Trung Quốc muốn xin gia nhập thêm hiệp ước kinh tế kỹ thuật số

Thứ tư, 03/11/2021 05:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA) hiện bao gồm các quốc gia Singapore, New Zealand và Chile, trong khi Canada cũng bày tỏ mong muốn tham gia.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã xác nhận kế hoạch tham gia hiệp ước của Trung Quốc trong bài phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nhà lãnh đạo (G20) tại Rome vào Chủ nhật vừa qua.

trung quoc muon xin gia nhap them hiep uoc kinh te ky thuat so hinh 1

Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết trong một bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nhà lãnh đạo (G20) tại Rome vào Chủ nhật rằng Trung Quốc sẽ đăng ký tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số để tăng cường hợp tác quốc tế về quy định kỹ thuật số. Ảnh: Xinhua.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết quốc gia này đã đăng ký tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA) vào hôm thứ 2 tuần này.

Trung Quốc cho biết thỏa thuận sẽ giúp sự hợp tác của Trung Quốc với các nước thành viên trong nền kinh tế kỹ thuật số trở nên chặt chẽ hơn.

Hiệp ước này hiện đang bao gồm các quốc gia thành viên như Singapore, New Zealand và Chile, trong khi Canada cũng đã bày tỏ mong muốn được tham gia vào hiệp ước.

Tuyên bố từ Bộ Thương mại Trung Quốc đẫ chính thức xác nhận bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình trong hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nhà lãnh đạo (G20) tại Rome vào hôm Chủ nhật tuần qua.

Chủ tịch Tập Cận Bình nói trong một bài phát biểu trực tuyến rằng: “Trung Quốc coi trọng hợp tác quốc tế về nền kinh tế kỹ thuật số. Trung Quốc sẵn sàng làm việc với tất cả các bên vì sự phát triển lành mạnh và có trật tự của nền kinh tế kỹ thuật số”.

Những người quen thuộc với kế hoạch cho biết vào tháng 7 rằng các quan chức Nhà Trắng đang thảo luận về các đề xuất cho một thỏa thuận thương mại kỹ thuật số bao gồm các nền kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương khi chính quyền tìm cách kiểm tra ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Những người ủng hộ cho một hiệp định như vậy đã gợi ý rằng nó có thể dựa trên các thỏa thuận hiện có trong khu vực, bao gồm cả DEPA. Hiện vẫn chưa rõ kế hoạch áp dụng DEPA của Trung Quốc sẽ có ý nghĩa gì đối với đề xuất này.

Vào tháng 9, Trung Quốc đã đệ trình một lá thư chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một hiệp ước thương mại từng bị Washington thúc đẩy như một cách loại trừ Bắc Kinh ra khỏi cuộc chơi.

Trước đó, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận này vào năm 2017, tuy nhiên, thỏa thuận đã kết thúc thành công vào năm 2018 với 11 bên ký kết có giá trị kinh tế tổng hợp trị giá khoảng 13% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

Một số thành viên Quốc hội Mỹ đã kêu gọi Mỹ tái gia nhập CPTPP hoặc tích cực hơn về ngoại giao thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Tập kêu gọi các quốc gia thảo luận và phát triển các quy tắc quốc tế về quản trị kỹ thuật số tôn trọng lợi ích của tất cả các bên và thúc đẩy một môi trường hoạt động cởi mở, công bằng và không phân biệt đối xử để phát triển kỹ thuật số.

Trước đây, Trung Quốc đã đề xuất một bộ quy tắc được thiết kế để ngăn các chính phủ nước ngoài có được dữ liệu được lưu trữ tại địa phương – đây là một phần trong nỗ lực thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho lĩnh vực kỹ thuật số.

Đồng thời, Mỹ cũng tăng cường nỗ lực hạn chế quyền tiếp cận của các công ty Trung Quốc vào dữ liệu cá nhân của người Mỹ, điều này có thể định hình lại nền kinh tế toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới.

Huy Hoàng (Theo SCMP)

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô