bảo sản xuất bình thường hay không, ông nói.

Theo Lu Ting, chuyên gia kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Nomura, Bắc Kinh có thể giữ nguyên chính sách zero-Covid cho đến tháng 3 năm 2023, với những sửa đổi nhỏ trong những tháng tiếp theo do áp lực kinh tế ngày càng tăng.

Được biết, chính quyền trung ương nước này đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát đối với cả du khách quốc tế đến và di chuyển trong nước vào cuối tháng 6.

Theo báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế Vĩ mô Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc cần tốc độ tăng trưởng GDP trên 4,6% trong năm nay để đáp ứng nhu cầu việc làm.

Nhóm nghiên cứu cho biết sự phục hồi kinh tế hiện tại của Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức lớn hơn so với năm 2020, chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng chỉ là 0,8% trong ba tháng qua.

Nhiều rủi ro tiềm ẩn

Báo cáo cho biết các rủi ro tiềm ẩn đang đe dạo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bao gồm: sự bùng phát trở lại của Covid-19, suy thoái kinh tế toàn cầu, hệ quả từ xung đột Nga-Ukraine kéo dài, lĩnh vực bất động sản suy thoái, xuất khẩu giảm mạnh và rủi ro tín dụng tại các công ty phi tài chính.

Xu Hongcai, Phó giám đốc Ủy ban chính sách kinh tế thuộc Hiệp hội Khoa học Chính sách Trung Quốc, cho biết tình hình bên ngoài đang có vẻ tồi tệ hơn đối với nền kinh tế Trung Quốc trong nửa cuối năm nay.

Ông nói, hàng xuất khẩu ra nước ngoài của Trung Quốc có thể giảm và Mỹ đang tăng gấp đôi áp lực để chống lại ảnh hưởng toàn cầu đang mở rộng của Trung Quốc, bao gồm cả thông qua Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ông nói: Giá năng lượng quốc tế tăng - vốn được khuếch đại bởi sự xung đột ở Ukraine - có thể tiếp tục đè nặng lên các công ty nhỏ của Trung Quốc và khiến công ăn việc làm của người dân nước này gặp rủi ro, vì nước này phụ thuộc nhiều vào dầu và khí đốt nhập khẩu.

Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với Trung Quốc cũng luôn ở mức thấp và nhiều công ty đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Nhiều tháng liền phong toả do Covid ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác đã dẫn đến việc các công ty nước ngoài liên tục kêu gọi nước này nới lỏng chính sách và cung cấp rõ ràng hơn về việc hoạch định chính sách của mình.

Các nhà chức trách Trung Quốc cũng đang trong tình trạng cảnh giác về tác động từ chính sách tiền tệ của Mỹ. Một số nhà phân tích đã nói rằng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát sẽ hạn chế khả năng của Trung Quốc trong việc thực hiện nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế.

Wang Yiming, một cố vấn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cũng đã đề xuất tăng tỷ lệ thâm hụt và phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt để giúp mở rộng chi tiêu của chính phủ.

Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 4,5% hàng năm vào tháng 6, tăng nhanh so với mức tăng 0,7% trong tháng 5, theo Wind.

Doanh số bán lẻ ước tính giảm 2,2%, mặc dù điều này sẽ thu hẹp hơn so với một tháng trước. Đầu tư vào tài sản cố định trong nửa đầu năm được dự báo sẽ giảm xuống 6,2%.

"Chúng tôi có khả năng đối phó với tất cả các những thay đổi bất ngờ để đảm bảo phát triển kinh tế ổn định, lành mạnh và bền vững", Ủy ban Cải cách Phát triển Quốc gia, cơ quan lập kế hoạch kinh tế hàng đầu của đất nước, cho biết vào cuối tháng trước.

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày mai (25/4).

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày mai, giá xăng trong nước sẽ hạ nhiệt ?

Ngày mai, giá xăng trong nước sẽ hạ nhiệt ?

(CLO) Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội dự báo, trong kỳ điều chỉnh ngày mai (25/4), giá xăng trong nước có thể giảm 250 - 300 đồng/lít, tùy loại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

(CLO) Ngày 22/4/2024, BSI - Tổ chức chứng nhận quốc tế hàng đầu của Vương quốc Anh đã trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018 cho các dòng/mã sản phẩm đang sản xuất tại Thép Hòa Phát Dung Quất. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính của Công ty.

Thị trường - Doanh nghiệp