(CLO) Các siêu cường hàng đầu thế giới không hợp tác về quy tắc khai thác tài nguyên trong không gian vũ trụ.
Ai đặt ra luật? Ai tuân theo?
"Sẽ có một trật tự thế giới mới ở mặt trăng, và chúng tôi phải dẫn đầu", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói sau khi cuộc gây hấn của Nga ở Ukraine làm suy giảm địa chính trị toàn cầu. Thực sự, quá trình chuyển đổi đó đã và đang diễn ra, ở một nơi rất xa Trái đất.
Phi hành gia Trung Quốc Zhai Zhigang rời tàu vũ trụ Thần Châu-13 sau khi dành 6 tháng trên quỹ đạo. (Nguồn: Cai Yang / Xinhua / Getty Images)
Cũng giống như trong thời đại của Sputnik và Apollo hơn nửa thế kỷ trước, các nhà lãnh đạo thế giới một lần nữa đang chạy đua để đạt được sự thống trị trong không gian vũ trụ. Nhưng có một điểm khác biệt lớn: Trong khi Mỹ và Liên Xô đã xây dựng một bộ quy tắc chung tại Liên Hợp Quốc, thì lần này các siêu cường hàng đầu thế giới thậm chí không thể thống nhất về các nguyên tắc cơ bản để chi phối tương lai của hoạt động ngoài không gian.
Sự thiếu hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc khám phá không gian là đặc biệt nguy hiểm trong thời đại mà vũ trụ ngày càng đông đúc. Các tỷ phú như Elon Musk và Jeff Bezos cùng với các thị trường mới nổi như Rwanda và Philippines đang phóng ngày càng nhiều vệ tinh để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và khám phá các cơ hội thương mại.
Sự tranh đua thậm chí còn cao hơn khi nói đến Mỹ và Trung Quốc, những quốc gia đang dựng lên các rào cản kinh tế nhân danh an ninh quốc gia khi sự chia rẽ về ý thức hệ ngày càng gia tăng trong đại dịch, đàn áp chính trị và bây giờ là cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Việc hai cường quốc này không có khả năng hợp tác trong không gian dẫn đến nguy cơ không chỉ là chạy đua vũ trang mà còn xung đột về việc khai thác các nguồn tài nguyên có thể trị giá hàng trăm tỷ USD trên mặt trăng và các nơi khác.
Malcolm Davis, một cựu quan chức thuộc bộ quốc phòng Australia hiện đang nghiên cứu chính sách về không gian tại Viện Chính sách Chiến lược Australia ở Canberra, cho biết: “Mối quan tâm của chúng tôi ở phương Tây là ai đặt ra các quy tắc, đặc biệt là để tiếp cận các nguồn tài nguyên”.
Ông nói: “Rủi ro lớn nhất là bạn có hai bộ quy tắc trái ngược nhau. Bạn có thể có một công ty Trung Quốc trên mặt trăng vào những năm 2030 tuyên bố lãnh thổ với tài nguyên trên đó, giống như cách mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông”.
Theo Bloomberg, trung tâm của cuộc tranh chấp là Hiệp định Artemis do Hoa Kỳ soạn thảo, một bộ nguyên tắc không ràng buộc về mặt pháp lý để điều chỉnh hoạt động trên mặt trăng, sao Hỏa và hơn thế nữa.
Theo NASA, Sáng kiến này có cơ sở trong Hiệp ước Ngoài không gian năm 1967, tạo thành nền tảng cho nỗ lực của cơ quan vũ trụ nhằm đưa các phi hành gia lên mặt trăng trong thập kỷ này và bắt đầu các hoạt động khai thác các nguyên tố sinh lợi trên Mặt Trăng.
Cho đến nay, 19 quốc gia đã đồng ý ủng hộ các hiệp định, trong đó có 4 quốc gia là Romania, Colombia, Bahrain và Singapore ký kết ngay sau cuộc xung đột của Putin đã thúc đẩy nỗ lực cô lập Nga do Mỹ dẫn đầu.
Các hiệp định là một phần trong nỗ lực của chính quyền Biden nhằm thiết lập “một bộ tiêu chuẩn rộng rãi và toàn diện” cho không gian, Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết trong một bài phát biểu ngày 18/4 tại Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg, cách khoảng 250km về phía tây bắc Los Angeles.
Trung Quốc và Nga đã dẫn đầu phản đối các hiệp định, tuyên bố hợp tác không gian nhiều hơn vào đầu tháng 2 như một phần của quan hệ đối tác " không có giới hạn " khi Putin đến thăm Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh ngay trước khi xung đột bắt đầu. Họ đang cùng nhau xúc tiến một dự án thay thế trên mặt trăng mà họ nói là mở cho tất cả các quốc gia khác: Trạm Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế.
5.000 tấn than bằng 3 muỗng đất trên Mặt Trăng
Một trong những vấn đề chính của Trung Quốc đối với Hiệp định Artemis là điều khoản cho phép các quốc gia chỉ định các khu vực trên Mặt trăng là “vùng an toàn” - các khu vực trên bề mặt Mặt trăng mà các quốc gia khác nên tránh. Đối với người Mỹ và các đối tác Artemis của họ, các khu vực đặc quyền là một cách để tuân thủ các nghĩa vụ theo Hiệp ước Không gian, yêu cầu các quốc gia tránh “sự can thiệp có hại” vào không gian.
Một mô hình của trạm vũ trụ Tiangong của Trung Quốc. (Nguồn: Long Wei / Costfoto / Future Publishing / Getty Images)
Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, các vùng an toàn là những cuộc chiếm đất được ngụy trang mỏng manh, vi phạm luật pháp quốc tế. Bắc Kinh muốn việc quy tắc phải được giải quyết tại Liên Hợp Quốc, nơi họ có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ từ một nhóm lớn hơn các quốc gia mong muốn có quan hệ hữu nghị với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trung Quốc có lý do chính đáng để nghi ngờ những nỗ lực của Mỹ với không gian. Luật của Mỹ lần đầu tiên được thông qua vào năm 2011 ngăn cản hầu hết các tương tác của NASA với đối tác Trung Quốc và Mỹ đã ngăn Trung Quốc tham gia vào Trạm Vũ trụ Quốc tế - một động thái chỉ đơn giản là thúc đẩy Bắc Kinh xây dựng Trạm vũ trụ của riêng mình.
Lincoln Hines, một trợ lý giáo sư tại Trường Cao đẳng Chiến tranh Hàng không Hoa Kỳ, người đã nghiên cứu chương trình vũ trụ của Trung Quốc, cho biết: “Trung Quốc đã rời khỏi trật tự đó và đang đi theo con đường riêng của mình. Điều đó đặt ra thách thức là liệu bạn có thể có một hệ thống quy tắc nhất quán trong không gian vũ trụ hay không khi bạn có hai tầm nhìn khác nhau và không có bất kỳ sự hợp tác nào”.
Người đứng đầu chương trình không gian của Nga, Giám đốc Roscosmos Dmitry Rogozin, hồi cuối tháng 4 cho rằng Nga đã quyết định rời Trạm Vũ trụ Quốc tế vì các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga từ cuộc gây hấn Ukraine.
Trong khi chương trình không gian của Nga đã suy giảm trước cuộc chiến của Putin, Trung Quốc đang nhanh chóng tiến tới mục tiêu của ông Tập là tiệm cận với trình độ của Mỹ trong không gian. Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên gửi một tàu thăm dò đến vùng xa của Mặt trăng vào năm 2019 và năm ngoái, nước này trở thành quốc gia thứ hai sau Mỹ hạ cánh máy bay thám hiểm trên sao Hỏa.
Ngày 10/3, Trung Quốc phóng tên lửa Long March từ đảo Hải Nam, tỉnh Hải Nam để vận chuyển hàng hóa lên Tiangong, trạm vũ trụ mà Bắc Kinh có kế hoạch hoàn thành trong năm nay - khiến Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất vận hành trạm vũ trụ của riêng mình. Ngay tháng sau, ông Tập ra lệnh cho các quan chức xây dựng một bãi phóng tàu vũ trụ hàng đầu thế giới ở Hải Nam.
Michelle Hanlon, đồng giám đốc Trung tâm Luật Hàng không và Không gian tại Đại học Mississippi và là tổng biên tập của Tạp chí Luật Không gian cho biết: “Trung Quốc thực sự muốn được coi là NASA trong tương lai. Nước này muốn trở thành nhà lãnh đạo. Trung Quốc cảm thấy rằng đã đến thời của Trung Quốc”.
Không giống như Trái đất, mặt trăng có thể chứa một lượng lớn helium-3, một đồng vị có khả năng hữu ích như một chất thay thế cho uranium cho các nhà máy điện hạt nhân vì nó không có tính phóng xạ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc vào năm 2019 cho biết mặt trăng “đôi khi được gọi là Vịnh Ba Tư của hệ mặt trời” khi các chuyên gia tin rằng 5.000 tấn than có thể được thay thế bằng khoảng 3 muỗng heli-3.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Ngày 8/4, tại di tích Trung ương Cục miền Nam (thời kỳ 1961-1962, tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu), Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan.
(CLO) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này đã chuyển hồ sơ, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xử phạt Công ty cổ phần ASIA LIFE tổng số tiền hơn 224 triệu đồng với 4 hành vi vi phạm hành chính.
(CLO) Theo khảo sát của YouGov tại 7 quốc gia châu Âu, mức độ thiện cảm với Mỹ đã giảm từ 6 đến 28% kể từ khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào cuối năm 2024.
(CLO) Ngày 8/4, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An phát hiện một thi thể trôi dạt trên biển, gần khu vực xảy ra vụ chìm tàu cá NA-80209-TS vào giữa tháng 3 vừa qua.
(CLO) Ngày 8/4, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị lãnh đạo Bộ Quốc phòng về tổ chức quân sự địa phương sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện.
(CLO) Hai thiếu niên dùng ná cao su bắn chim trên đường cao tốc đã làm vỡ cửa kính thoát hiểm của hai xe ô tô khách khi đang di chuyển qua địa phận thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).
(CLO) Ngày 08/4, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã huy động lực lượng kịp thời giải cứu thành công một người phụ nữ bị đối tượng sử dụng súng khống chế trong phòng trọ tại địa bàn phường Hưng Định, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương.
(CLO) Ngày 8/4, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ tiếp nhận kinh phí hỗ trợ và phát động chiến dịch cao điểm 180 ngày thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
(CLO) Bất động sản công nghiệp, vốn được coi là ‘ngôi sao hy vọng’, luôn giữ vững đà tăng trưởng tốt trong suốt thời gian qua, là phân khúc nằm ngoài hiện trạng khó khăn chung của thị trường bất động sản, sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt nhất khi Mỹ áp thuế tới 46% hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Chiều 8/4, một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An), khiến 3 người đàn ông thiệt mạng trong lúc đào giếng.
Chuyến bay mang số hiệu VN9711 của Vietnam Airlines cất cánh tại sân bay Nội Bài lúc 13h00 ngày 8/4, vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar. Đây là lô hàng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gửi sang Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.
(CLO) Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng 12 VND/1 USD so với cuối tuần trước. Tại các ngân hàng thương mại, giá mua - bán USD tăng với biên độ phổ biến từ 87-160 VND so với phiên trước.
Ngày 4/4/2025, Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine (HNX: KSF) vừa công bố kế hoạch kinh doanh cho năm 2025 với những chỉ tiêu đầy tham vọng, đánh dấu bước ngoặt chiến lược của Tập đoàn trong giai đoạn phát triển mới.
Nhiều kỳ nghỉ đang chờ đón chúng ta trong tháng 4 này. Golfshow đã khám phá 1 khu nghỉ khu nghỉ dưỡng mới tại Hà Nam được phát triển theo hướng đa tiện ích – đa trải nghiệm. Tận dụng ưu đãi của thiên nhiên với núi với sông, khu nghỉ không chỉ phục vụ nhu cầu lưu trú, còn tích hợp hệ thống dịch vụ cao cấp như sân golf, spa, không gian tổ chức hội nghị, sự kiện, trung tâm giải trí, khu trò chơi cho trẻ em, đi thuyền thiên nga trên hồ Huyền Thoại. Và đặc biệt hoạt động là leo núi trekking khám phá đỉnh Bát Cảnh Tiên. Chỉ hơn 1 giờ lái xe từ Hà Nội là mọi người đã có thể có được hòa mình cùng thiên nhiên để tái tạo nguồn năng lượng mới.
Ngày 4/4/2025, tại trụ sở Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo – Phú Mỹ), Phú Mỹ và Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra bước phát triển mới trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực dịch vụ logistics trong ngành phân bón – hóa chất.
(CLO) Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động khó lường, Petrovietnam vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch tài chính quý I/2025. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 241.237 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ 2024; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 34.696 tỷ đồng, tăng 10%.